Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 53)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Chính sách pháp luật quy định về công tác phát triển quỹ đất - Tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác phát triển quỹ đất.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. - Thời gian: Từ năm 2013 – 2017

3.1.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy;

- Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Cầu Giấy giai đoạn 2013 - 2017; - Thực trạng phát triển quỹ đất của quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2013 - 2017; - Đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất của quận Cầu Giấy;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển quỹ đất.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập số số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài tại một số cơ quan ở Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Sở Tài chính thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân cấp quận Cầu Giấy, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy.

Trên cơ sở các tài liệu đã có tại các cơ quan, ban ngành liên quan tiến hành nghiên cứu các nội dung về phát triển quỹ đất, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học của các tài liệu hiện có để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Công tác phát triển quỹ đất được đánh giá thông qua các tiêu chí/ chỉ tiêu: số dự án đưa vào sử dụng, diện tích đất đã thu hồi, tiền sử dụng đất nộp vào ngân

3.2.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Điều tra thu thập các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thực trạng công tác phát triển quỹ đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, cụ thể:

+ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội; + Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy; + Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy;

+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy;

+ Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội quận Cầu Giấy; + Một số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

- Đối với đối tượng cán bộ liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích, số lượng mẫu điều tra như sau: Phỏng vấn 30 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phát triển quỹ đất của Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy, cán bộ địa chính xã phường, để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất của quận Cầu Giấy và ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:

Trên cơ sở 51 dự án đã và đang thực hiện thu hồi 116,956 ha đất liên quan đến 3.104 hộ dân của quận Cầu Giấy từ năm 2013-2017, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu của Trung tâm Thông tin và phân tích số liệu Việt Nam, tại trang điện tử: http://www.vidac.org/vn. Cỡ mẫu được tính như sau:

n n = N 1 + N(e)2 Trong đó: n - Cỡ mẫu N - Tổng thể mẫu e - Sai số cho phép

Với độ tin cậy là 95% (sai số là 5%), cỡ mẫu cần tìm là:

nn =

N

= 3104 = 355

1 + N(e)2 1 + 3104 x 0,0025

Lựa chọn số phiếu điều tra với đối tượng hộ gia đình, cá nhân là: 355 phiếu, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.

- Đối với đối tượng tổ chức sử dụng đất liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Vì tổng thể đối tượng này không lớn, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp điểu tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích các tổ chức có liên quan đến công tác phát triển quỹ đất, đã được giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2013 – 2017 của quận Cầu Giấy, phỏng vấn thu thập ý kiến của 30 tổ chức, để điều tra ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.

Như vậy, tổng số phiếu điều tra là: 355 + 30 + 30 = 415 phiếu, được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội, môi trường của quận Cầu Giấy. 30 phiếu điều tra đối với cán bộ được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất.

3.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất của quận Cầu Giấy.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác động đến phát triển quỹ đất theo 5 mức độ: Rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất nhỏ được gán hệ số 1; Rất lớn được gán hệ số 5.

Phân cấp đánh giá công tác phát triển quỹ đất được tính toán theo nguyên tắc: - Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

a =

n Min Max

, trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a)

+ Cao: (min+3a) đến < (min+4a)

+ Trung bình: (min+2a) đến < (min+3a) + Thấp: từ (min+a) đến < (min+2a) + Rất thấp: < (min+a)

Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá công tác phát triển quỹ đất và các yếu tố ảnh hưởng được xác định: Rất cao: >= 4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến < 2,59; Rất thấp <1,8.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN CẦU GIẤY QUẬN CẦU GIẤY

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Quận Cầu Giấy có vị trí nằm ở phía tây Hà Nội, là khu vực có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, cùng với Mỹ Đình là trung tâm hành chính mới của Hà Nội, phía Bắc giáp với quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, phía tây giáp với quận Nam Từ Liêm, phía Đông giáp với quận Ba Đình, quận Đống Đa, quận Tây Hồ, phía Nam giáp với quận Thanh Xuân.

Việc Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía tây, nơi đang có tốc độ đô thị hóa, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đã mang đến nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển của quận, có thể xem quận Cầu Giấy là một trong những khu vực phát triển chính của Hà Nội. Cùng với lợi thế to lớn như vậy quận đã thu hút được sự đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh, đầu tư trên BĐS, qua đó phần nào cũng làm thị trường BĐS Cầu Giấy ngày càng sôi động, lượng giao dịch ngày càng tăng đặc biệt tại những khu vực có tiềm năng phát triển như Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Xuân Thủy,…

Về các đơn vị hành chính quận Cầu Giấy có 8 phường là: Quan Hoa, Dịch Vọng, Trung Hòa, Yên Hòa, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân.

Trên địa bàn quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với những khu vực phát triển như Mỹ Đình, chuỗi đô thị Hòa Lạc-Sơn Tây đang được đầu tư và xây dựng mạnh.

