Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Cầu Giấy

4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1.Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy.

Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của quận đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 2013-2017 đạt tốc độ tăng trưởng 48%/năm. Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh đạt 59 tỉ đồng (năm 2013), 101 tỉ đồng (năm 2014), và 107,1 tỉ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất nơng nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 2013-2017). Năm 2017, giá trị sản xuất nông ngiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2014 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa

sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn .

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2017

4.1.2.2. Về thương mại, dịch vụ

Về thương mại, dịch vụ, quận đã đầu từ 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hóa luân chuyển do quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 2013, năm 2017 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 2013 đạt 48 tỷ đồng và 80,2 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2013-2017) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.

Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2017 đạt 13.816.337 triệu đồng tăng 2.5 lần so với năm 2013 (5.526.534 triệu đồng). Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457.920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng – xây dựng chiếm 29,99%, đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị.

4.1.2.3. Về dân cư, nguồn lao động

Dân số quận Cầu Giấy tồn bộ là dân số đơ thị. Từ năm 2013 – 2017 có sự biến đổi như bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2013-2017

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017

Quan Hoa Người 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051

Nghĩa Tân Người 27.945 29.597 31.106 32.721 34.066

Nghĩa Đô Người 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374

Yên Hòa Người 20.428 21.623 22.739 23.920 14.903

Trung Hòa Người 18.918 20.025 21.059 22.152 23.063

Mai Dịch Người 25.156 26.627 28.002 29.456 30.667

Dịch Vọng Người 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870

Dịch Vọng Hậu Người 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086

Tổng Người 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86

Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04

Tỷ lệ tăng dân số % 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90

Mật độ dân số Người/km² 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282

Số người trong độ tuổi

lao động Người 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264

Lao động NN Người 0 0 0 0 0

Lao động CN – XD Người 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115

Lao động dịch vụ Người 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng dân số quận Cầu Giấy Năm 2017 dân số của toàn quận là 208.080 người so với năm 2013 tăng 37.390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.341 người. Mật độ dân số năm 2013 ở mức 14177 người/km², nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km², 15781 người/km², 16600 người/km², 17282 người/km² vào các năm tương ứng 2014, 2015, 2016, 2017. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại

sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.

Về vấn đề số lượng và chất lượng lao động, bảng 4.2 dưới đây minh họa cơ cấu lao động của quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế.

Bảng 4.2. Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017

1. Số người trong độ tuổi

lao động 1000 Người 100,263 124,176 155,220 186,264

2. Số người đang làm việc

trong nền kinh tế 1000 Người 89,030 108,306 155,160 162,459

Tỷ lệ lao động Nông nghiệp % 5 0 0 0 Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 Dịch vụ % 48 79 80 79

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 49% năm 2012 lên 79% năm 2017, trong khi đó, cùng với việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thì lao động ngành nơng nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2017 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%.

Số người trong độ tuổi lao động của quận đều tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2014 là 100.263 người, đến năm 2015 tăng lên là 124.176 người, và năm 2017 là 186.264 người trong đó số người chưa có việc làm cịn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong năm 5 gần đây đã khơng cịn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh.

Lực lượng lao động trên địa bàn quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng cịn hạn chế. Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh

như Cầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của quận và những người này khó có thể tìm được một cơng việc phù hợp với trình độ của họ. Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu, khơng được đào tạo trình độ chun mơn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những cơng việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lưc lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho người lao động.

4.1.2.4. Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thơng trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của các quận Cầu Giấy là 38.8km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440m². Các trục đường phố chính trong quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngồi ra, trên địa bàn quận cịn có hệ thống đường liên xã (phường), liên quận, liên thôn (21.920 km với 197.440m² ) cùng 7 cây cầu với tổng chiều dài 350m, hai bãi đỗ xe: Gara Dịch Vọng với diện tích 3.7ha và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11ha, 16 điểm bán xăng.

Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn quận đã và đang được từng bước được cải tạo. Hệ thống thủy lợi, kênh mương của quận đã đáp ứng được về cơ bản cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy hoạch.

Vấn đề hạ tầng đô thị: quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295m² sử dụng. Bình quân 6.5m²/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m²/sinh viên tạm trú. Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhà ở tập trung hiện đại như:

- Khu đô thị mới Trung Yên: địa điểm phường Trung Hòa và n Hịa, diện tích 34.68ha, vốn đầu tư 281.61 tỷ đồng;

- Làng quốc tế Thăng Long: địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích 10.2ha tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD;

- Khu đơ thị mới Trung Hịa – Nhân Chính: địa điểm phường Trung Hịa, diện tích 65.27ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)