Các nhân tố nội sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 40)

7. Kết cấu đề tài

1.3.1. Các nhân tố nội sinh

a.Quy mô ngân hàng

Đây là nhân tố đƣợc hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại quan tâm, thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ tổng tài sản, số lƣợng chi nhánh, số lƣợng trạm ATM, số lƣợng lao động hay tổng thu nhập…Nhân tố này đại diện cho tính hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng. Theo Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) quy mô ngân hàng dự kiến sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động ngân hàng nếu có sự hiệu quả theo quy mô. Mặt khác, nếu việc đa dạng hóa dẫn đến rủi ro cao hơn thì tác động là ngƣợc lại. Và trong nghiên cứu của chính tác giả đối với các ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2008 đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Short (1979) khi cho rằng các ngân hàng lớn có lợi hơn khi họ có thể huy động vốn với chi phí thấp. Tƣợng tự, Chu & Lim (1998) chỉ ra rằng các ngân hàng lớn có thể thu hút thêm tiền gửi sau đó cho vay nhiều hơn, dẫn đến sự chênh lệch lãi suất lớn hơn. Randhawa & Lim (2005) cho rằng các ngân hàng nhỏ với lƣợng tiền gửi nhỏ có thể phải nhờ đến các nguồn vốn mua trên thị trƣờng liên ngân hàng mà điều đó thì tạo ra chi phí cao hơn. Bikker & Hu (2002), Goddard et al. (2004) cũng chỉ ra sự tác động của quy mô ngân hàng đối với lợi nhuận thông qua vốn. Các tác giả khác nhƣ Sangeeta D.Misra

(2015), Pasiouras & Kosmidou (2007), Berger et al. (1987) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, Hassan Ghodrati & Mohammad Ghasemi (2014) chỉ ra rằng tổng tài sản có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Theo họ, một ngân hàng không thể tiết kiệm đƣợc chi phí đáng kể bởi việc mở rộng quy mô của nó. Bên cạnh đó, nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) cũng đã chỉ ra không phải lúc nào quy mô lớn cũng đồng nghĩa với hiệu quả, việc quan trọng là mỗi ngân hàng thƣơng mại cần tìm ra điểm quy mô hiệu quả cho riêng mình để tránh lãng phí nguồn lực. Một số tác giả khác nhƣ Micro et al. (2007) và Nader Naifar (2010) thì không tìm thấy mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô ngân hàng hoặc nếu có thì sự tác động này cũng không mang tính quyết định.

b.Rủi ro tín dụng

Đây là nhân tố thể hiện cho chất lƣợng tài sản của ngân hàng thƣơng mại, khi rủi ro tín dụng thấp sẽ mang đến sự an toàn trong hoạt động cho vay và tạo ra nguồn thu cho ngân hàng. Đại lƣợng thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng cho rủi ro tín dụng là nợ xấu so với tổng dƣ nợ hay dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng tài sản, dƣ nợ/tổng tài sản. Theo Miller & Noulas (1997) khi mà ngân hàng càng có nhiều khoản cho vay có rủi ro cao thì càng dễ rơi vào việc mất khả năng thanh toán và dẫn đến làm cho lợi nhuận giảm. Hai tác giả này cũng chỉ ra rằng sự giảm sút trong việc lập dự phòng đối với các khoản vay bị tổn thất là điều kiện cơ bản để làm tăng lợi nhuận. Đó cũng là quan điểm của Thakor (1987) khi cho rằng sự tăng dự phòng các khoản cho vay có rủi ro là dấu hiệu không tốt về chất lƣợng tài sản ngân hàng và là tín hiệu cho sự thay đổi hiệu quả hoạt động trong tƣơng lai.

Các kết quả nghiên cứu thực tế đã chứng minh đƣợc cả tác động tích cực và tiêu cực của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các tác

giả Sangeeta D.Misra (2015), Miller & Noulas (1997), Dietrich & Wanzenried (2011), Emmanuel Iatridis (2012), Bourke (1989), Molyneux & Thornton (1992), Eze Simpson Osuagwu (2014), Raoudha Bejaoui & Houssam Bouzgarrou (2014) đã chứng minh đƣợc mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể phản ánh một thực tế là các ngân hàng tiếp xúc với các khoản vay có rủi ro cao thì tiểm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán cao hơn những ngân hàng khác và chính điều này làm giảm lợi nhuận. Ngƣợc lại, hai nghiên cứu của Abreu & Mendes (2002) và Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) thì cho thấy mối quan hệ tích cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng.

c. Khả năng thanh khoản

Việc kiểm soát khả năng thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng. Một ngân hàng có tính thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc khó có thể đáp ứng các yêu cần vay mới trong trƣờng hợp chƣa thu hồi đƣợc những khoản vay trong hạn cũng nhƣ dễ gặp rủi ro trƣớc những biến động hằng ngày khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt. Ngƣợc lại, việc giữ một tỷ lệ thanh khoản quá cao cũng khiến ngân hàng bị ứ đọng vốn, mất đi những cơ hội đầu tƣ sinh lời.

Khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể đƣợc đánh giá qua nhiều tỷ số, trong đó Morteza Soltani, Mehdi Eshdi Esmaili, Majid Hassan Poor, Hossein Karami (2013) đã sử dụng tỷ lệ Dƣ nợ so với tiền gửi để đại diện cho tính thanh khoản, đây đƣợc xem là chỉ tiêu khá tốt và chính xác. Tỷ lệ này càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) đã tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều của tỷ số tiền gửi/dƣ nợ với hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011. Hay Eze Simpson Osuagwu (2014) cũng đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ số này với lợi nhuận của các ngân hàng Nigeria.

