Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Kim Bôi

4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của huyện.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012-2016 của huyện đạt 10,4% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 12%), trong đó, nơng, lâm nghiệp tăng 2,6%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 22,6%, dịch vụ - du lịch tăng 21,6%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện so với tỉnh còn ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, xuất phát điểm thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện...

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng nơng, lâm nghiệp giảm 11,3%, từ 55,7% năm 2012 xuống còn 44,4% năm 2016; tỷ trọng TTCN - XDCB tăng 6,2%, từ 14,3% năm 2012 lên 20,5% năm 2016; dịch vụ - du lịch tăng 5,41%, từ 30% năm 2012 lên 35,1% năm 2016.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kim Bôi Năm 2016

4.1.3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Năm 2016 giá trị sản xuất (GO) của khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 462,93 tỷ đồng (giá so sánh năm 2012), chiếm 47,72% giá trị sản xuất của huyện.

a. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nơng nghiệp là ngành giữ vai trị quan trọng đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế chung toàn huyện. Năm 2016 giá trị sản xuất đạt 396,87 tỷ đồng (giá so sánh 2012), chiếm 91,09% giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện, chiếm khoảng 60% giá trị sản xuất của ngành nơng nghiệp.

Tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp toàn huyện năm 2016 là 6.715,18 ha (tăng 675,94 ha so với năm 2012). Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2015 đạt 50.614,5 tấn (tăng 11.000 tấn so với năm 2012), bình quân lương thực đạt 471,1kg/người (cả tỉnh 420 kg/người).

Do được đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng cây trồng ngày một tăng. Năm 2016, sản lượng lúa cả năm toàn huyện đạt 31.569 tấn, ngô đạt 19.045,50 tấn.

Ngồi lúa và ngơ, các loại cây hàng năm khác cũng được chú trọng phát triển như, khoai lang, sắn, lạc, đậu, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ lấy hạt..., chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Chăn nuôi: Là thế mạnh của huyện, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển khá cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2012- 2016, tổng đàn trâu tăng bình qn mỗi năm 1,52%, đàn bị tăng 17,8%, đàn lợn tăng 1,83%, đàn gia cầm tăng 5,7%. Nhiều mơ hình điển hình trong chăn ni cho hiệu quả kinh tế cao như ni nhím, lợn rừng,… được quan tâm mở rộng. Tính đến năm 2016 tồn huyện có: đàn trâu: 18.016 con; đàn bị: 6.573 con; đàn lợn: 71.136 con; gia cầm các loại: 918.380 nghìn con.

Nhìn chung, chăn ni gia súc, gia cầm của huyện trong những năm gần đây có những bước phát triển đáng kể. Chăn ni lợn, gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong huyện; chăn ni trâu, bị vừa cung cấp sức kéo, vừa cung cấp thịt cho nội vùng và thị trường đang được mở rộng ra các vùng khác trong tỉnh. Như vậy ngành chăn nuôi đã phần nào khai thác được thế mạnh của huyện là chăn nuôi đại gia súc.

b. Lâm nghiệp

Những năm gần đây khi Nhà nước có chủ trương đóng cửa rừng, thực hiện xã hội hóa, giao đất giao rừng gắn với định canh định cư, xây dựng hạ tầng cơ sở và dự án KFW 7,5 triệu ha rừng, các chương trình 661, diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 35.482,41 ha chiếm 64,57% diện tích tự nhiên, độ che phủ rừng đạt 52%, tổng diện tích đất trồng mới đạt 6.672 ha. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2016 đạt 62,99 tỷ đồng (cả tỉnh đạt 319,09 tỷ đồng), chiếm 7,84% giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp.

c. Thuỷ sản

Năm 2016 tồn huyện có 50,20 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản ước đạt 359,1 tấn, tổng giá trị ước đạt 3,07 tỷ đồng, chiếm 1,07% giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt xấp xỉ 0,8%/năm (giai đoạn 2012-2016).

4.1.3.3. Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp

Năm 2016 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 85,68 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2012). Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012- 2016 đạt 27,3% (cả tỉnh 32%).

Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2016 có 186 doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất kinh doanh; giải quyết cho trên 2.700 lao động.

Nhìn chung trong thời gian qua, ngành cơng nghiệp của huyện có những tiến bộ, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp trong các lĩnh vực chế biến nơng sản, khai thác khống sản, song sản phẩm làm ra chưa nhiều, do trình độ kỹ thuật cơng nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế, sự phát triển như hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.

