Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 46)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài giới hạn đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bơi, Tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2012-2016.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2016. - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ năm 2012 đến năm 2016. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kim Bơi, Tỉnh Hịa Bình.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Kim Bơi - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bơi. - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bơi. - Tình hình quản lý đất ở huyện Kim Bơi.

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Kim Bôi.

3.4.3. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi

- Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi.

- Công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kim Bôi.

Đánh giá chung về công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi.

3.4.4. Đánh giá thực trạng giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các xã nghiên cứu

- Tình hình thực hiện giao dịch thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Tình hình thực hiện các giao dịch cầm cố tài sản là nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Tình hình thực hiện các giao dịch đặt cọc để chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện các giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu.

3.4.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Qua nghiên cứu và đánh giá các nội dung trên, đề xuất các giải pháp giúp địa phương nâng cao công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất. Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội theo báo cáo của huyện Kim Bơi và các phịng ban chuyện mơn của Huyện.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Kim Bơi.

Số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo của phịng Tài ngun Mơi trường và Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Kim Bơi.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra ngẫu nhiêu các hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi bằng phiếu điều tra in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm các thơng tin về mục đích vay; mức tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; các thơng tin khác về cầm cố, đặt cọc. Tổng số phiếu điều tra 90 phiếu tại 3 xã, thị trấn (30 phiếu/xã, thị trấn). (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục)

- Điều tra ngẫu nhiên 10 cán bộ ngân hàng làm cơng tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảo tại Văn phòng ĐKQSDĐ thay cho người vay tiền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được hỏi làm việc tại 02 ngân hàng có nhiều nhất số người dân đến vay tiền (mỗi ngân hàng điều tra 5 cán bộ tín dụng). Các tiêu chí điều tra gồm mức tiền ngân hàng cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà) ; căn cứ cho vay; sự đơn giản, phức tạp của thủ đăng ký thế chấp; và nên hay không nên đăng ký thế chấp tại tại Văn phòng Đăng ký. (Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện ở phần Phụ lục).

3.5.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Kim Bơi có 27 xã và 01 thị trấn. Căn cứ vào các đặc điểm về kinh tế - xã hội (tốc độ phát triển kinh tế, mật độ dân số, công tác giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất …) hiện nay huyện Kim Bôi được chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Vùng Đơng Bắc gồm 12 xã: xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thuỷ, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đơng Bắc, xã Vĩnh Đồng, xã Hợp Đồng và xã Thượng Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vơi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn. Lựa chọn xã Đông Bắc làm điểm nghiên cứu.

- Vùng trung tâm gồm 7 xã: xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã Hạ Bì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi và thị trấn Bo. Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp. Lựa chọn thị trấn Bo làm điểm nghiên cứu.

- Vùng Tây Nam gồm 9 xã: xã Hợp Kim, xã Kim Sơn, xã Lập Chiệng, xã Nam Thượng, xã Sào Báy, xã Nuông Dăm, xã Mỵ Hòa, xã Kim Truy, xã Cuối Hạ. Lựa chọn xã Nam Thượng Làm Điểm nghiên cứu.

- Lựa chọn 2 ngân hàng (ngân hàng AGRIBANK, ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Bơi) trên địa bàn huyện Kim Bôi để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân nhất đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi.

3.5.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu tài liệu

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, trong quá trình thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, ghi chép, thống kê, so sánh và đánh giá kết quả đã đạt được, để làm rõ kết quả trong việc thực hiện giao dịch bảo đảm.

Các số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở tổng hợp số liệu tình hình thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Bắc, xã Nam Thượng và thị trấn Bo, điều tra tiến hành phân tích, đánh giá trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Bôi, để xác định mức độ thực hiện giao dịch đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 46)