Năng lực sảnxuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch tổng hợp cho bộ phận sản xuất tại nhà máy bia việt nam (VBL) đà nẵng (Trang 41 - 45)

6. Tài liệu tổng quan

1.3.3. Năng lực sảnxuất

a. Khái niệm

Năng lực sản xuất hay còn gọi là công suất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, lao động và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm...) trong điều kiện xác định.

xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trƣờng hợp các bộ phận sản xuất sắp xếp theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất đƣợc xác định ở khâu yếu nhất.

Năng lực sản xuất là một đại lƣợng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lƣợng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý... thì năng lực sản xuất sẽ thay đổi.

b. Phân loại năng lực sản xuất

Có nhiều loại công suất khác nhau. Nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản lý, sử dụng công suất một cách chính xác và toàn diện hơn.

Công suất thiết kế: là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là:

- Máy móc thiết bị hoạt động bình thƣờng, không bị gián đoạn, không bị hỏng hóc hoặc bị mất điện

- Những yếu tố đầu vào đƣợc đảm bảo đầy đủ nhƣ nguyên liệu, nhiên liệu, lao động.

- Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo quy định hiện hành

Trong thực tế, công suất thiết kế là mức năng lực sản xuất khó có thể đạt đƣợc nhƣng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Công suất mong đợi (công suất hiệu quả):

Là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đƣợc khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dƣỡng, cân đối các hoạt động. Tuy nhiên không phải là lúc

nào doanh nghiệp cũng tổ chức đƣợc các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thƣờng có những trục trặc bất thƣờng làm cho khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra sẽ không đúng nhƣ dự kiến mong đợi.

Công suất thực tế:

Là mức sản lƣợng (đầu ra) thực tế mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong những điều kiện thực tế trong một đơn vị thời gian. Từ ba khái niệm công suất trên ngƣời ta có thể sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu đó là mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất để đánh giá trình độ quản lý sử dụng công suất của doanh nghiệp:

Mức hiệu quả của công suất = Công suất thực tế 100% Công suất hiệu quả

Mức độ sử dụng công suất = Công suất thực tế

100% Công suất thiết kế

Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất, đôi khi mức độ hiệu quả có thể cao nhƣng mức độ sử dụng công suất lại rất thấp. Điều này phản ánh trình độ quản lý sử dụng công suất không tốt. Ngƣợc lại, mức độ sử dụng công suất cao nhƣng mức hiệu quả lại không cao do chi phí sửa chữa, vận hành cao và quản lý máy móc, thiết bị chƣa tốt.

c. Các yếu tố hình thành nên năng lực sản xuất

Việc xây dựng và lựa chọn công suất chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố. Khi tiến hành xây dựng kế hoạch công suất cần tiến hành đánh giá, phân tích những nhân tố chủ yếu sau đây:

- Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự ổn định của nhu cầu và tính đồng nhất của sản phẩm và dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho lựa chọn phƣơng án công suất. Khi những chi tiết giống nhau thì khả năng của hệ thống để sản xuất những chi tiết này thƣờng nhanh hơn nếu nhƣ những chi tiết thƣờng xuyên thay đổi. Ngƣợc lại, sản phẩm và dịch

vụ càng đa dạng và thƣờng xuyên thay đổi thì việc quyết định lựa chọn công suất sẽ khó khăn và phức tạp.

- Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng. Quyết định lựa chọn công suất phải dựa trên sự phân tích, đánh giá trình độ, tính chất và năng lực của công nghệ. Chúng có ảnh hƣởng quyết định đến công suất của dây chuyền sản xuất và của doanh nghiệp. Việc lựa chọn công suất phải tính đến xu hƣớng phát triển của công nghệ trong tƣơng lai.

- Yếu tố về con ngƣời. Khả năng sản xuất phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm và trình độ tổ chức lao động¼ Bên cạnh đó, còn có những chính sách khuyến khích ngƣời lao động, ý thức và tinh thần tổ chức cũng có ảnh hƣởng tới công suất.

- Diện tích mặt bằng, nhà xƣởng. Diện tích mặt bằng và nhà xƣởng là điều kiện quan trọng liên quan đến khả năng quyết định lựa chọn công suất. Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng bến bãi tập kết và giao nhận nguyên liệu sản phẩm, công suất còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế mặt bằng, bố trí trang thiết bị trong khu vực sản xuất. Bố trí mặt bằng phải quan tâm đến những điều kiện nhƣ là ánh sáng, điều hoà thông gió, đây là những nhân tố có thể ảnh hƣởng tới hiệu suất của công việc.

- Những yêu cầu của doanh nghiệp. Những quy định về lƣợng hàng dự trữ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm cũng ảnh hƣởng tới công suất.

- Các yếu tố bên ngoài khác. Ngoài những yếu tố bên trong nhƣ phân tích ở trên, việc lựa chọn công suất còn phải xem xét đến những yếu tố bên ngoài nhƣ những tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm, những quy định của chính phủ về thời gian lao động, nguyên tắc an toàn lao động; tình hình thị trƣờng và mức độ cạnh tranh.

d. Các bước tính toán năng lực sản xuất:

Bƣớc 1: Vẽ sơ đồ khối dây chuyền sản xuất (PX hay doanh nghiệp)

Bƣớc 2: Tính năng lực của các bộ phận hay phân xƣởng trên dây chuyền theo bán thành phẩm.

Bƣớc 3: Tính đổi năng lực của bộ phận/phân xƣởng ra sản phẩm cuối cùng theo công thức Nis =Ni/ ais

Bƣớc 4: Vẽ biểu đồ so sánh năng lực sản xuất của các bộ phận so với bộ phận chủ đạo hoặc với kế hoạch sản xuất.

Bƣớc 5: Xác định năng lực thừa thiếu của các bộ phận so với bộ phận chủ đạo hoặc so với kế hoạch sản xuất

Bƣớc 6: tìm biện pháp nâng cao năng lực khâu yếu và tận dụng năng lực khâu thừa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch tổng hợp cho bộ phận sản xuất tại nhà máy bia việt nam (VBL) đà nẵng (Trang 41 - 45)