8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước
a. Khái niệm KBNN
Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (NXB từ điển Bách khoa Hà Nội – 2001), Kho bạc (Treasury) là cơ quan thuộc hệ thống tài chính Nhà nước, cĩ chức năng nhiệm vụ chủ yếu: quản lý quỹ NSNN; thực hiện những nghiệp vụ
tài chính như thu, chi các khoản thu, chi của NSNN, kể cả phát hành và trả nợ cơng trái, tín phiếu kho bạc, vay nợ ngắn hạn hay dài hạn của ngân hàng phát hành để bù đắp thiếu hụt của NSNN. Quản lý tập trung và bảo quản các dự trữ tài chính quốc gia như vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ.[38Tr243]
Căn cứ vào các văn bản pháp lý hiện hành, KBNN Việt nam được định nghĩa là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế tốn Nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
b. Các mơ hình KBNN trên thế giới
Trên thế giới cĩ các mơ hình KBNN tiêu biểu sau đây:
- Mơ hình thứ nhất, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Trung ương, theo mơ hình này thì trong bộ máy của Ngân hàng trung ương cĩ một đơn vị làm nhiệm vụ quản lý Quỹ NSNN, đặc trách theo dõi và giúp Bộ Tài chính quản lý các khoản thu, chi NSNN, phối hợp với Vụ NSNN của Bộ Tài chính làm nhiệm vụ kế tốn và quyết tốn NSNN.
Mơ hình này trước đây được áp dụng ở các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên xơ (cũ); Trung Quốc, các nước Ðơng Âu và Châu Phi, hiện nay mơ hình này hầu như khơng cịn tồn tại.
- Mơ hình thứ hai, Kho bạc là cơ quan trực thuộc Chính phủ, theo mơ hình này Kho bạc Nhà nước là một cơ quan ngang Bộ thường được gọi là Bộ Ngân khố hay Tổng nha ngân khố.
Nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước theo mơ hình này là: Quản lý tài sản của Nhà nước; thực hiện thu, chi NSNN; hạch tốn kế tốn các nghiệp vụ tài chính, lập cân đối thu chi tiền tệ; phát hành tiền; quản lý nợ quốc gia;
quản lý các loại tài sản quý hiếm; phát hành trái phiếu, tín phiếu Nhà nước. Mơ hình này được áp dụng ở các nước như: Mỹ, Anh, Canada, Australia,...
Ngồi ra, cĩ một phiên bản khá đặc biệt của mơ hình này tồn tại ở một số nước thuộc khu vực Trung Cận Ðơng và Tây Á.. , Thổ Nhĩ Kỳ, Theo đĩ, ngồi một số Bộ được gọi là 'siêu bộ' như Tài chính, Ngoại giao, Quốc phịng, các cơ quan cịn lại được phân thành các nhĩm để hình thành các Bộ 1, Bộ 2, Bộ 3 của Chính phủ. Theo mơ hình này, Bộ 1 của Chính phủ gồm cĩ các cơ quan Ngân hàng Nhà nước, KBNN, Thương mại, Kế hoạch - Thống kê.
Mơ hình thứ ba, Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính hoặc (Bộ Kinh tế - Tài chính), theo mơ hình này Kho bạc Nhà nước là một bộ phận của Bộ Tài chính, chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN theo mơ hình này là: Thực hiện các nhiệm vụ tập trung các khoản thu thuế, phí vào ngân sách, kiểm sốt việc chi trả từ NSNN; xắp sếp điều hịa các khoản chi NSNN; kiểm tra giám sát việc sử dụng cơng quỹ, quản lý các khoản nợ trong nước và nợ nước ngồi.
Mơ hình này được áp dụng ở phần lớn các nước ở Châu Âu, điển hình là Pháp, Ðức,.. và các nước ở Ðơng Nam Á như Indonexia, Malayxia, Thái Lan. Kho bạc Nhà nước cịn cĩ tên gọi khác như Vụ quản lý tài chính cơng, Vụ Kế tốn cơng, trong đĩ cĩ các nghiệp vụ quản lý quỹ NSNN, kế tốn và quyết tốn NSNN, quản lý nợ cơng.
Cĩ thể nĩi rằng Kho bạc Nhà nước ở các nước ra đời khá sớm, hầu hết được chia tách và phát triển từ cơ quan Tài chính, chuyên mơn hĩa cơng tác quản lý NSNN và mơ hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của KBNN ở các nước tùy vào điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống KBNN được xây dựng theo mơ hình thứ ba, nghĩa là KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. KBNN được được tổ chức thành
hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương (gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện), theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
c. Lịch sử hình thành KBNN Việt Nam
Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hồ (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo Sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,...
Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hĩa tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện vai trị là 3 trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh tốn trong nền kinh tế quốc dân, vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha Nhân khố bao gồm các cơng việc như chấp hành quĩ NSNN, tập trung các nguồn thu của NSNN, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi NSNN theo lệnh của cơ quan Tài chính, làm nhiệm vụ kế tốn thu, chi quỹ NSNN, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kim khí đá quý.
Những năm cuối của thập kỷ 90, cơng cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và tồn diện. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã cĩ sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề cĩ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước được
chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia.
Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HÐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ Tài chính đã cĩ đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/9189); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng cĩ hiệu quả.
Trải qua hơn 25 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khĩ khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với tồn ngành tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, gĩp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Cĩ thể khẳng định rằng hệ thống kho bạc nhà nước đã đĩng gĩp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hố nền tài chính quốc gia thơng qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế tốn, thơng tin Kho bạc Nhà nước đã đảm bảo cung cấp thơng tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung
ương và chính quyền địa phương, gĩp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN.
Những kết quả đã đạt được qua quá trình hình thành và phát triển, Kho bạc nhà nước đã khẳng định chủ trương đúng đắn của ðảng, Chính phủ trong cơng cuộc đổi mới tài chính tiền tệ. Kho bạc Nhà nước đã phát triển đúng định hướng, từng bước xác lập vai trị, vị thế của mình trong hệ thống quản lý tài chính NSNN. Sự hình thành, ra đời và phát triển của hệ thống KBNN đã trải qua các thới kỳ: “Xây dựng, củng cố, ổn định và phát triển " trong những năm đầu; “Tiếp tục duy trì sự ổn định để phát triển" trong những năm tiếp theo; “Hồn thiện chức năng, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, mở mang sự nghiệp" ở những năm đầu của thế kỷ 21; đến nay sau hơn 25 năm hệ thống KBNN đang ở thời kỳ “Duy trì ổn định, hồn thiện chức năng, hiện đại hố cơng nghệ, phát triển nguồn nhân lực”. Lịch sử ngành KBNN cho thấy, dù ở thời kỳ hay giai đoạn nào đi nữa đều địi hỏi mỗi cán bộ của hệ thống phải nỗ lực phấn đầu, nêu cao tinh thần đồn kết vốn cĩ để cùng nhau xây dựng hệ thống KBNN với mục tiêu lâu dài là “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động để phát triển tồn diện và bền vững trên cơ sở hồn thiện chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý tài chính cơng và cải cách hành chính quốc gia, xây dựng nền cơng nghệ kho bạc nhà nước hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao”.