4.1.3.4. Dân số, lao động và việc làm * Dân số

Theo số liệu điều tra dân số năm 2016 tồn huyện Kim Bơi có 107.430 người, 24.725 hộ, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 83%, dân tộc Kinh chiếm 14,0%, dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%. Dân số thành thị có khoảng 2.738 người chiếm 2,54% dân số tồn huyện.

Mật độ dân số trung bình trong huyện tính đến năm 2016 là 190 người/km2,

so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 171 người/km2. Trong đó khu vực

thị trấn 364 người/km2, khu vực nông thôn 150 người/km2.

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số huyện Kim Bôi

SST Tên Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 Toàn huyện 102281 103090 104015 104546 107430 1 TT Bo 1985 2004 2042 2067 2738 2 Xã Đú Sáng 5092 5151 5179 5201 5280 3 Xã Bắc Sơn 3081 3140 3169 3178 3270 4 Xã Bình Sơn 2488 2529 2532 2561 2633 5 Xã Hùng Tiến 2045 2102 2104 2109 2205 6 Xã Tú Sơn 6413 6420 6430 6450 6531 7 Xã Nật Sơn 2256 2256 2272 2286 2373 8 Xã Vĩnh Tiến 5972 6005 6016 6022 6117 9 Xã Sơn Thuỷ 2670 2690 2730 2752 2831 10 Xã Đông Bắc 3463 3462 3532 3551 3633 11 Xã Thượng Bì 2568 2570 2594 2605 2695 12 Xã Lập Chiêng 1736 1754 1834 1858 1935 13 Xã Vĩnh Đồng 4206 4216 4293 4308 4394 14 Xã Hạ Bì 5707 5803 5856 5869 5957 15 Xã Trung Bì 2499 2514 2572 2580 2673 16 Xã Kim Sơn 3245 3290 3312 3323 3413 17 Xã Hợp Đồng 3480 3485 3481 3498 3582 18 Xã Thượng Tiến 1207 1219 1230 1242 1331 19 Xã Kim Tiến 4080 4129 4189 4202 4290 20 Xã Kim Bình 3963 4031 4073 4109 4174 21 Xã Hợp Kim 2479 2484 2562 2579 2663 22 Xã Kim Bôi 3433 3480 3510 3533 3611 23 Xã Nam Thượng 4763 4796 4802 4811 4903 24 Xã Kim Truy 3981 3997 4035 4050 4136 25 Xã Cuối Hạ 6315 6332 6339 6350 6440 26 Xã Sáo Báy 4063 4095 4160 4177 4261 27 Xã Mỵ Hoà 5432 5446 5463 5479 5564 28 Xã Nuông Dặm 3659 3690 3704 3796 3805

* Lao động và việc làm

Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 20,5% tổng số lao động, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nơng lâm nghiệp. Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, lao động thực sự có việc làm khi vào mùa vụ. Điều này đã dẫn đến thu nhập của người lao

động cũng như của người dân còn ở mức thấp (so với mặt bằng chung của tỉnh)

đạt 8,3 triệu đồng/người/năm (của tỉnh là 13,3 triệu đồng, theo giá so sánh). Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa học cơng nghệ mới có thể đáp ứng được yêu cầu lao động trong các ngành kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động.

4.1.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội huyện Kim Bôi

a. Giao thông

So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của huyện Kim Bôi khá phát triển, bao gồm đường 299, đường Tỉnh lộ, đường Huyện lộ và giao thông nông thôn.

- Đường 299:

Bao gồm 6 tuyến dài 120,7 km, trong đó: Đường 12B dài 40 km; đường TSA dài 28,2 km; đường Tuyến C 15,5 km; đường Tuyến T dài 13 km; đường Tuyến X2 dài 17 km; đường tuyến Y dài 7 km.

- Đường Tỉnh lộ:

Đường Tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện dài 38,9 km đã được rải nhựa. Trong đó:

+ Đường ĐT 447 (Long – Châu – Tân): dài 11,8 km đã được rải nhựa. + Đường ĐT 448 (Bãi Chạo – Đú Sáng): dài 9,3 km đã được rải nhựa. + Đường ĐT 449 (Kim Truy – Nuông Dăm): dài 17,8 km đã được rải nhựa. - Đường huyện lộ: Bao gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 38 km, trong đó: 31,7 km đường nhựa; 2,3 km đường đá dăm; 4 km đường cấp phối; Cụ thể:

- Các tuyến đường liên xã, liên thôn: Hệ thống đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 618,21 km, trong đó: Có 140,5 km đường bê tơng; 45,4 km đường nhựa; 71, 03 km đường cấp phối và 361,28 km đường đất.

