Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ đăng ký giao dịchbảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.2.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ đăng ký giao dịchbảo

4.4.4. đánh giá chung về tình hình thực hiện các giao dịchbảo đảm và

4.5.2.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ đăng ký giao dịchbảo

(khơng chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà cịn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm và cá nhân trong xã hội), đa dạng về hình thức (tổ chức Toạ đàm, mở các lớp tập huấn, phát hành các Số báo chuyên đề, các tài liệu hỏi đáp nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật qua website về đăng ký giao dịch bảo đảm...).

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, huyện Kim Bôi cần đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thơng tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này. đặc biệt tuyên truyền để người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm bảo đảm

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm là giải pháp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước luôn chú trọng, bởi vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm.

Do đó, để khắc phục những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đăng ký giao dịch bảo, huyện Kim Bôi cần thường xuyên mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm; đưa việc giảng dạy pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vào các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo cán bộ địa chính, cán bộ làm cơng tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở những hoạt động tích cực nêu trên sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm có chun mơn, nghiệp vụ cao.

Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ đăng ký, thì cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm cần chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là những hoạt động cũng như giải pháp nghiệp vụ rất hiệu quả, nếu được chú trọng đúng mức sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu

quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, từ đó việc tổ chức và hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ không ngừng được củng cố và nâng cao. 4.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2015; Bộ Luật dân sự năm 2015... dẫn đến sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong các quy định về đăng ký. Do vậy, Quốc hội cần xây dựng và hoàn thiện thống nhất pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đó là ban hành Luật đăng ký giao dịch bảo đảm để đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính theo hướng đảm bảo quy trình, thủ tục đăng ký phù hợp, cơng khai, minh bạch, chính xác, đơn giản, thông suốt và tạo thuận lợi nhất cho người yêu cầu đăng ký, tìm hiểu thơng tin về bất động sản. Giảm bớt các thủ tục không cần thiết và xây dựng cơ chế liên thông về thủ tục công chứng, đăng ký, thu thuế và cung cấp thông tin.

Huyện Kim Bôi cần triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Xây dựng và kiện tồn bộ máy Văn phịng đăng ký đất đai. để đạt được những mục tiêu trên, cần thực hiện theo hướng:

+ Tạo lập hồ sơ pháp lý đầy đủ, thống nhất về thửa đất ( Đo đạc địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập cơ sở dữ liệu chuẩn);

+ Xây dựng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đơn giản, dễ áp dụng, công khai, minh bạch và thân thiện với người dân;

+ Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục xác lập quyền dân sự về giao dịch bảo đảm;

+ Xây dựng và ban hành Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó phân định rõ ràng ranh giới, phạm vi điều chỉnh của luật này với các luật liên quan về những vấn đề thuộc luật nội dung và những vấn đề thuộc luật thủ tục liên quan tới đăng ký giao dịch bảo đảm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, điều kiện phương tiện làm việc của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bơi cịn hạn chế. Lực lượng biên chế làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn quá mỏng, tổng số có 5 viên chức trong đó 2 viên chức lãnh đạo, do đó chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong công tác thực hiện nhiệm vụ hiện nay. đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn thì các phương tiện, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cịn

nhiều hạn chế. Do đó, Huyện cần có đề suất với UBND tỉnh Hịa Bình bổ sung lực lượng làm việc tại chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai, đơng thời quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật,... khen thưởng người có cơng; Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính là việc ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, để hạn chế hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đăng ký giao dịch, huyện Kim Bôi cần đầu tư phát triển, tin học hóa hệ thống đăng ký, trong đó có hệ thống thông tin về đăng ký các quyền, các giao dịch của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho người dân có thể chủ động tiếp cận với hệ thống đăng ký.

Thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp Luật Đất đai hiện nay còn rườm rà, quy trình phối hợp phức tạp. Để giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hồn thiện thủ tục hành chính về đất đai cần:

- Đơn giản hố thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng quy trình phối hợp giữa Văn phịng Đăng ký đất đai với các cơ quan liên quan để rút ngắn thời gian hồn thiện thủ tục hành chính về đất đai.

- Giảm thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan công chứng khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai đất về thực hiện thu các nghĩa vụ tài chính về đất đai.

- Giao cho cơ quan tài nguyên và mơi trường xác định nghĩa vụ tài chính trong q trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận.

