Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1 Nhóm giải pháp chung

a. Lựa chọn, quy t định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển hai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài ch nh địa phương

- ắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt đ ng tương ứng

Những năm tới, muốn chi NSNN đóng vai trò tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn, Hoà Vang cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp để có thể giảm bớt hoặc ng ng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách quy định.

Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể

đối phó với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác định các ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.

Khi xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và hoạt động, cần phải xem xét các yếu tố được miêu tả trong đoạn "Đánh giá và kiểm nghiệm tính khả thi của các hoạt động" và xem xét các dự án. Các yếu tố được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, tác đ ng trực tiếp: những đầu ra và các hoạt động trực tiếp đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đã xác định. Những hoạt động trực tiếp giải quyết được vấn đề hoặc cải thiện được tình hình phải được ưu tiên nhiều hơn. Những đầu ra và hoạt động chỉ giải quyết được một phần của vấn đề hay phụ thuộc vào những hoạt động và/hoặc các khoản chi tiêu t các cơ quan khác sẽ được ưu tiên ít hơn.

Thứ hai, khung thời gian: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ ba, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ tư, năng lực thực hiện: năng lực của các trung tâm chi phí cần được coi như là một yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và các hoạt động. Những trung tâm chi phí với năng lực thực thi cao hơn hoặc các đầu ra và hoạt động có nhu cầu nguồn vốn thực thi thấp hơn cần phải được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ năm, nhu cầu về vốn: một số hoạt động có thể có nhu cầu về vốn cao hơn ngay cả khi chúng là các hoạt động ít được ưu tiên hơn việc tu sửa nâng cấp các con đường hiện tại, nhưng nhu cầu về vốn để xây dựng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tu sửa lại con đường đó. Các hoạt động được ưu tiên nhiều có thể sẽ không cần các nguồn lực bổ sung.

- Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các hoạt đ ng, thay đổi trật tự ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất

Tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên các đầu ra và hoạt động để giảm bớt dự toán cho phù hợp với mức trần ngân sách. Bắt đầu với những đầu ra và hoạt động có mức độ ưu tiên thấp. Cần có đánh giá khả năng:

- Giảm số lượng các hoạt động sẽ được thực thi

- Giảm số lượng các đầu vào cho các hoạt động, nghĩa là tìm những khả năng thay thế tốn ít chi phí hơn.

- Hủy bỏ các hoạt động có mức độ ưu tiên thấp.

- Tìm kiếm các phương pháp thay thế để thực hiện các hoạt động. Ví dụ, mở rộng cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công không nhất thiết phải sử dụng nguồn NSNN.

- Chuyển giao các hoạt động cho khu vực tư nhân, cộng đồng hoặc tổ chức phi chính phủ.

- Áp dụng các loại phí để bù đắp các chi phí cung cấp dịch vụ.

Sau đó, sử dụng các biện pháp tương tự để đánh giá t ng hoạt động và đầu ra, bắt đầu t các hoạt động ưu tiên thấp nhất đến ưu tiên cao nhất. Cần tính đến việc loại tr hoặc giảm quy mô các đầu ra và các hoạt động được ưu tiên ít nhất.

- Đánh giá đầu ra và dự toán cho các hoạt đ ng

Quá trình đánh giá và giảm quy mô hoạt động có thể sẽ đòi hỏi phải được tiến hành vài lần trước khi có thể giảm chi phí nhằm phù hợp với mức trần ngân sách ban đầu. Vì sẽ phải thu thập thông tin về t ng hoạt động.

Các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ phải t bỏ thông lệ cũ là chỉ đơn thuần giảm toàn bộ ngân sách theo một t lệ phần trăm nhất định, để chuyển sang việc xác định những hoạt động cụ thể nào cần phải loại bỏ và/hoặc giảm bớt quy mô. Sau đó, việc giảm số lượng các hoạt động này phải

được biểu thị bằng các dự toán chi tiêu thấp hơn.

b. Các nhóm giải pháp hổ trợ hác

- Cải cách hành chính công

- Về quan điểm, Chính phủ không nên đảm đương mọi việc của xã hội mà cần chuyển bớt cho các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội thực hiện một số dịch vụ hành chính, phân định rõ ràng các nhiệm vụ

- Phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính quyền quản lý với các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý và điều hành mọi mặt của xã hội, trong đó có điều hành và quản lý kinh tế nơi sáng tạo ra của cải vật chất.

- Tách bạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp, phân định loại tổ chức sự nghiệp. Có thê xem xét giao một số đơn vị sự nghiệp cho dân chúng quản lý.

- Chuyên nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá cán bộ hành chính. Cán bộ cấp xã phải có trình độ chuyên môn là Trung cấp trở lên. Cán bộ cấp huyện trở lên phải có bằng đại học trở lên.

