CÁC KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90 - 101)

7. Kết cấu đề tài

4.1. CÁC KẾT LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” với giai đoạn nghiên cứu là 5 năm 2010 -2014, tác giả đi xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu phù hợp trong điều kiện tại Việt Nam dựa trên nền tảng các nghiên cứu trƣớc đó. Nghiên cứu với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP đã niêm yết, từ đó đƣa ra một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra đƣợc một số kết luận sau:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết đạt mức bình quân là 12,22%. Trong 09 NHTMCP niêm yết, có 05 ngân hàng có mức sinh lời khá cao nhƣ NHTMCP Quân đội, NHTMCP Công thƣơng Việt Nam, NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, NHTMCP Á Châu, 04 ngân hàng có mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn mức trung bình, đó là NHTMCP Quốc dân, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Sài Gòn thƣơng tín. Trong đó, NHTMCP Quốc dân có mức sinh lời qua các năm là thấp nhất, đẩy NVB đứng trƣớc yêu cầu tái cấu trúc rất lớn.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động chịu tác động của 04 nhân tố là quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí ngoài lãi và tốc độ tăng trƣởng GDP. Ngân hàng nào có quy mô càng lớn, tổng tiền gửi càng lớn thì càng đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động. Đây là điều phù hợp với 3 mục tiêu của ngân hàng là: tăng trƣởng, sinh lời và kiểm soát rủi ro. Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Sự tăng trƣởng tín dụng ồ ạt trong thời gian trƣớc mà

thiếu sự quản trị tốt về chất lƣợng, đến thời điểm này nợ xấu bùng nổ và tác động to lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng càng tăng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm sút. Để giải quyết nợ xấu, các ngân hàng cần đến nhiều nguồn lực, chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm đi và ảnh hƣởng rõ rệt đến lợi nhuận ngân hàng. Một nhân tố khác cũng có sự tác động đến hiệu quả hoạt động đó là tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và hiệu quả hoạt động. Chi phí ngoài lãi chƣa đƣợc kiểm soát và khai thác hiệu quả, một phần đến từ việc quản trị chƣa tốt. Nhân tố cuối cùng rút ra từ mô hình là một nhân tố ngoại sinh, thuộc nhóm kinh tế vĩ mô đó là tốc độ tăng trƣởng GDP. Khi tốc độ tăng trƣởng GDP càng cao thì tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Điều này là phù hợp trong thực tế, chỉ khi nền kinh tế phát triển, ổn định thì mới tạo ra môi trƣờng tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng thƣơng mại.

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Từ những kết luận về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 09 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam, có thể thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bị tác động bởi 04 nhân tố là quy mô ngân hàng, cụ thể là tổng tiền gửi, rủi ro tín dung (tỷ lệ nợ xấu), tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng GDP. Vì vậy, tác giả xin đƣa ra một số hàm ý, chính sách đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nƣớc.

4.2.1. Đối vớ các n ân àn t ƣơn mại

Ta thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, cụ thể ở đây là quy mô tổng tiền gửi. Vì là một nhân tố có mối tƣơng quan dƣơng với hiệu quả hoạt động, việc gia tăng tổng tiền gửi có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động

của NHTM. Nguồn tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại đến chủ yếu từ tiền gửi của các khách hàng ngân hàng, trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Do đó, để gia tăng tiền gửi có nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên, với mục tiêu cuối cùng là gia tăng hiệu quả hoạt động lâu dài thì các NHTM cần có các biện pháp mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, uy tín của ngân hàng và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi khai thác đƣợc. Tuy nhiên không phải NHTM nào cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô về vật chất bởi điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng và những quy định của chính phủ, nhất là các NHTM có vốn điều lệ nhỏ.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô tổng tiền gửi, các ngân hàng cần phải phân tích cơ cấu vốn và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu ổn định hoạt động ngân hàng và đặc biệt hƣớng đến lợi nhuận. Nghĩa là, các ngân hàng phải có chiến lƣợc làm sao tạo đƣợc nguồn vốn ổn định để có thể sử dụng và xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, giảm chi phí vốn ở mức thấp nhất.

Rủi ro tín dụng là nhân tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Vì thế để tạo ra một sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả lâu dài các ngân hàng cần có biện pháp để xử lý nợ xấu đang tồn đọng và xây dựng cho mình quy trình tín dụng chặt chẽ. Để giải quyết bài toán nợ xấu triệt để, các ngân hàng phải đi tìm căn nguyên của nợ xấu xuất phát từ đâu, do đâu mà có. Khi đã tìm ra đƣợc bản chất, điểm mấu chốt thì mới có giải pháp thích hợp để xử lý. Việc các NHTM giấu dốt là không nên, né tránh khi nói về nợ xấu sẽ tạo ra những hệ lụy xấu hơn, chỉ làm vấn đề nợ xấu đi vào vòng lẩn quẩn.