4.5.4. Xây dựng cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan

Hiện nay, cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện và các cơ quan có liên quan như tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát… còn gặp những trở ngại lớn về cơ sở pháp lý cũng như trình tự,

thủ tục thực hiện. Để tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội thì việc xây dựng cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là hết sức cần thiết.

Huyện Kim Bôi cần đầu tư xây dựng hệ thơng hồ sơ địa chính thửa đất một cách chính quy, phục vụ tra cứu, đăng ký, và chỉnh lý hồ sơ một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác nhất.

Đầu tư cơ sở vật chất, kho lưu trữ, trang thiết bị, cơng khai các trình tự, thủ tục liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm để người dân được biết tại trụ sở Hành chính cơng và trên cổng thơng tin điện tử để người dân tiện tra cứu và thực hiện.

4.5.5 Xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là hết sức cần thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký.

Việc triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm một mặt nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký; mặt khác là giải pháp nhằm phát huy tính dân chủ, minh bạch và cơng khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim Bơi nằm phía Đơng tỉnh Hồ Bình (trung tâm huyện cách thành phố

Hồ Bình khoảng 35km), có tổng diện tích tự nhiên là 55.116,24 ha; Dân số là 107.430 người, mật độ dân số trung bình trong huyện tính đến năm 2015 là 190

người/km2, so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 171 người/km2. Trong

đó khu vực thị trấn 364 người/km2, khu vực nông thôn 150 người/km2.

2. Thực trạng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi cho thấy: Giai đoạn 2012 - 2016 công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất ở, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đăng ký 2433 hồ sơ.

3. Nghiên cứu tình hình thực hiện giao dịch bảo đảm tại 3 xã, thị trấn Bo, Đông Bắc, Nam Thượng. Kết quả cho thấy:

- Có 79 hộ, chiếm 87.8% hộ gia đình, cá nhân cho rằng, nên thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại văn phịng đăng ký QSDĐ;

- Có 90 hộ, chiếm 100% ý kiến cho rằng nên cải cách thủ tục hành chính tại Văn phịng đăng ký QSD đất Huyện;

- Có 77 hộ, chiếm 85.6% hộ gia đình cho rằng thủ tục thế chấp, bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng, quỹ tín dụng tốt;

- Có 20 hộ, chiếm 22.2% được ngân hàng, quỹ tín dụng cho vay ở mức dưới 30% giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Có 70 hộ, chiếm 77.8% được ngân hàng, quỹ tín dụng cho vay ở mức từ 30% đến 70% giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- 74 hộ gia đình, cá nhân chiếm 82.2% có ý kiến nên thực hiện đăng ký giao dịch cầm cố nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Huyện để bảo đảm về mặt pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, hạn chế rủi ro;

4. Để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Kim Bôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Giải pháp về cơ chế chính sách trong

quản lý, điều hành và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; Xây dựng đồng bộ hồ sơ địa chính mới theo quy định, đo đạc thành lập bản đồ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức; Đào tạo, bồi dưỡng năng lực của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm; Bổ sung nguồn nhân lực phục vụ công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; Xây dựng và triển khai cơ giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn huyện Kim Bôi.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị người dân khi thực hiện giao dịch bằng QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất để vay vốn phục vụ nhu cầu phát triển đời sống của tổ chức, gia đình, cá nhân.. nên thực hiện tại các cơ quan hành chính Nhà nước để tránh rủi ro và hạn chế mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

- Không nên thực hiện cầm cố QSDĐ ở các hiệu cầm đồ mặc dù giá trị vay có lớn hơn ngân hàng nhưng lãi suất lại rất cao, rủi ro rất lớn và dễ phát sinh tiêu cực trong khi thực hiện giao dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 quy định hồ sơ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

4. Bộ Tư Pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng Nhà nước (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

5. Bộ Tư pháp, Bộ Tài Nguyên - Môi trường (2016). Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, ngày 23 tháng 06 năm 2016 của hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

6. Chính Phủ (2010). Nghị định số 83/2010/NĐ - CP ngày 23/7/2010 quy định về

đăng ký giao dịch bảo đảm.

7. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

8. Chính Phủ (2015). Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 quy định về chính sánh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

9. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 10 (85).

10. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc, Tạp chí Tài ngun và Mơi trường (8/2006). 11. Nguyễn đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 81)