Phân loại hệ thống điểm dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 74 - 91)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ TRÊN

4.2.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư

4.2.2.1. Kết quả phân loại một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư

Vấn đề phân loại hệ thống điểm dân cư là rất cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Trong quá trình phân loại có thể thấy được đặc điểm, tính chất quy mô của từng điểm dân cư, từ đó xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, xác định được các điểm dân cư nào đóng vai trò là trung tâm xã, trung tâm cụm xã giữ chức năng quyết định tới sự phát triển của hệ thống dân cư. Căn cứ vào kết quả loại bằng cách đánh giá các tiêu chí để định hướng mục tiêu nâng cấp cả về quy mô và tính chất của các điểm dân cư đó, phấn đấu đưa chất lượng của điểm dân cư ngày càng được nâng cao, hoàn thiện về hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố văn hoá môi trường. Kết quả phân loại 9 nhóm tiêu chí được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả phân loại một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư

Chỉ tiêu Kết quả đánh giá

Số điểm dân cư Tỷ lệ Nhóm A: Đánh giá điểm dân cư theo vai

trò, ý nghĩa 329 100

A1 28 8,51

A2 56 17,02

A3 98 29,79

A4 147 44,68

Nhóm B: Đánh giá điểm dân cư theo quy

mô diện tích 329 100

B1 1 0,3

B2 2 0,61

B3 70 21,28

B4 256 77,81

Nhóm C: Đánh giá điểm dân cư theo qui

mô dân số 329 100

C1 34 10,33

C2 105 31,91

C3 168 51,06

C4 22 6,7

Nhóm D: Đánh giá điểm dân cư theo hạ

tầng kỹ thuật 329 99,99

D1 172 52,28

D2 53 16,11

D3 48 14,59

D4 56 17,02

Nhóm E: Đánh giá điểm dân cư theo hạ

tầng nhà ở 329 100

E1 64 19,45

E2 146 44,38

E3 116 35,26

E4 3 0,91

Nhóm F: Đánh giá điểm dân cư theo hạ

tầng xã hội 329 100

F1 97 29,48

F3 12 3,65

F4 47 14,29

Nhóm G: Đánh giá điểm dân cư theo trình

đô dân trí 329 100

G1 220 66,87

G2 93 28,27

G3 10 3,04

G4 6 1,82

Nhóm H: Đánh giá điểm dân cư theo cơ

cấu lao động 329 100,01

H1 52 7,9

H2 30 8,21

H3 34 15,81

H4 213 68,09

Nhóm I: Đánh giá điểm dân cư theo văn

hóa 329 100

I1 196 59,57

I2 33 10,03

I3 32 9,73

I4 68 20,67

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

* Chỉ tiêu nhóm A: Vai trò, ý nghĩa của điểm dân cư Nhóm chỉ tiêu này phân làm 4 cấp, trong đó:

- A1: Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của huyện và trở lên. Có 28 điểm chiếm 8,51% tổng số điểm dân cư. Các điểm dân cư này là các trung tâm xã và thị trấn

- A2: Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến thị trấn, trung tâm cụm xã. Đây là những điểm trung tâm xã, trung tâm cụm dân cư có vị trí thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có điều kiện phát triển kinh tế tương đối. Nhóm này có 56 điểm dân cư chiếm 17,02% tổng số điểm dân cư.

- A3: Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội trong phạm vi từng xã, hoặc một số điểm dân cư lân cận. Điểm dân cư này nhóm này có 97 điểm chiếm 29,79% tổng số điểm dân cư.

- A4: Điểm dân cư nằm rải rác, có quan hệ phụ thuộc với các điểm dân cư trung tâm. Tổng số điểm dân cư loại này là 147 điểm, chiếm 44,68% tổng số điểm dân cư.

* Chỉ tiêu nhóm B: Quy mô diện tích của điểm dân cư, đánh giá chỉ tiêu này để xác định khả năng bố trí quỹ đất cho phát triển dân cư.

