8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoạ
thông minh (Jongepier, 2011)
Mục đích của nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố lợi ích cảm nhận, sự giải trí, dễ sử dụng cảm nhận, ảnh hƣởng xã hội, sự lo lắng (an ninh và riêng tƣ) đến ý định mua điện thoại thông minh.
Tác giả dựa trên mô hình TAM kết hợp các yếu tố sự giải trí, ảnh hƣởng xã hội, sự lo lắng (an ninh và riêng tƣ) đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh nhƣ sau:
Hình 1.10. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh (Jongepier, 2011)
Sự lo lắng Sự giải trí Ý định mua Dễ sử dụng cảm nhận Ảnh hƣởng xã hội Lợi ích cảm nhận
- Sự lo lắng (an ninh và riêng tƣ):
Mối quan tâm của ngƣời sử dụng về các vấn đề an ninh và sự riêng tƣ liên quan đến việc dùng điện thoại thông minh.
* Thang đo sự lo lắng (an ninh và riêng tƣ) đƣợc đo bằng các chỉ báo: + Thoải mái dùng điện thoại thông minh để lƣu trữ thông tin cá nhân + Tin rằng dữ liệu và thông tin cá nhân đƣợc đảm bảo trong điện thoại thông minh
+ Lo lắng sự riêng tƣ bị ảnh hƣởng bởi việc dùng điện thoại thông minh
- Ảnh hƣởng xã hội:
* Thang đo ảnh hƣởng xã hội đƣợc đo bằng các chỉ báo: + Dùng điện thoại thông minh sẽ thể hiện địa vị xã hội
+ Ngƣời mà dùng điện thông minh sẽ thể hiện đƣợc sự uy tín hơn là ngƣời không dùng nó
+ Lời khuyên của mọi ngƣời xung quanh ảnh hƣởng đến ý định mua điện thoại thông minh
- Lợi ích cảm nhận:
Lợi ích cảm nhận đƣợc định nghĩa là cách mà ngƣời tiêu dùng tin rằng điện thoại thông minh có thể đƣợc tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của họ. Nhƣ vậy, nó liên quan đến mức độ mà một khách hàng tiềm năng tin rằng một điện thoại thông minh cho phép họ cảm thấy hiệu quả hơn và họ tin rằng việc sử dụng một thiết bị nhƣ vậy sẽ đƣợc thuận tiện.
* Thang đo lợi ích cảm nhận đƣợc đo bằng các chỉ báo:
+ Dùng điện thoại thông minh giúp tôi có thể hoàn thành các công việc nhanh hơn
+ Dùng điện thoại thông minh sẽ làm tôi có năng lực hơn
+ Dùng điện thoại thông minh sẽ làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng
Đề cập đến mức độ mà một ngƣời sử dụng điện thoại thông minh để đƣợc vui vẻ.
* Thang đo sự giải trí đƣợc đo bằng các chỉ báo: + Dùng điện thoại thông minh, cảm thấy thích thú + Dùng điện thoại thông minh, cảm thấy đƣợc thƣ giãn
+ Dùng điện thoại thông minh, muốn khám phá nhiều thiết bị hơn nữa
- Dễ sử dụng cảm nhận:
Có thể đƣợc mô tả nhƣ là mức độ mà ngƣời dùng sẽ thấy dễ dàng sử dụng mà không có nhiều nỗ lực trí óc.
* Thang đo dễ sử dụng cảm nhận đƣợc đo bằng các chỉ báo: + Kiến thức về tính năng điện thoại thông minh là dễ hiểu + Sử dụng điện thoại thông minh đòi hỏi ít sự nỗ lực trí óc + Việc sử dụng điện thoại thông minh là dễ dàng
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận các thang đo đều đáng tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha cao (từ 0.7 đến 0.79). Đồng thời, tác giả đã chứng minh được rằng: sự lo lắng (sig = 0.014, β = 0.29) có tác động tích cực đến ảnh hưởng xã hội; ảnh hưởng xã hội tác động thuận chiều đến lợi ích cảm nhận; ảnh hưởng xã hội (sig = 0.022, β = 0.27), dễ sử dụng cảm nhận (sig = 0.009, β = 0.31) có ảnh hưởng tích cực đến sự giải trí; lợi ích cảm nhận (sig = 0.005, β = 0.32), sự giải trí (sig = 0.009, β = 0.3) có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua.
Qua một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua điện thoại thông minh nhƣ trên, chúng ta có thể tóm tắt những nhân tố mà các tác giả nghiên cứu tác động chủ yếu đến ý định mua điện thoại thông minh của khách hàng là :
- Các yếu tố cá nhân
- Sự tiện lợi - Sự phụ thuộc - Giá - Tính năng sản phẩm - Ảnh hƣởng xã hội - Sự giải trí - Sự phức tạp - Lợi ích cảm nhận - Dễ sử dụng cảm nhận
- Sự tiến bộ (so với sản phẩm thay thế hay cạnh tranh)
- Sự tƣơng thích
- Sự lo lắng (an ninh và riêng tƣ)