Một điều các ngân hàng thƣơng mại cũng cần cân nhắc ở đây là, cả tổng tiền gửi và rủi ro tín dụng đều có tác động đến hiệu quả hoạt động, nhƣng sự

tác động là ngƣợc chiều nhau. Trên góc độ thực tế, càng có nhiều tiền gửi thì đòi hỏi các ngân hàng phải cho vay và đầu tƣ nhiều hơn, mà nhƣ vậy thì rủi ro tín dụng lại càng tăng. Vì thế, đòi hỏi các ngân hàng phải đề ra cho mình một chiến lƣợc huy động và cho vay hợp lý và điều này là một thử thách không nhỏ đối với tất cả các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay.

4.2.2. Hàm ý c ín sác đối với n à nƣớc và các cơ quan quản lý n à nƣớc

Để tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động tốt thì chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và cơ quan chức năng liên quan cần có những chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM trong nƣớc, về phía chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đối với những ngân hàng hoạt động yếu kém, quy mô nhỏ, ngân hàng nhà nƣớc cần có phƣơng án để tái cấu trúc sao cho hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng, ngân hàng và sự lành mạnh của hệ thống tài chính.

Khuyến khích các ngân hàng trong việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, tăng tính cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ giữa các nhóm ngân hàng.

Đối với việc xử lý nợ xấu, vai trò của ngân hàng nhà nƣớc và chính phủ là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý, chính phủ và nhà nƣớc đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo môi trƣờng hoạt động bình đẳng, thông suốt.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động đặc thù phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các ngành khác. Vì vậy, việc đƣa ra các giải pháp gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn để tiêu thụ hàng hóa là rất quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có chính sách biện pháp quản lý phù hợp

để thúc đẩy và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cho phép thí điểm nhiều mô hình kinh tế mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, tạo môi trƣờng quản lý thông thoáng, quy trình giải quyết nhanh chóng. Tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng theo hƣớng đồng bộ, hiện đại hóa gắn với phát triển các vùng kinh tế tiềm năng. Một khi làm tốt những điều ấy thì tất yếu nền kinh tế sẽ phát triển, tốc độ tăng trƣởng cao và từ đó tạo ra môi trƣờng tốt cho các doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các ngân hàng thƣơng mại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng này, luận văn đã đƣa ra những kết luận cơ bản nhất về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Từ đó, tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thƣơng mại. Các kiến nghị tập trung vào tƣơng quan giữa các nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả hoạt động ngân hàng bao gồm: quy mô, rủi ro tín dụng, tiền gửi khách hàng, tốc độ tăng trƣởng GDP. Từ đó đƣa ra những kiến nghị tới các ngân hàng thƣơng mại, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

1. Những kết quả đạt đƣợc

a. Về nghiên cứu lý thuyết

- Hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

- Bằng thống kê mô tả và phân tích, đề tài đã xây dựng mô hình để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động trong ngân hàng.

b. Về ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài đã khái quát chung các đặc trƣng của ngành ngân hàng và tình hình hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

- Đề tài lựa chọn 8 nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích và sử dụng mô hình hồi quy thì có 04 nhân tố thực sự có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là: quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trƣởng GDP. Đây đƣợc xem là bằng chứng thực nghiệm để chứng minh thêm sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

- Từ đó, đề tài cũng đã đƣa ra một số hàm ý chính sách để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

2. Hạn chế của nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu của đề tài lựa chọn là phạm vi 09 NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, số liệu phân tích chỉ giới hạn trong giai đoạn 2010 - 2014 nên kết quả có thể chƣa thực sự phản ánh chính xác cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Số liệu phân tích đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng nên chủ yếu là phản ánh trên số liệu sổ sách, chƣa xét đến giá trị thị trƣờng.

- Mô hình chỉ mới giải thích đƣợc gần 50% sự thay đổi của biến phụ thuộc, vì thế sẽ còn nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM mà nghiên cứu chƣa đƣa vào.

3. Hƣớng nghiên cứu và phát triển sau k oàn t àn đề tài

- Thêm biến vào mô hình nhƣ biến tỷ giá hối đoái, mức cung tiền, tuổi ngân hàng, sở hữu ngân hàng…để mô hình chính xác và giải thích nhiều hơn sự biến thiên của hiệu quả hoạt động.

- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhƣ phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA) hay phân tích đƣờng biên (SFA), chỉ số sản xuất Malmquist để kiểm tra sự tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

[1] Dang- Thanh Ngo (2012), Measuring the performance of the banking system case of VietNam (1990-2010), Journal of applied finance and banking, Vol.2, No.2, pp 289-312.

[2] Eze Simpson Osuagwu (2014), Determinants of bank profitability in Nigeria, International Journal of economics and finance, Vol.6, No.12, pp 44-58.

[3] Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012),

Determinants of bank performance in a developing economy: Does bank origins matters, Global Business review, pp 1-23.

[4] George Emmanuel Iatridis (2012), Bank profitability determinants under IFRSs, Int.J.Economics and Accounting, Vol.3, No.1, pp 77-82.

[5] Hassan Ghodrati and Mohammad Ghasemi (2014), Determinants of

Iranian bank profitibility, Management science letters 4, pp 759-764.

[6] Nader Naifar (2010), The determinants of bank performane: an analysic of

theory and pratice in the case of an emerging market, Int. J. Business environment, Vol.3, No.4, pp 460-471.

[7] Raoudha Bejaoui, Houssam Bouzgarrou (2014), Determinants of Tunisian

bank profitibility, The International journal of business and finance research, Vol.8, No.4, pp 121-133.

[8] Sangeeta D.Misra (2015), Determinants of bank profitability in India, Int. J. Indian culture and business management, Vol.10, No.2, pp 193-209.

Tài liệu tiếng Việt

[1] Báo cáo tài chính đã kiểm toán theo từng quý của 09 ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc niêm yết tại Việt Nam.

[2] PGS.TS Lâm Chí Dũng, Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2009), Quản trị hoạt động ngân hàng 2, giáo trình.

[3] Nguyễn Thị Loan, Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Hiệu quả hoạt động của

các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 270, trang 12-25.

[4] Nguyễn Minh Sáng (2013), Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 11, trang 10-15.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hƣởng cố định (FEM)

Cross-sections included: 9

Total panel (unbalanced) observations: 157

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.035880 0.060730 -0.590806 0.5556 DEP 0.006218 0.002888 2.152709 0.0331 RISK -0.792827 0.144537 -5.485269 0.0000 CAP 0.215355 0.110573 1.947628 0.0535 LIQ -0.002386 0.006535 -0.365138 0.7156 EXP -0.002385 0.001778 -1.341673 0.1819 GDP 0.188136 0.050311 3.739433 0.0003 INF 0.086139 0.070796 1.216711 0.2258 RATE -0.140087 0.136560 -1.025824 0.3067 Effects Specification

Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.508819 Mean dependent var 0.031767

Adjusted R-squared 0.452684 S.D. dependent var 0.031071

S.E. of regression 0.022987 Akaike info criterion

- 4.605824

Sum squared resid 0.073976 Schwarz criterion

- 4.274893

Log likelihood 378.5572 Hannan-Quinn criter.

- 4.471421

F-statistic 9.064191 Durbin-Watson stat 2.462322

Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 2

Kết quả mô hình hồi quy theo mô hình với ảnh hƣởng ngẫu nhiên

Dependent Variable: ROE

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/02/16 Time: 10:05

Sample: 1995 2014 Periods included: 20 Cross-sections included: 9

Total panel (unbalanced) observations: 157

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.014034 0.046388 -0.302538 0.7627 DEP 0.006458 0.002046 3.156173 0.0019 RISK -0.614206 0.109087 -5.630442 0.0000 CAP 0.069956 0.086474 0.808990 0.4198 LIQ 0.001775 0.006046 0.293519 0.7695 EXP01 -0.003909 0.001665 -2.348120 0.0202 GDP 0.210169 0.049100 4.280425 0.0000 INF 0.112483 0.069254 1.624212 0.1065 RATE -0.167601 0.132941 -1.260719 0.2094 Effects Specification S.D. Rho

Cross-section random 1.26E-08 0.0000

Idiosyncratic random 0.022987 1.0000

Weighted Statistics

R-squared 0.464930 Mean dependent var 0.031767

Adjusted R-squared 0.436007 S.D. dependent var 0.031071

S.E. of regression 0.023335 Sum squared resid 0.080586

F-statistic 16.07490 Durbin-Watson stat 2.385055

Prob(F-statistic) 0.000000

Unweighted Statistics

R-squared 0.464930 Mean dependent var 0.031767

Phụ lục 3

Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary

Chi-Sq.

Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 12.509515 8 0.1299

Cross-section random effects test comparisons:

Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.

DEP 0.006218 0.006458 0.000004 0.9063 RISK -0.792827 -0.614206 0.008991 0.0596

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)