Với đặc điểm vị trí như vậy quận Cầu Giấy có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra những yêu cầu cho việc phát huy những thế mạnh,vai trò của quận đối với sự phát triển kinh tế thành phố Hà Nội nói chung và quận nói riêng.

4.1.1.2. Địa hình

Khu vực quận Cầu giấy có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5- 6 m. Với địa hình thuận lợi như vậy, việc phát triển kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu dân cư, đô thị mới ngày càng dễ dàng. Với điều kiện địa hình lý tưởng này khu vực quận ít xảy ra các hiện tượng thời tiết xấu, ví như đợt ngập úng vì mưa lớn ở Hà Nội rất nhiều khu vực các quận Đống Đa, Ba Đình bị ngập nặng, nhưng do có địa hình bằng phẳng và cao nên không nhiều khu vực trên địa bàn quận gặp tình trạng ngập úng kéo dài, như vậy địa hình phần

nào đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở, đất đai, tâm lý của người dân, những người có nhu cầu mua BĐS rõ ràng sẽ chọn những khu vực có địa hình thuận lợi cho các nhu cầu sinh sống, kinh doanh của mình, qua đó giá đất theo đà đó cũng có biến động, sẽ tăng ở khu vực có địa hình đẹp và giảm dần tại những khu vực có địa hình không được thuận lợi. Ngay cả trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng có những khu vực địa hình thuận lợi và những khu vực địa hình xấu. Khu vực địa hình thuận lợi như: Cầu Giấy, Xuân Thủy.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Khí hậu quận chịu ảnh hưởng chung của khí hậu thủ đô, thời tiết trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình năm 24 độ, tổng lượng mưa trung bình khoảng 1560 mm, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất từ 8-10 độ, độ ẩm trung bình là 84,5 %. Nói chung khí hậu quận tương đối trong lành dễ chịu, quận Cầu Giấy cũng là khu vực ít chịu các đặc điểm khí hậu bất thường,chính vì khí hậu ôn hòa nên dân cư tập trung đông qua đó làm nhu cầu về đất đai tăng qua đó giá đất quận qua các năm có những biến động theo xu hướng tăng,….

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy.

Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của quận đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 2013-2017 đạt tốc độ tăng trưởng 48%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 59 tỉ đồng (năm 2013), 101 tỉ đồng (năm 2014), và 107,1 tỉ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 2013-2017). Năm 2017, giá trị sản xuất nông ngiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2014 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa

sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn .

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2017

4.1.2.2. Về thương mại, dịch vụ

Về thương mại, dịch vụ, quận đã đầu từ 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hóa luân chuyển do quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 2013, năm 2017 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 2013 đạt 48 tỷ đồng và 80,2 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2013-2017) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.

Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 đạt 13.816.337 triệu đồng tăng 2.5 lần so với năm 2013 (5.526.534 triệu đồng). Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457.920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng – xây dựng chiếm 29,99%, đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị.

4.1.2.3. Về dân cư, nguồn lao động

Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị. Từ năm 2013 – 2017 có sự biến đổi như bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2013-2017

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017

Quan Hoa Người 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051

Nghĩa Tân Người 27.945 29.597 31.106 32.721 34.066

Nghĩa Đô Người 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374

Yên Hòa Người 20.428 21.623 22.739 23.920 14.903

Trung Hòa Người 18.918 20.025 21.059 22.152 23.063

Mai Dịch Người 25.156 26.627 28.002 29.456 30.667

Dịch Vọng Người 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870

Dịch Vọng Hậu Người 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086

Tổng Người 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86

Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04

Tỷ lệ tăng dân số % 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90

Mật độ dân số Người/km² 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282

Số người trong độ tuổi

lao động Người 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264

Lao động NN Người 0 0 0 0 0

Lao động CN – XD Người 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115

Lao động dịch vụ Người 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149

Nguồn: Phòng dân số quận Cầu Giấy Năm 2017 dân số của toàn quận là 208.080 người so với năm 2013 tăng 37.390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.341 người. Mật độ dân số năm 2013 ở mức 14177 người/km², nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km², 15781 người/km², 16600 người/km², 17282 người/km² vào các năm tương ứng 2014, 2015, 2016, 2017. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại

sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.

Về vấn đề số lượng và chất lượng lao động, bảng 4.2 dưới đây minh họa cơ cấu lao động của quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế.

Bảng 4.2. Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017

1. Số người trong độ tuổi

lao động 1000 Người 100,263 124,176 155,220 186,264

2. Số người đang làm việc

trong nền kinh tế 1000 Người 89,030 108,306 155,160 162,459

Tỷ lệ lao động Nông nghiệp % 5 0 0 0 Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 Dịch vụ % 48 79 80 79

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 49% năm 2012 lên 79% năm 2017, trong khi đó, cùng với việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngành nông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2017 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%.

Số người trong độ tuổi lao động của quận đều tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2014 là 100.263 người, đến năm 2015 tăng lên là 124.176 người, và năm 2017 là 186.264 người trong đó số người chưa có việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 53)