Theo nhóm chỉ tiêu này, có 77,81% tổng số điểm dân cư có quy mô diện tích nhỏ hơn 10 ha, cho thấy quy mô đất đai của các điểm dân cư huyện Giao Thủy có nhiều điểm rất nhỏ và manh mún. Nhóm điểm dân cư có diện tích từ 10 – 15 ha chiếm 21,28%. Các điểm dân cư có quy mô lớn hơn chỉ chiếm 0,61% tổng số điểm dân cư và có 01 điểm dân cư >25ha, chiếm 0,3%.

Những điểm dân cư thuộc khu vực nông thôn có quy mô diện tích lớn hơn các điểm dân cư đô thị.

* Chỉ tiêu nhóm C: Quy mô dân số trong điểm dân cư. Để xác định nhu cầu đất ở trong tương lai.

Các điểm dân cư trong huyện có quy mô dân số cao hơn 900 dân chiếm 10.33%, dưới 300 dân chiếm 6,7% còn lại ở mức trung bình.

* Chỉ tiêu nhóm D: Hệ thống giao thông trong điểm dân cư, mục đích đánh giá để xác định được chất lượng các công trình giao thông, khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.

Với nhóm chỉ tiêu này, đánh giá mức độ cứng hóa hệ thống đường giao thông. Trong đó, vẫn còn 56 điểm dân cư đường ngõ xóm còn trong tình trạng lầy lội, chiếm tới 17,02% tổng số điểm dân cư. Trong giai đoạn tới việc cứng hóa hệ thống đường làng ngõ xóm cần được quan tâm để nâng cao đời sống của nhân dân.

* Chỉ tiêu nhóm E: Hạ tầng nhà ở trong điểm dân cư, để đánh giá về chất lượng công trình nhà ở và kiến trúc cảnh quan của từng điểm dân cư.

Huyện Giao Thủy đã cơ bản xóa được nhà tạm chỉ còn 3 điểm dân cư có nhà tạm >10% chiếm 0,91% tổng số điểm dân cư, tập trung ở các xã nội đồng và các xã ven biển. Ở các vùng phát triển thì tình trạng nhà lán, nhà tạm không còn thay vào đó là các kiểu kiến trúc hiện đại (nhà biệt thự, nhà cao tầng…).

* Chỉ tiêu nhóm F: Hạ tầng xã hội trong điểm dân cư, đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống trong các điểm dân cư.

Về hạ tầng xã hội ở các điểm dân cư ở mức trung bình, trong đó hầu hết các điểm dân cư đều có điện chiếu sáng, tỷ lệ dùng điện thoại ngày càng nhiều. Vấn đề dùng nước hợp vệ sinh đạt (90-100%) số hộ và đang tiến tới sử dụng nước sạch..

Cơ cấu lao động phản ánh mức độ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong địa bàn huyện. Những điểm dân cư có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…) thì tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, cơ cấu lao động có sự thay đổi (lao động nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và lao động phi nông nghiệp tăng lên). Tuy nhiên sự chuyển dịch này chưa cao, toàn huyện vẫn còn 213 điểm dân cư có tỷ lệ lao động nông nghiệp trên 65% chiếm 64,74% tổng số điểm dân cư.

* Chỉ tiêu nhóm I: Tỷ lệ hộ trong điểm dân cư đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

Để nâng cao đời sống nhân dân, việc xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa đang được các địa phương triển khai thực hiện mạnh mẽ. Hiện nay, có 59,57% số điểm dân cư có hộ đạt gia đình văn hóa trên 70%.