- Cải cách tài chính công

Tài chính công mà chủ đạo là NSNN bảo đảm nguồn vật chất để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. Nó v a là công cụ v a là mục tiêu của cải cách, nâng cao hiệu quả chi hành chính. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực rộng lớn và mang tính chuyên môn cao nên cần được nghiên cứu chi tiết hơn trong một đề tài khác. Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ xem xét đến như một công cụ mang tính hỗ trợ.

- Mọi khoản thu chi của mọi cấp chính quyền, tất cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp phải được thể hiện tập trung trong hệ thống NSNN. Cấm cấp chính quyền cơ sở tự định ra các khoản thu để tạo các quỹ chi tiêu ngoài ngân sách bất kể là khoản chi gì.

trong một ngân sách thống nhất và duy nhất.

- Khuyến khích các đơn vị vay t công chúng (phát hành trái phiếu đô thị) để đầu tư nâng cấp bộ mặt đô thị trong đó chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư.

- Đầu tư t ngân sách phải phản ánh được những ưu tiên mang tính chiến lược của đất nước.

- Chuyển t ngân sách mua sắm (ngân sách đầu vào) sang ngân sách đầu ra

- Chuyển t ngân sách hàng năm sang ngân sách trung hạn. Điều này tạo ra một số điểm tích cực như: củng cố khả năng phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn, tiết kiệm thời gian và công sức cho khâu soạn lập ngân sách, cho phép đơn vị thụ hưởng chủ động bố trí ngân sách mà vẫn đạt hiệu quả.

- Đào tạo đ i ngũ cán b điều hành ngân sách

Cán bộ luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đề không phải là ở số lượn mà chính là chất lượng cán bộ. Chất lượng cán bộ thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (thái độ trong công việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tự bồi dưỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc được giao, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hoàn thiện sai sót, tác động ra bên ngoài của việc hoàn thành công việc được giao,…)

Một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý.

- Phân loại cán bộ nhà nước: cán bộ hành chính, cán bộ sự nghiệp và chuyên viên để có chính sách sử dụng phù hợp.

- Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của t ng bộ phận, t ng công chức trong mối đơn vị. Những chỉ tiêu này phải được thảo luận, thông qua và công bố minh bạch. Việc đánh giá hoạt động nói trên phải tiến

hành thường xuyên, định kỳ và phải gắn với chế độ khen thưởng, k luật hoặc đề bạt. Tuyệt đối tránh hiện tượng làm theo phong trào.

- Hạn chế tình trạng “nay người này mai người khác” khi tham dự các khoá tập huấn phục vụ chương trình/dự án cấp quốc gia. Phần lớn đơn vị tham gia theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên và xem đây là nhiệm vụ bán chính thức nên không có chính sách cụ thể đổi với các cán bộ được đề cử. Điều này ảnh hưởng rất nhiều dến tiến độ và chất lượng của các chương trình/dự án, nhất là những dự án quốc tế tài trợ.

- Tăng cường hiệu lực giám sát của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội và người dân đối với công chức. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi hành vi của công chức đều được giám sát hiệu quả.

- Thường xuyên củng cố hoạt động quy hoạch cán bộ. Xây dựng kế hoạch khả thi đào tạo đội ngũ kế cận ở trong và ngoài nước.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách

Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi ngân sách,quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng như báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho UBND huyện và Sở Tài chính thành phố để lãnh đạo,điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn một cách kịp thời,có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của thành phố.

- Tăng cường công tác công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Kiểm tra, thanh tra tài chính là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong công tác quản lý tài chính. Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài

chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ, quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thóat vốn như: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách phường.

- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Phải đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khăn,ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển

Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của huyện, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn.

Cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đọan v a qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường học, việc thực hiện đề án tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học dạy ngày 2 buổi…T đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án,công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.

Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Để tránh lãng phí trong đầu tư khâu đầu tiên cần phải chú ý đó là xác định chính xác nhu cầu đầu tư, chủ đầu tư cần xác định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắt khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của UBND huyện như Phòng Tài chính Kế hoạch, Ban Quản lý công trình xây dựng cơ bản, Kho bạc nhà nước về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản

vẽ thi công, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, công tác kiểm soát thanh toán, công tác quyết toán. Trong đó vấn đề các đơn vị thi công quan tâm nhất là việc quy định và niêm yết công khai các loại hồ sơ, chứng t mà các chủ đầu tư cần phải có khi giao dịch và thời gian giải quyết các công việc đó.

Chấp hành nghiêm túc luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đối với các công trình có giá trị xây lắp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)