Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Kim Bôi

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất a. Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2016 huyện Kim Bơi có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nơng nghiệp 42.255,51 ha, chiếm 76,90% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 5.068,62 ha, chiếm 9,22% tổng diện tích tự nhiên; và đất chưa sử dụng 7.626,51 ha, chiếm 13,88% tổng diện tích tự nhiên.

b. Thổ nhưỡng

Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện khơng đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vơi mắc ma trung tính. Ngồi ra cịn có đất xói mịn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:

* Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha, gồm: - Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá : diện tích 2800 ha, tập trung tại các xã: xã Tú Sơn, xã Thượng Tiến và Kim Tiến.

- Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazac: diện tích 3.897 ha, tập trung tại các xã: xã Thượng Tiến, xã Hợp Đồng, xã Lập Chiệng và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ nâu trên đá vơi: diện tích 2.650 ha, tập trung tại xã: xã Cuối Hạ và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 3.141 ha, tập trung tại các xã: xã Đơng Bắc, xã Kim Sơn và xã Đú Sáng…

- Đất vàng trên đá Macma axit: diện tích 2.998,488 ha, tập trung tại các xã: Kim Tiến, Kim Bôi, Kim Truy…

- Đất vàng nhạt trên đá Sa thạch: diện tích 4.398 ha, tập trung tại các xã: xã Cuối Hạ, xã Nuông Dăm, xã Tú Sơn, xã Bình Sơn và xã Đú Sáng…

* Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha, gồm: - Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 4.610,49 ha, tập trung tại các xã: xã Vĩnh Đồng, xã Kim Sơn, xã Hợp Kim, xã Nam Thượng, xã Hợp Đồng và xã Kim Tiến…

- Đất đỏ nâu trên đá vơi: diện tích 3.158,49 ha, tập trung tại các xã: Mỵ Hòa, Nam Thượng, Hợp Đồng…

- Đất vàng đỏ trên đá sét: diện tích 8.123,37 ha, tập trung tại các xã: Cuối Hạ, Sào Báy, Hạ Bì, Hùng Tiến, Đú Sáng, Tú Sơn, Bình Sơn, Mỵ Hịa…

- Đất vàng nhạt trên đá sa thạch: diện tích 6.116,98 ha, tập trung tại các xã: Sơn Thủy, Bắc Sơn, Đú Sáng, Nuông Dăm…

- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: diện tích 2.076,98 ha, trập trung tại xã Mỵ Hòa, Kim Sơn, Vĩnh Đồng…

Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mịn, đất có khả năng lớn về sản xuất nơng, lâm nghiệp và có vai trị quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.

* Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện): diện tích khoảng 7.587,90 ha, gồm:

- Đất Feralitit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 5.293,95 ha, tập trung tại các xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Đơng Bắc, Vĩnh Đồng, Kim Bình, Sào Báy, Kim Bơi.

- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ: diện tích 595 ha, tập trung tại các xã Tú Sơn, Hợp Đồng…

- Đất thung lũng chua: diện tích 646,98 ha, tập trung tại xã Nng Dăm, Hạ Bì, Kim Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng…

- Đất phù sa được bồi: diện tích 1.051,98 ha, tập trung tại các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Sơn Thủy,…

Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm.

Ngồi 3 loại trên, huyện Kim Bơi cịn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Nguồn nước mặt của huyện Kim Bơi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ.

- Sơng Bơi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đơng Nam của huyện (gần như song song với Tỉnh lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Đây là hệ thống sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện.

- Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láo Ráy, Gị Tháu, Gị Di… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.

- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao gồm: suối Đúc dài 20km, suối Đầm Rừng dài 18km, suối Chiềng dài 16km, suối Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112km.

- Nhìn chung hệ thống sơng, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân bố trên địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dịng chảy của sơng, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.

b. Nước ngầm

Huyện Kim Bơi có nguồn nước khống nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, xã Sào Báy, xã Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích thương mại và dịch vụ. Đây cũng là nguồn tài ngun có vai trị to lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2016 là 35.487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện với độ che phủ đạt 42,5%.

- Thảm thực vật: Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây gỗ quý (Lát hoa, Sến, Chò

nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, khơng đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ cịn một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến

nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m3.

Ngoài ra, rừng huyện Kim Bơi cịn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.

- Động vật rừng: Trước đây, trên địa bàn huyện có nhiều loại đồng vật quý hiếm như: lợn lịi, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, lơi, trăn, rắn, tê tê, kỳ đà, cầy... Tuy nhiên, do tình trạng săn bắn bừa bãi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nên các loại động vật trên chỉ cịn lại rất ít ở khu rừng đặc dụng Thượng Tiến.

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bơi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiếm 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%) với một đặc điểm chung đó là truyền thống cách mạng, lịng u nước, cần cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống, sản xuất và chiến đấu.

Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình. Mỗi dân tộc có những nét văn hố đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Dao; hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trong huyện luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 52)