4.2.2.2. Phân loại điểm dân cư và kết quả phân loại điểm dân cư

Bảng 4.9. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Điểm dân cư loại

1 2 3

1. Tổng số điểm dân cư Điểm 329 98 161 70

2. Tổng diện tích đất điểm dân cư ha 2.393,21 916,85 1038,12 438,24

3. Tổng diện tích đất ở ha 1210,23 445,3 530,37 234,56

4. Tổng dân số Người 188903 67183 89184 32536

5. Quy mô hộ Người/Hộ 3,12 3,11 3,15 3,06

6. Tổng số hộ Hộ 60.560 21.609 28.333 10.618

7. Một số chỉ tiêu bình quân

- Diện tích đất khu dân cư/một

điểm dân cư Ha 7,27 9,36 6,45 6,26

- Số dân/ một điểm dân cư Người 574 685 553 465

- Số hộ/một điểm dân cư Hộ 184 220 176 152

- Diện tích đất khu dân cư/hộ m2

395,18 424,29 366,4 412,73

- Diện tích đất ở/hộ m2

199,84 206,07 187,19 220,91

- Diện tích đất khu dân

cư/người m2 126,69 136,47 116,4 134,69

- Diện tích đất ở/người m2

Trên cơ sở phân cấp các chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư, tiến hành tổng hợp phân loại hệ thống điểm dân cư, kết quả được thể hiện chi tiết trong bảng 4.10. Tổng số điểm dân cư trên địa bàn huyện Giao Thủy là 329 điểm, trong đó có 98 điểm dân cư loại 1; 161 điểm dân cư loại 2 và 70 điểm dân cư loại 3.

Qua kết quả nghiên hiện trạng huyện Giao Thủy có 329 điểm dân cư. Trong đó có 98 điểm dân cư loại 1; 161 điểm dân cư loại 2 và 70 điểm dân cư loại 3. Cụ thể như sau:

Điểm dân cư loại 1 (có tổng điểm các chỉ tiêu phân loại >25 điểm) có 98 điểm. Các điểm dân cư loại 1 trên địa bàn huyện đã hình thành và tồn tại từ lâu đời nên quy mô của các điểm dân cư là tương đối lớn. Bình quân mỗi điểm dân cư có 685 người, 220 hộ với 9,36 ha đất khu dân cư. Đây là những điểm dân cư trung tâm của xã, trung tâm cụm xã có quy mô dân số và quy mô diện tích lớn, đã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như là trường học, trạm y tế, bưu điện, sân vận động… đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của người dân, những điểm dân cư này đóng vai trò là trung tâm kinh tế văn hoá của cả xã. Ở những điểm dân cư đóng vai trò là trung tâm cụm xã có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của vùng. Khu vực này thường bố trí các công trình phục vụ cho cả vùng như: Trường cấp trung học phổ thông, phòng khám khu vực,... Những điểm dân cư đóng vai trò là trung tâm xã có ý nghĩa đối với sự phát triển của xã. Việc phát triển hệ thống điểm dân cư này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển đồng đều của các điểm dân cư. Bình quân diện tích đất khu dân cư/người là 126,69 m2, diện tích đất ở/ người là 64,07 m2 nằm trong quy định của định mức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Điểm dân cư loại 2 (có tổng điểm các chỉ tiêu phân loại 20-25 điểm) có 161 điểm. Phần lớn các điểm dân cư loại 2 phân bố xa khu vực trung tâm xã hoặc xa đường giao thông chính hơn điểm dân cư loại 1. Trong sinh hoạt và sản xuất các điểm dân cư loại 2 phụ thuộc một phần vào các điểm dân cư loại 1. Các điểm dân cư loại 2 cũng tồn tại từ lâu đời, tập trung với quy mô tương đối lớn, cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện. Hệ thống giao thông, công trình xây dựng cơ bản tại các điểm dân cư loại 2 đã được xây dựng tuy nhiên chưa được hoàn thiện, đời sống của những người dân trong những điểm dân cư này còn hạn chế so với điểm dân cư loại 1. Mỗi điểm dân cư loại 2 có quy mô dân số 553 người, bình quân số hộ là 176 hộ, quy mô đất khu dân cư bình quân là 6,45 ha. Diện tích đất khu dân cư/người là 116,4 m2 , diện tích đất ở/ người là 59,47 m2 nằm trong quy định của

định mức của Bộ TN&MT. Đây là những điểm dân cư có quy mô vừa, có tiềm năng đất đai và lao động vì vậy có điều kiện để phát triển trong tương lai.

