Thực trạng công tác dự báo từ 2012-2014

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch tổng hợp cho bộ phận sản xuất tại nhà máy bia việt nam (VBL) đà nẵng (Trang 62 - 68)

6. Tài liệu tổng quan

2.3.1. Thực trạng công tác dự báo từ 2012-2014

a. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường

* Nghiên cứu thị trƣờng

Hiện nay nhà máy chƣa có phòng Marketing, việc nghiên cứu thị trƣờng do phòng kinh doanh của nhà phân phối VBL đảm nhiệm mà trực tiếp làm việc là các nhân viên kinh doanh, quản lý bán hàng. Công ty giao cho mỗi nhân viên nhệm vụ quản lý một khu vực thị trƣờng mình phụ trách. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi thị trƣờng, trên cơ sở đó nghiên cứu và xem xét và quan sát xu hƣớng biến động của thị trƣờng về nhƣ câu sử dụng bia nói chung và nhu cầu sử dung sản phẩm của nhà máy nói riêng và của các đối thủ cạnh tranh.

Các nhân viên quản lý khu vực xác định nhu cầu, thị hiếu nhu cầu của

NGHIỀN NVL

Ngiền nguyên liệu

PHÂN XƢỞNG NẤU BIA

Nấu NVL Malt

Cho ra cháo malt

PHÂN XƢỞNG LÊN MEN, LỌC

Lên men từ cháo malt

Lọc men bia và làm lạnh cho ra thành phẩm bia PHÂN XƢỞNG CHIẾT, RÓT Vệ sinh, thanh trùng chai lọ

Chiết và rót bia vào chai, lon

BỘ PHẬN CƠ ĐIỆN

Cung câp điện cho may móc nhà máy

Giải quyết các sự cố về cơ điện

ngƣời tiêu dùng về các sản phẩm bia của công ty khác cung cấp. Từ đó, khoanh vùng thị trƣờng bia của công ty trên khu vực mình phụ trách. Nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh, thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc những mặt mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh để có đối sách cạnh tranh thích hợp nhằm mở rộng thị trƣờng trên khu vực mình phụ trách. Đề xuất ý kiến cho lãnh đạo giải quyết, nhằm lập kê hoạch và xây dựng các chính sách giá tiêu thụ linh hoạt và nhạy bén.

Thu thập thông tin thị trƣờng đƣợc thực hiện theo hai cách:

Nghiên cứu tại các văn phòng: các nhân viên phòng nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng thông qua các tài liệu, sách báo về số lƣợng và sự gia nhập mới của đối thủ cạnh tranh là chính, những chính sách thay đổi của nhà nƣớc có tác động đến ngành bia Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn phân tích, nghiên cứu thị trƣờng thông qua các số liệu tài chính kế toán, thống kê tiêu thụ của các năm trƣớc. Song nguồn tài liệu này vẫn còn nhiều hạn chế về tính toàn diện và độ chính xác của dự báo thu thập đƣợc.

Nghiên cứu thực tế: Nhà máy thƣờng xuyển tổ chức cán bộ đi khảo sát thực tế thị trƣờng để nắm bắt khả năng tiêu thụ của thj trƣờng đối với các sản phẩm bia, thu thập phản hồi về các sản phẩm bia do nhà máy cung cấp.

Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trƣờng vẫn còn chƣa tốt và thật sự chính sác do tính chuyên nghiệp và do việc không có một phòng marketing riêng biệt để đảm trách việc phân tích và dự báo thị trƣờng. Nên dự báo thị trƣờng về nhịp độ tăng trƣởng của nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế.

* Dự báo thị trƣờng

Trên cơ sở những số liệu nghiên cứu thị trƣờng từ phòng kinh doanh cung cấp, bộ phận kế hoạch của nhà máy sẽ tiến hành công tác dự báo nhu cầu thì trƣờng cho từng quý từ đó họ sẽ có cơ sở để lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng từng tuần cho các đơn vị sản xuất của nhà máy

Về nguồn dự bào:

Từ phòng kinh doanh: đây là những đánh giá phân tích, nghiên cứu thị trƣờng của nhân viên kinh doanh về xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm bia của nhà máy. Nhịp độ tăng trƣởng thị trƣờng . Từ những số liệu này ban lãnh đạo nhà mày sẽ có nhƣng đánh giá và đƣa ra các chỉ tiêu sản xuất về quy mô, phân bổ sản lƣợng cho toàn nhà máy. Tuy nhiên, đây là nguồn dữ liệu chỉ mang tính tham khảo, hỗ trợ đƣa ra quyết định

Từ phòng quản lý kê hoạch của tổng công ty: nguồn dự báo từ bộ phân mang tính chiến lƣơc và quyết định kế hoạch sản xuất cho toàn nhà máy. Bộ phận này đƣa ra các dự báo từ các phƣơng pháp tính toán riêng biệt của tổng công ty. Phòng kế hoạch của nhà máy sẽ lấy những dự báo này làm cơ sở chính để phân bổ sản lƣợng cho nhà máy. Tuy nhiên, nguồn này cũng không hẳn có tính chính xác cao, chúng vẫn có những sai lệch quá lớn cụ thể trong năm 2012 sai lệch giữa dự báo và thực tế về nhu cầu thị trƣờng đã lên đên gấp 4 lần. Ta có thể xem mức chênh lệch về độ sai số dự báo của nhà máy từ 2012 đến 2014.

