7. Kết cấu đề tài
3.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1.1. Đặc đ ểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam
a. Cơ chế
Tháng 5/1990, kể từ khi 2 pháp lệnh ngân hàng ra đời là pháp lệnh ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, hệ thống ngân hàng Việt Nam chính thức hoạt động theo cơ chế 2 cấp. Trong đó, ngân hàng nhà nƣớc thực thi trách nhiệm của một ngân hàng trung ƣơng là quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Cấp thứ 2 là các ngân hàng kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế.
Việc hoạt động theo cơ chế 2 cấp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng Việt Nam trong việc vừa kinh doanh, vừa đƣợc quản lý một cách hiệu quả nhất.
b. Vốn điều lệ
Bảng 3.1: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại tính đến tháng 7/2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngân hang Vốn đ ều lệ Ngân hàng Vốn đ ều lệ
Vietinbank 37.234 DongAbank 5.000 Agribank 28.722 AB bank 4.798 BIDV 28.112 VIB 4.250 Vietcombank 26.650 Southernbank 4.000 Sacombank 12.425 Oceanbank 4.000 Eximbank 12.355 MD bank 3.750 SCB 12.295 BacA bank 3.700 MB 11.256 OCB 3.234 ACB 9.377 VietAbank 3.098
PVcom bank 9.000 Saigonbank 3.080
Techcombank 8.878 GPbank 3.018
SHB 8.866 NCB 3.010
HD bank 8.100 Vietcapital bank 3.000
Maritime bank 8.000 PG bank 3.000
VNCB 7.500 Vietbank 3.000
LienViet bank 6.460 NamA bank 3.000
VP bank 6.347 Kien Long bank 3.000
TP bank 5.550 Bao Viet bank 3.000
Seabank 5.466
Bảng số liệu có sự sắp xếp theo thứ tự giảm dần về vốn điều lệ. Ngân hàng nhà nƣớc cho biết, đến đầu tháng 7/2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối năm 2013. Trong đó, nhóm NHTM nhà nƣớc có vốn điều lệ 130,634 nghìn tỷ đồng, nhóm NHTM cổ phần là 190,314 nghìn tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệ thống.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37,234 nghìn tỷ đồng. Tiếp theo là các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, nhƣng điều đáng nói là các ngân hàng này cũng còn còn khoảng cách trên dƣới chục nghìn tỷ đồng sơ với Vietinbank. Trong số 37 ngân hàng còn có 12 ngân hàng vốn điều lệ dƣới 4.000 tỷ đồng, trong đó 06 ngân hàng vốn tròn 3.000 tỷ đồng, chỉ chạm mức tối thiểu của ngân hàng nhà nƣớc đó là Bảo Việt, Kiến Long, Nam Á, Xăng dầu Petrolimex, Bản Việt, Việt Nam thƣơng tín. Chính điều này, thúc đẩy các ngân hàng phải lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong thời gian tới hoặc phải đối mặt với bài toán tái cơ cấu.
c. Tăng trưởng tín dụng
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% Tỷ lệ
Giai đoạn 2010 – 2014 là một giai đoạn mà các NHTM phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn đến từ nền kinh tế và sự điều hành, quản lý chặt chẽ từ ngân hàng nhà nƣớc (NHNN). Để kích cầu cho nền kinh tế, NHNN liên tục giảm lãi suất trần huy động và trần cho vay, đƣa ra các gói tín dụng ƣu đãi cho khối doanh nghiệp.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức tăng trƣởng tín dụng năm 2010 là 31,19% nhƣng chỉ một năm sau đó, năm 2011, mức tăng trƣởng tín dụng giảm đột ngột về mức 10,9%. Đây là giai đoạn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thời gian này hoạt động sản xuất gặp nhiều bất lợi. Đặc biệt năm 2012, tỷ lệ này đƣợc cho là thấp chƣa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, đạt mức 7%. Năm 2013, tăng trƣởng tín dụng có chiều hƣớng cải thiện, đạt 12,51%, vƣợt mức đề ra vào đầu năm là 12%. Năm 2014, tăng trƣởng tín dụng lại tiếp tục tăng, đạt mức 14,16%, đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân đến từ việc nền kinh tế đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực và NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ tài chính tiền tệ, các giải pháp ổn định tỷ giá, triển khai các gói tín dụng ƣu đãi gắn với các chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giảm 1,5 – 2% so với cuối năm 2013, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
d. Nợ xấu
Theo NCS. Châu Đình Linh, giảng viên trƣờng Đại học ngân hàng thành
phố Hồ Chí Minh thì “Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát
sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước, khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ thì cũng là lúc nợ xấu nẩy nở như nấm sau mưa”.
