Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 42)

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2016. - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ năm 2012 đến năm 2016. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Kim Bôi - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bôi. - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bôi. - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bôi.

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Kim Bôi.

3.4.3. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi

- Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi.

- Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kim Bôi.

Đánh giá chung về công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi.

3.4.4. Đánh giá thực trạng giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các xã nghiên cứu

- Tình hình thực hiện giao dịch thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Tình hình thực hiện các giao dịch cầm cố tài sản là nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Tình hình thực hiện các giao dịch đặt cọc để chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện các giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu.

3.4.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Qua nghiên cứu và đánh giá các nội dung trên, đề xuất các giải pháp giúp địa phương nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất. Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội theo báo cáo của huyện Kim Bôi và các phòng ban chuyện môn của Huyện.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi.

Số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo của phòng Tài nguyên Môi trường và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra ngẫu nhiêu các hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi bằng phiếu điều tra in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm các thông tin về mục đích vay; mức tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; các thông tin khác về cầm cố, đặt cọc. Tổng số phiếu điều tra 90 phiếu tại 3 xã, thị trấn (30 phiếu/xã, thị trấn). (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục)

- Điều tra ngẫu nhiên 10 cán bộ ngân hàng làm công tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảo tại Văn phòng ĐKQSDĐ thay cho người vay tiền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được hỏi làm việc tại 02 ngân hàng có nhiều nhất số người dân đến vay tiền (mỗi ngân hàng điều tra 5 cán bộ tín dụng). Các tiêu chí điều tra gồm mức tiền ngân hàng cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) ; căn cứ cho vay; sự đơn giản, phức tạp của thủ đăng ký thế chấp; và nên hay không nên đăng ký thế chấp tại tại Văn phòng Đăng ký. (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục).

3.5.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Kim Bôi có 27 xã và 01 thị trấn. Căn cứ vào các đặc điểm về kinh tế - xã hội (tốc độ phát triển kinh tế, mật độ dân số, công tác giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất …) hiện nay huyện Kim Bôi được chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Vùng Đông Bắc gồm 12 xã: xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thuỷ, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, xã Hợp Đồng và xã Thượng Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn. Lựa chọn xã Đông Bắc làm điểm nghiên cứu.

- Vùng trung tâm gồm 7 xã: xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã Hạ Bì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi và thị trấn Bo. Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp. Lựa chọn thị trấn Bo làm điểm nghiên cứu.

- Vùng Tây Nam gồm 9 xã: xã Hợp Kim, xã Kim Sơn, xã Lập Chiệng, xã Nam Thượng, xã Sào Báy, xã Nuông Dăm, xã Mỵ Hòa, xã Kim Truy, xã Cuối Hạ. Lựa chọn xã Nam Thượng Làm Điểm nghiên cứu.

- Lựa chọn 2 ngân hàng (ngân hàng AGRIBANK, ngân hàng Chính sách xã

hội huyện Kim Bôi) trên địa bàn huyện Kim Bôi để điều tra, đánh giá các hoạt

động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân nhất đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi.

3.5.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu tài liệu

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, trong quá trình thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, ghi chép, thống kê, so sánh và đánh giá kết quả đã đạt được, để làm rõ kết quả trong việc thực hiện giao dịch bảo đảm.

Các số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Bắc, xã Nam Thượng và thị trấn Bo, điều tra tiến hành phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Bôi, để xác định mức độ thực hiện giao dịch đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN KIM BÔI 4.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1. Vị trí địa lý

Kim Bôi nằm phía Đông tỉnh Hoà Bình (trung tâm huyện cách thành phố

Hoà Bình khoảng 35km), có toạ độ địa lý vào khoảng 20031’ đến 20051’ vĩ độ

Bắc và 105022’ đến 105044’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Đông giáp huyện Lương Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình; - Phía Nam giáp huyện Yên Thuỷ, huyện Lạc Thuỷ;

- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn.

Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Hòa Bình và nhiều huyện khác trong tỉnh, có đường Tỉnh lộ 12B chạy qua nên huyện có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.11. Địa hình, địa mạo

Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện

Hình 4.1 Sơ đồ hành chính huyện Kim Bôi

4.1.1.2. Khí hậu, thủy Văn

Kim Bôi nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng tương tự như các huyện khác trong tỉnh, khí hậu của huyện mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ

tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146 ngày/năm, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Tây Nam.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và

đêm cao có lúc lên tới 80 - 90C.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất a. Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2016 huyện Kim Bôi có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 42.255,51 ha, chiếm 76,90% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 5.068,62 ha, chiếm 9,22% tổng diện tích tự nhiên; và đất chưa sử dụng 7.626,51 ha, chiếm 13,88% tổng diện tích tự nhiên.

b. Thổ nhưỡng

Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính. Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:

* Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha, gồm:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá : diện tích 2800 ha, tập trung tại các xã: xã Tú Sơn, xã Thượng Tiến và Kim Tiến.

- Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazac: diện tích 3.897 ha, tập trung tại các xã: xã Thượng Tiến, xã Hợp Đồng, xã Lập Chiệng và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 2.650 ha, tập trung tại xã: xã Cuối Hạ và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 3.141 ha, tập trung tại các xã: xã Đông Bắc, xã Kim Sơn và xã Đú Sáng…

- Đất vàng trên đá Macma axit: diện tích 2.998,488 ha, tập trung tại các xã: Kim Tiến, Kim Bôi, Kim Truy…

- Đất vàng nhạt trên đá Sa thạch: diện tích 4.398 ha, tập trung tại các xã: xã Cuối Hạ, xã Nuông Dăm, xã Tú Sơn, xã Bình Sơn và xã Đú Sáng…

* Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha, gồm: - Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 4.610,49 ha, tập trung tại các xã: xã Vĩnh Đồng, xã Kim Sơn, xã Hợp Kim, xã Nam Thượng, xã Hợp Đồng và xã Kim Tiến…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 3.158,49 ha, tập trung tại các xã: Mỵ Hòa, Nam Thượng, Hợp Đồng…

- Đất vàng đỏ trên đá sét: diện tích 8.123,37 ha, tập trung tại các xã: Cuối Hạ, Sào Báy, Hạ Bì, Hùng Tiến, Đú Sáng, Tú Sơn, Bình Sơn, Mỵ Hòa…

- Đất vàng nhạt trên đá sa thạch: diện tích 6.116,98 ha, tập trung tại các xã: Sơn Thủy, Bắc Sơn, Đú Sáng, Nuông Dăm…

- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: diện tích 2.076,98 ha, trập trung tại xã Mỵ Hòa, Kim Sơn, Vĩnh Đồng…

Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.

* Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện): diện tích khoảng 7.587,90 ha, gồm:

- Đất Feralitit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 5.293,95 ha, tập trung tại các xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Kim Bình, Sào Báy, Kim Bôi.

- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ: diện tích 595 ha, tập trung tại các xã Tú Sơn, Hợp Đồng…

- Đất thung lũng chua: diện tích 646,98 ha, tập trung tại xã Nuông Dăm, Hạ Bì, Kim Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng…

- Đất phù sa được bồi: diện tích 1.051,98 ha, tập trung tại các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Sơn Thủy,…

Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm.

Ngoài 3 loại trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ.

- Sông Bôi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện

(gần như song song với Tỉnh lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Đây là hệ thống

sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện.

- Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láo Ráy, Gò Tháu, Gò Duôi… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.

- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao gồm: suối Đúc dài 20km, suối Đầm Rừng dài 18km, suối Chiềng dài 16km, suối Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112km.

- Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân bố trên địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 42)