Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 45)

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, trong quá trình thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, ghi chép, thống kê, so sánh và đánh giá kết quả đã đạt được, để làm rõ kết quả trong việc thực hiện giao dịch bảo đảm.

Các số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Bắc, xã Nam Thượng và thị trấn Bo, điều tra tiến hành phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Bôi, để xác định mức độ thực hiện giao dịch đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN KIM BÔI 4.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1. Vị trí địa lý

Kim Bôi nằm phía Đông tỉnh Hoà Bình (trung tâm huyện cách thành phố

Hoà Bình khoảng 35km), có toạ độ địa lý vào khoảng 20031’ đến 20051’ vĩ độ

Bắc và 105022’ đến 105044’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Đông giáp huyện Lương Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình; - Phía Nam giáp huyện Yên Thuỷ, huyện Lạc Thuỷ;

- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn.

Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Hòa Bình và nhiều huyện khác trong tỉnh, có đường Tỉnh lộ 12B chạy qua nên huyện có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.11. Địa hình, địa mạo

Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện

Hình 4.1 Sơ đồ hành chính huyện Kim Bôi

4.1.1.2. Khí hậu, thủy Văn

Kim Bôi nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng tương tự như các huyện khác trong tỉnh, khí hậu của huyện mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ

tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146 ngày/năm, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Tây Nam.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và

đêm cao có lúc lên tới 80 - 90C.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất a. Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2016 huyện Kim Bôi có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 42.255,51 ha, chiếm 76,90% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 5.068,62 ha, chiếm 9,22% tổng diện tích tự nhiên; và đất chưa sử dụng 7.626,51 ha, chiếm 13,88% tổng diện tích tự nhiên.

b. Thổ nhưỡng

Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính. Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:

* Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha, gồm:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá : diện tích 2800 ha, tập trung tại các xã: xã Tú Sơn, xã Thượng Tiến và Kim Tiến.

- Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazac: diện tích 3.897 ha, tập trung tại các xã: xã Thượng Tiến, xã Hợp Đồng, xã Lập Chiệng và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 2.650 ha, tập trung tại xã: xã Cuối Hạ và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 3.141 ha, tập trung tại các xã: xã Đông Bắc, xã Kim Sơn và xã Đú Sáng…

- Đất vàng trên đá Macma axit: diện tích 2.998,488 ha, tập trung tại các xã: Kim Tiến, Kim Bôi, Kim Truy…

- Đất vàng nhạt trên đá Sa thạch: diện tích 4.398 ha, tập trung tại các xã: xã Cuối Hạ, xã Nuông Dăm, xã Tú Sơn, xã Bình Sơn và xã Đú Sáng…

* Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha, gồm: - Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 4.610,49 ha, tập trung tại các xã: xã Vĩnh Đồng, xã Kim Sơn, xã Hợp Kim, xã Nam Thượng, xã Hợp Đồng và xã Kim Tiến…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 3.158,49 ha, tập trung tại các xã: Mỵ Hòa, Nam Thượng, Hợp Đồng…

- Đất vàng đỏ trên đá sét: diện tích 8.123,37 ha, tập trung tại các xã: Cuối Hạ, Sào Báy, Hạ Bì, Hùng Tiến, Đú Sáng, Tú Sơn, Bình Sơn, Mỵ Hòa…

- Đất vàng nhạt trên đá sa thạch: diện tích 6.116,98 ha, tập trung tại các xã: Sơn Thủy, Bắc Sơn, Đú Sáng, Nuông Dăm…

- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: diện tích 2.076,98 ha, trập trung tại xã Mỵ Hòa, Kim Sơn, Vĩnh Đồng…

Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.

* Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện): diện tích khoảng 7.587,90 ha, gồm:

- Đất Feralitit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 5.293,95 ha, tập trung tại các xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Kim Bình, Sào Báy, Kim Bôi.

- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ: diện tích 595 ha, tập trung tại các xã Tú Sơn, Hợp Đồng…

- Đất thung lũng chua: diện tích 646,98 ha, tập trung tại xã Nuông Dăm, Hạ Bì, Kim Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng…

- Đất phù sa được bồi: diện tích 1.051,98 ha, tập trung tại các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Sơn Thủy,…

Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm.

