Tổ chức phát triển quỹ đất ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 30)

2.3.1. Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất

2.3.1.1. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ngày 04/04/2015 Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung

tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó quy định cụ thể như sau:

* Vị trí và chức năng (Điều 1, Chương I, Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ).

- Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

- Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 2, Chương I, Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ).

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện, thành phố, thành phố thuộc tỉnh để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao.

- Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

- Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất.

- Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.

- Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

- Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Được,ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.

* Cơ cấu tổ chức (Điều 3, Chương I, Thông tư liên tịch số16/2015/TTLT- BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ).

- Trung tâm phát triển quỹ đất có giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

- Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thành phố, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất và các Chi nhánh

thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm phát triển quỹ đất và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Số lượng người làm việc của Trung tâm phát triển quỹ đất được giao trên cơ sở danh mục vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

* Cơ chế hoạt động (Điều 4, Chương I, Thông tư liên tịch số16/2015/TTLT- BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ).

Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức phát quỹ đất cấp Tỉnh được sử dụng các nguồn tài chính như sau:

i) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp), theo quy định hiện hành để phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

ii) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

Kinh phí quản lý và khai thác quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển; kinh phí quản lý và khai thác quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng. Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

iii) Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

v) Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

vi) Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. 2.3.1.2. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện

Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV ngày 08/01/2010 của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp tỉnh và cấp huyện). Trong đó, quy định Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính tương tự như Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh chỉ khác nhau về vị trí, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ cấu tổ chức và biên chế, cụ thể như sau:

* Vị trí và chức năng (Điều 1, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ):

- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập ở huyện, quận, thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ.

- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Về cơ cấu tổ chức và biên chế (Điều 3, điều 4, Chương I, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ):

- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc; việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của UBND cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện được thành lập tối đa không quá 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thành lập căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố, thành phố thuộc tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức PTQĐ cấp huyện theo đề nghị của Giám đốc Tổ chức PTQĐ và Trưởng phòng Nội vụ cấp huyện.

- Biên chế của Tổ chức PTQĐ cấp huyện là biên chế sự nghiệp do UBND cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Tổ chức PTQĐ cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. 2.3.2. Tình hình thành lập và loại hình hoạt động

2.3.2.1. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh

* Thực hiện Luật Đất đai 2003, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn cả nước tính đến tháng 12/2013 đã thành lập được 62/63 Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh (tỉnh Lào Cai chưa thành lập). Trong đó:

- Về cơ quan quản lý trực tiếp

+ Có 9 đơn vị trực thuộc UBND Tỉnh (tỉnh Vĩnh Phúc mới thành lập Ban GPMB và phát triển quỹ đất trực thuộc UBND tỉnh theo Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 trên cơ sở chuyển nguyên trạng Trung tâm PTQĐ trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; tỉnh Bình Phước mới có Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 về việc sáp nhập Trung tâm phát triển quỹ đất vào Quỹ phát triển đất);

+ Có 53 đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Tổ chức phát triển quỹ đất là một phòng thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất).

- Về loại hình hoạt động:

+ Có 13 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; + Có 49 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

* Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chủ động thực hiện thu hồi đất, tạo quỹ “đất sạch” để giao đất, cho nhà đầu tư thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ yếu do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện. Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì các địa phương phải hoàn thành việc kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất theo mô hình một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2015.

Đến năm 2016, đã có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc kiện toàn Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (gồm: Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Ninh Thuận, Điện Biên và Kon Tum). Trong đó: 03/24 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau); 21 Trung tâm hoạt động theo chế độ tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. (Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016).

Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Phát triển quỹ đất mới được kiện toàn thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một số Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp kiện toàn đã hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, điển hình như Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Trung tâm này có khoảng 600 công chức, viên chức với 11 chi nhánh ở các huyện, thành phố, thành phố thuộc tỉnh; hoạt động thuận lợi do nắm hồ sơ về đất đai, được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên có năng lực, tính chuyên nghiệp cao trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đáp ứng quỹ đất cho triển khai các dự án đầu tư. Đặc biệt là khi địa phương có các công trình thu hồi diện tích đất lớn thì Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp sẽ thuận lợi trong việc huy động lực lượng để tập trung thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư như việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian tới.

2.3.2.2. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)