Bảng 2.2. Bảng so sánh mức chênh lệch giữa dự báo và thực thế của nhà máy

Dự báo Thực tế Chênh lệch

2012 307,793,418 59,177,938 420%

2013 157,446,642 136,634,400 15%

2014 180,567,459 169,889,570 6%

b. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo

Có rất nhiều nhân tố tác động tác động đến nhu cầu sử dụng bia của ngƣời tiêu dùng Đà Nẵng. Từ sự phát triển nền kinh tế việt nam làm thay đổi thu nhập, sở thích của khách hàng, độ tuổi sử dụng bia, Từ những nghiên cứu ta có thể liệt kê các yếu tố đang tác động đên nhu cầu sử dụng bia tại Đà Nẵng:

Bảng 2.3. Thống kê độ tuổi dùng bìa

Uống bia Larue Tổng(số

ngƣời) Có(số ngƣời) Không(số ngƣời)

<15 tuổi 15-20 tuổi 20-25 tuổi 25-30 tuổi 30-40 tuổi >40 tuổi 2 17 44 100 13 7 1 2 9 4 1 0 3 19 53 104 14 7 Tồng 183 17 200

(Nguồn: Nghiên cứu yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đà nẵng đối với sản phẩm bia larue)

Khảo sát cho thấy số tuổi dùng bia larue nhiều nhất là từ 25 – 30 tuổi. Tiếp đến là 20 – 25 tuổi trong 200 ngƣời nguyên cứu. Cụ thể, có 100 ngƣời dùng bialarue trên 104 ngƣời từ 25 – 30 tuổi và có 44 ngƣời dùng bia larue dùng bialarue trên 53 ngƣời. Độ tuổi ít dùng bia larue nhất là độ tuổi nhỏ hơn 15 chỉ có 2 ngƣời dùng bia larue, nguyên nhân có thể là do chƣa đủ tuổi dùng thức uống có cồn, đó cũng là ý thức của mỗi ngƣời, là quy định của pháp luật. Thƣờng trong gia đình ở Việt Nam các bậc phụ huynh không cho con cái uống rƣợu bia khi chƣa trƣởng thành.

* Về giới tính

Bảng 2.4. Thống kê sử dụng bia theo giới tính

Uống bia Larue Tổng(số

ngƣời) Có(số ngƣời) Không(số ngƣời)

Nam 126 6 132

Nữ 59 9 68

Tổng 185 15 200

(Nguồn:Nghiên cứu yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đà nẵng đối với sản phẩm bia larue)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn số lƣợng ngƣời dùng bia larue là ngƣờimang giới tính nam. Có 126 ngƣời trên 132 ngƣời nam dùng bia larue và có 59 ngƣời trên 68 ngƣời nữ dùng bia larue

Tuy nhiên, các yếu tố chỉ mang tính chất tác động vào nhu cầu sử dụng các sản phẩm bia của nhà máy. Khi thông kê các sản lƣợng từ giai đoạn 2012- 2014, Nghiên cứu đã phát hiện ra một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sản lƣợng nhất đó là tính thời vụ

* Tính thời vụ

Ta có số liệu thống kê sản lƣơng sản xuất từ giai đoan 2012-2014 nhƣ sau:

Hình 2.3. Sản lượng thức tế năm 2012

Hình 2.5. Sản lượng thức tế năm 2014

Từ những kết quả trên ta có thể thấy sản lƣợng bia tăng mạnh từ giai đoạn từ tháng 7 đén tháng 12 là giai đoạn sản lƣợng bia phát triển mạnh mẽ nhất. Nó cũng đặc thù cho tính thời vụ của ngành bia tại Đà Nẵng . Ta có thể thấy những đặc tính thời vụ trong giai đoạn này nhƣ sau:

-Là giai đoạn mùa hè tại đà nẵng từ tháng 7 đến tháng 9, với nhiều lễ hội trong dịp hè. Bên cạnh đó, tại đà nẵng giai đoạn Đà Nẵng đón lƣợng khách lớn du lịch đến thăm quan du lịch và nghỉ ngơi

-Vào mùa hè, nhu cầu giải khát của ngƣời dân là rất lớn. Các sản phẩm bia đƣợc ƣu chuộng hơn các loại thức uống khác

-Những tháng cuôi trong năm, nhà máy thƣờng xuyên phải tăng ca đẩy mạnh sản xuất để có thể tịch trữ bia phục vụ cho nhu cầu tăng mạnh và lớn trong nhƣng tháng cuối năm

Nhƣ vậy, trong các nhân tố tác động đến nhu cầu thì nhân tố thời vụ có tác động mạnh mẽ nhất đến công tác dự báo sản lƣợng của nhà máy. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác dự báo nhu cầu của nhà máy.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch tổng hợp cho bộ phận sản xuất tại nhà máy bia việt nam (VBL) đà nẵng (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)