Điểm dân cư loại 3 có 70 điểm. Những điểm dân cư này có quy mô ở mức trung bình hoặc là những điểm dân cư nhỏ cách xa điểm trung tâm, phân bố tách ra khỏi khu dân cư trung tâm của xã, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa hoàn thiện, hệ thống giao thông mới chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu cơ bản. Quy mô dân số bình quân là 465 người, bình quân 152 hộ/điểm dân cư, diện tích đất khu dân cư trung bình của mỗi điểm dân cư loại 3 là 6,2ha. Hiện nay những điểm dân cư này phân bố rải rác theo tập quán phong tục của từng cộng đồng dân cư. Những điểm dân cư này nằm xa trung tâm gây ra khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, việc đi lại khó khăn: trẻ em đến trường, nhân dân đi khám chữa bệnh phải đi xã, và rất nhiều hoạt động khác bị ảnh hưởng. Dân cư loại 3 có diện tích đất khu dân cư/người là 134,69 m2, diện tích đất ở/ người là 72,09 m2 cao hơn định mức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Tuy về mặt diện tích đất khu dân cư/người và diện tích đất ở/ người theo nghiên cứu là gần xấp sỉ bằng nhau song các chỉ tiêu trung bình khác như số hộ trên điểm dân cư loại 1 là 220 hộ (những điểm dân cư >200 hộ là điểm dân tư tập trung), điểm dân cư loại 2 là 176 hộ và điểm dân cư loại 3 là 152 hộ là các điểm dân cư nhỏ theo 50-200 hộ.

* Đối với điểm dân cư đô thị

Thị trấn Ngô Đồng

trấn Ngô Đồng được thành lập vào năm 1986, sau gần 22 năm hình thành và phát triển thị trấn đã có những bước tiến rõ rệt, khẳng định là trung tâm hành chính, kinh tế - văn hoá xã hội – dịch vụ thương mại của cả huyện, là đầu mối giao lưu hàng hoá của nhiều điểm dân cư và vùng phụ cận.

Thị trấn là nơi tập trung các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện Giao Thủy bao gồm: trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện và các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, Ban chỉ huy quân sự huyện, Ngân Hàng, Kho bạc... các công trình văn hoá phúc lợi công cộng như sân vận động, nhà văn hoá, trường học và các công trình thương mại, dịch vụ. Hệ thống hạ tầng kinh kế xã hội tương đối đồng bộ và hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, dịch vụ thương mại và đời sống của nhân dân. Nhìn chung tốc độ đô thị hoá của thị trấn Ngô

Đồng đã có bước phát triển nhanh, nhưng kiến trúc đô thị còn chắp vá và tự phát, chưa quản lý theo quy hoạch xây dựng đô thị và kiến trúc.

Thị trấn là trung tâm của cả huyện nên được đầu tư phát triển về mọi mặt và đã trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển của các xã, các trung tâm cụm xã trong huyện. Đồng thời với thế mạnh riêng của từng xã, từng vùng trong huyện, việc phát triển kinh tế xã hội của các xã, các vùng sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển của thị trấn và là các vệ tinh quay xung quanh thị trấn để cùng phát triển.

Thị trấn có 8 điểm dân cư đều là điểm dân cư loại 1. Trong đó: khu phố 4A, 4B, 5A và 5B đóng giữ vị trí và vai trò quan trọng. Khu phố 5A và5B là nơi tập trung hầu hết các trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện, khu phố 4A và 4B là đầu mối giao lưu kinh tế, dịch vụ thương mại lớn nhất của cả huyện.

Thị trấn Quất Lâm

Thị trấn Quất Lâm được thành lập năm năm 2003 do chuyển từ xã Giao Lâm sang. Thị trấn có 16 điểm dân cư nhưng phát triển mạnh là khu bãi biển và các khu lân cận. Khu bãi biển có 3 trục đường ngang trong khu du lịch với chiều dài khoảng 4 km có 110 kiốt dịch vụ tắm biển, 41 nhà nghỉ, khách sạn.

Khu vực trung tâm của thị trấn nằm ở xóm Lâm Khang và Lâm Ninh là nơi trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế của cả xã ngay trên trục vào khu bãi biển.

Đây là những điểm dân cư thuộc các khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, đường giao thông, các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 74 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)