Ngoài 3 loại trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ.

- Sông Bôi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện

(gần như song song với Tỉnh lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Đây là hệ thống

sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện.

- Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láo Ráy, Gò Tháu, Gò Duôi… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.

- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao gồm: suối Đúc dài 20km, suối Đầm Rừng dài 18km, suối Chiềng dài 16km, suối Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112km.

- Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân bố trên địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.

b. Nước ngầm

Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, xã Sào Báy, xã Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích thương mại và dịch vụ. Đây cũng là nguồn tài nguyên có vai trò to lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2016 là 35.487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 42,5%.

- Thảm thực vật: Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc

nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến

nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m3.

Ngoài ra, rừng huyện Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.

- Động vật rừng: Trước đây, trên địa bàn huyện có nhiều loại đồng vật quý hiếm như: lợn lòi, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, lôi, trăn, rắn, tê tê, kỳ đà, cầy... Tuy nhiên, do tình trạng săn bắn bừa bãi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nên các loại động vật trên chỉ còn lại rất ít ở khu rừng đặc dụng Thượng Tiến.

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn

huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiếm

83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm

3,0%) với một đặc điểm chung đó là truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, cần

cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống, sản xuất và chiến đấu.

Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Dao; hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trong huyện luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những

4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của huyện.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012-2016 của huyện đạt 10,4%

(tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 12%), trong đó, nông, lâm nghiệp tăng 2,6%,

tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 22,6%, dịch vụ - du lịch tăng 21,6%. Năm

2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt

11,8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện so với

tỉnh còn ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, xuất phát điểm thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện...

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm 11,3%, từ 55,7% năm 2012 xuống còn 44,4% năm 2016; tỷ trọng TTCN - XDCB tăng 6,2%, từ 14,3% năm 2012 lên 20,5% năm 2016; dịch vụ - du lịch tăng 5,41%, từ 30% năm 2012 lên 35,1% năm 2016.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kim Bôi Năm 2016

4.1.3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Năm 2016 giá trị sản xuất (GO) của khu vực kinh

tế nông nghiệp đạt 462,93 tỷ đồng (giá so sánh năm 2012), chiếm 47,72% giá trị

a. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành giữ vai trò quan trọng đóng góp chủ yếu cho

nền kinh tế chung toàn huyện. Năm 2016 giá trị sản xuất đạt 396,87 tỷ đồng (giá

so sánh 2012), chiếm 91,09% giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện, chiếm khoảng 60% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2016 là 6.715,18

ha (tăng 675,94 ha so với năm 2012). Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2015

đạt 50.614,5 tấn (tăng 11.000 tấn so với năm 2012), bình quân lương thực đạt

471,1kg/người (cả tỉnh 420 kg/người).

Do được đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng cây trồng ngày một tăng. Năm 2016, sản lượng lúa cả năm toàn huyện đạt 31.569 tấn, ngô đạt 19.045,50 tấn.

Ngoài lúa và ngô, các loại cây hàng năm khác cũng được chú trọng phát triển như, khoai lang, sắn, lạc, đậu, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ lấy hạt..., chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Chăn nuôi: Là thế mạnh của huyện, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển khá cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2012- 2016, tổng đàn trâu tăng bình quân mỗi năm 1,52%, đàn bò tăng 17,8%, đàn lợn tăng 1,83%, đàn gia cầm tăng 5,7%. Nhiều mô hình điển hình trong chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi nhím, lợn rừng,… được quan tâm mở rộng. Tính đến năm 2016 toàn huyện có: đàn trâu: 18.016 con; đàn bò: 6.573 con; đàn lợn: 71.136 con; gia cầm các loại: 918.380 nghìn con.

Nhìn chung, chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây có những bước phát triển đáng kể. Chăn nuôi lợn, gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong huyện; chăn nuôi trâu, bò vừa cung cấp sức kéo, vừa cung cấp thịt cho nội vùng và thị trường đang được mở rộng ra các vùng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 45)