Ngoài ra, tính thanh khoản còn đƣợc xác định thông qua các tỷ số của tổng nợ/tổng tài sản, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/tổng tài sản…Trong nghiên cứu của Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) đã sử dụng tỷ lệ Tổng dƣ nợ/Tổng tài sản nhƣ là chỉ tiêu đại diện cho khả năng thanh khoản và nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều của tỷ lệ này với hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sangeeta D.Misra (2015) đã đƣa vào phân tích mối quan hệ giữa tỷ số tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản và mức sinh lời của ngân hàng. Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ này và lợi nhuận ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2011, điều này cho thất việc các ngân hàng nắm giữa các tài sản có tính lỏng cao thì kèm theo đó là một mức sinh lời thấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nader Naifar (2010) lại cho thấy mối quan hệ tích cực giữa Tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao/Tổng tiền gửi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisia từ năm 1999 – 2007. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cũng chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng nhƣ Molyneux & Thornton (1992), Guru et al. (2002) tìm ra mối quan hệ tiêu cực và đáng kể giữa mức độ thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng hay Bourke (1989) và Kosmidou et al (2005) thì tìm thấy mối quan hệ tích cực.

d.Khả năng tự chủ tài chính

Đại lƣợng thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng tự chủ tài chính là chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ Vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản. Theo Sufian (2009) thì một cơ cấu vốn lành mạnh là điều cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển vì nó giúp ngân hàng thêm sức mạnh để chịu đựng các cuộc khủng hoảng tài chính và tăng độ an toàn cho ngƣời gửi tiền trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Hơn nữa, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nghĩa là đòn bẩy và rủi ro cao, do đó, lợi nhuận sẽ cao hơn cho những ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu tốt hơn.

Trong các nghiên cứu trƣớc đây của Bourke (1989), Demirguc – Kunt & Huizinga (1999), Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012), Sangeeta D.Misra (2015), Abreu & Mendes (2002), Goddard et al (2004), Naceur & Goaied (2001), Pasiouras & Kosmidou (2007), Nguyễn Việt Hùng (2008) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng. Điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu ổn định đối mặt với nguy cơ phá sản thấp, do đó làm giảm chi phí vốn tài trợ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nader Naifar (2010) cũng chỉ ra đƣợc mối quan hệ tích cực này nhƣng không phải là nhân tố có quyết định đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2013) và nghiên cứu của Hassan Ghodrati & Mohammad Ghasemi (2011) lại chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng. Còn đối với nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh thì không tìm thấy mối quan hệ nào giữa hiệu quả hoạt động và khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng.

e. Chi phí ngoài lãi /Tổng tài sản

Đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin về những chi phí hoạt động khác của ngân hàng. Yếu tố này đại diện cho toàn bộ mức lƣơng cũng nhƣ chi phí cho việc chạy thiết bị văn phòng. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản dự kiến sẽ là tiêu cực bởi vì các ngân hàng có hiệu quả hơn khi giữ cho các chi phí hoạt động thấp. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ mới nhƣ ATM hay phƣơng tiện tự động khác có thể gây ra chi phí tiền lƣơng để rơi, nghĩa là vốn đƣợc thay thế cho lao động.

Trong nghiên cứu của Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) đã đƣa tỷ lệ này vào phân tích và tác giả đã tìm thấy mối quan hệ tích cực với lợi nhuận ngân hàng, điều này trái ngƣợc với dự kiến ban đầu. Có thể giải thích cho điều này bằng quan điểm của Sathye (2001) khi cho rằng

trình độ quản lý tốt và chuyên nghiệp thì đòi hỏi mức thù lao cao hơn, do đó mối quan hệ tích cực với lợi nhuận là điều tự nhiên. Hơn nữa, theo Haessens et al. (2001) mặc dù đội ngũ nhân viên có thể dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng ở các nƣớc có thu nhập thấp nhƣng nó không đúng cho những ngân hàng hoạt động ở những nƣớc có thu nhập trung bình và cao. Bên cạnh đó, mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng đã đƣợc Eze Simpson Osuagwu (2014) đã chỉ ra trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng Nigeria. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Athanasoglou et al. (2008), Molyneux & Thornton (1992), Nader Naifar lại chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chi phí ngoài lãi và lợi nhuận ngân hàng.

f. Quyền sở hữu

Mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng và quyền sở hữu có thể tồn tại. Các ngân hàng tƣ nhân dự kiến sẽ có hiệu suất cao hơn so với các ngân hàng nhà nƣớc. Short (1979) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu nhà nƣớc và hiệu suất ngân hàng. Barth et al. (2004) báo cáo rằng sở hữu nhà nƣớc của các ngân hàng có liên quan tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động.

g.Tuổi của ngân hàng

Theo Beck et al. (2005) cho rằng các ngân hàng đã thành lập và có tuổi thọ lâu đời có thể có lợi thế hơn những ngân hàng thành lập tƣơng đối mới. Và trong nghiên cứu của họ trên thị trƣờng Nigeria cho thấy các ngân hàng lớn tuổi thì đạt đƣợc hiệu quả kém hơn các ngân hàng mới. Điều này trái ngƣợc với giả định đƣợc nêu ra, có thể các ngân hàng mới chú trọng hơn về dịch vụ và có những cải tiến tốt hơn những ngân hàng cũ do đó đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)