+ Tổng số chiều dài đường liên xã 69,5km, rộng 4m, phần lớn đã được trải nhựa.

+ Đường liên thôn dài 578,71km, rộng 3m, chủ yếu là đường cấp phối, đường bê tông và đường đất.

- Hệ thống cầu, cống: Tồn huyện có 32 cây cầu (trong đó có 26 cây cầu là bê tơng cốt thép kiên cố), có 6 ngầm kiên cố và 20 cống lớn nhỏ. Song chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Trong những năm qua, giao thơng vận tải Kim Bơi đã có những bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, phần nào đảm bảo cho Kim Bôi giao lưu thuận lợi với bên ngoài. Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, còn yếu kém và được thể hiện ở một số mặt sau:

- Chất lượng đường còn rất thấp, nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vẫn cịn tình trạng đường chưa thông xe được cả 4 mùa ở một số khu vực.

- Hành lang bảo vệ an tồn giao thơng chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hạn chế khả năng vận tải của các phương tiện giao thông.

- Nhiều cầu, cống, tuyến đường được xây dựng từ những năm trước đây có khẩu độ, cao độ khơng cịn phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay.

Trong tương lai để phát triển kinh tế - xã hội thì việc hồn chỉnh hệ thống giao thơng là điều kiện đầu tiên. Có như vậy mới phát huy được vai trị của hệ thống giao thơng vận tải trong việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và mở rộng quan hệ ngoại tỉnh. Điều này không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh.

b. Thủy lợi

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Kim Bơi đã đầu tư phát triển nhiều cơng trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nơng nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.

Toàn huyện hiện đã xây dựng được 44 hồ chứa lớn nhỏ (trong đó hồ Nam

Thượng có sức chứa 3 triệu m3,hồ Sáng 1 triệu m3, hồ Rộc Trung 0,5 triệu m3),

49 bai xây, 600 bai tạm, 15 trạm thủy nông và 145 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho hơn 5.000 ha lúa ruộng và hoa màu.

Nhìn chung cơng tác thuỷ lợi ở Kim Bơi đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN KIM BƠI 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Kim Bơi

a. Cơng tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Tính đến thời điểm năm 2016, tất cả các xã, thị trấn đã xây dựng được bản đồ địa chính cơ sở 1/5.000, 1/10.000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/25.000 đối với cấp huyện đã được thành lập; bản đồ địa chính chính quy được thành lập trên địa bàn thị trấn Bo với quy tỷ lệ đo vẽ 1/1000, các xã còn lại đang tiến hành khảo sát xây dựng mốc để đo vẽ địa chính trong những năm tới.

b. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ

- Tính đến ngày 01/01/2015 tồn huyện đã cấp được 9.923 GCNQSDĐ với tổng diện tích 14.689,74 ha cho hộ gia đình cá nhân và 1GCNQSDĐ với diện tích 45,30 ha cho tổ chức sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; 17.054 GCNQSDĐ với diện tích là 4.390,59 ha cho hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp; 116 GCNQSDĐ cho các tổ chức hiện đang quản lý và sử dụng 826,67 ha đất phi nông nghiệp trên địa bàn; 20283 GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân với diện tích 1.514,22 ha sử dụng vào mục đích đất ở.

- Ngồi ra phịng Tài ngun và Mơi trường cùng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tham mưu cho UBND huyện xử lý để cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp tồn đọng chưa được cấp GCNQSD đất, các hộ kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản; cấp đổi GCN sau chuyển đổi ruộng đất...

- Do hầu hết các xã trên địa bàn huyện chưa được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy nên hồ sơ địa chính mới lập được cho một số loại đất. Tuy nhiên, do khơng được chính lý biến động thường xuyên nên đã gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

c. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo phịng Tài ngun và Mơi trường, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm chỉnh công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kỳ (5 năm một lần) và đạt kết quả tốt.

Tính đến thời điểm điều tra, công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Công tác thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng đất luôn được UBND huyện quan tâm; đồng thời thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất, qua đó đã phát hiện những yếu kém, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)