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM chƣa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,16%, con số còn khá nhỏ và trong tầm kiểm soát. Năm
2011, nợ xấu bắt đầu giă tăng đến 3,3% tổng dƣ nợ. Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện rất nhiều số liệu khác nhau về nợ xấu. Chẳng hạn, theo báo cáo của NHNN đến ngày 30/6 nợ xấu trong hệ thống là 117,723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn số liệu của cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu là 8,6% tại thời điểm ngày 31/3 tƣơng đƣơng 202 nghìn tỷ đồng. Và bất ngờ hơn là số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% tổng dƣ nợ. Điều này đã dấy lên sự hoang mang trong dƣ luận khi chƣa thể nào có đáp án chính xác cho tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2013, có thời điểm nợ xấu của tổ chức tín dụng tăng lên đáng kể so với năm 2012. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ và NHNN đã phải tất bật thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý nợ xấu, một trong những việc làm đó là thành lập Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Vì thế, cuối năm 2013 nợ xấu đã giảm đi đáng kể, với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống vào tháng 11 là 4,55% .
Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 7/2014 tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dƣ nợ, tháng 10/2014 là 3,87% và ƣớc tính đến cuối năm sẽ đƣa con số này về 3,7% và hơn hết VAMC là công cụ chiến lƣợc trong việc giảm dần nợ xấu của TCTD. Tuy nhiên, đứng trên phƣơng diện thực tế mà xem xét, với tình trạng giấu nợ xấu của các NHTM nhƣ hiện nay thì con số này vẫn chƣa đƣợc phản ánh chính xác, khiến cho bài toán xử lý nợ xấu đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn.
e. Tái cấu trúc
Giai đoạn 2010 – 2014 là quãng thời gian tái cơ cấu đầy sóng gió của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Số lƣợng các NHTM Việt Nam tính đến cuối năm 2014 là 37 ngân hàng, giảm từ 42 ngân hàng trƣớc đó. Khơi màu “chiến dịch” tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2011 là thƣơng vụ sáp nhập 3 ngân hàng gồm ngân hàng
Sài Gòn (SCB), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank) cùng ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) về một nhà. Nhờ cuộc sáp nhập đã đƣa SCB sang một trang mới với vốn điều lệ năm 2011 lên gần 10.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Habubank đã sáp nhập vào SHB từ cuối tháng 8/2012, năm 2013 ngân hàng Phƣơng Tây (Westernbank) hợp nhất với Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVF) với tên gọi ngân hàng Đại Chúng (PvcomBank). Cũng năm 2013, ngân hàng Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD bank) và ngân hàng Đại Á nhờ cộng hƣởng sau sáp nhập cũng đã nâng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng. Thời gian tới, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục đi vào những thƣơng vụ tái cơ cấu mới nhƣ ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và ngân hàng Nam Á (NamAbank), ngân hàng Phát triển Mê Kông về ngân hàng Hàng Hải (Maritimebank), ngân hàng Phƣơng Nam (Sourthernbank) và ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và ngân hàng Xăng dầu Petrolimex…Sự tái cấu mạnh mẽ hứa hẹn sẽ thay đổi đáng kể hệ thống ngân hàng Việt Nam với mục tiêu giảm số lƣợng nhà băng từ trên 30 ngân hàng về khoảng 15 ngân hàng vào năm 2017.
3.1.2. Các n ân àn t ƣơn mại cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam
a. Thời gian niêm yết
Bảng 3.2: Thời gian niêm yết của các NHTMCP
STT Tên ngân hàng niêm yết Mã chứng khoán
Sàn giao dịch
Ngày giao dịch đầu tiên
1 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín STB HOSE 12/07/2006 2 NHTMCP Á Châu ACB HNX 21/11/2006 3 NHTMCP Sài Gòn Hà Nội SHB HNX 20/04/2009 4 NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam VCB HOSE 30/06/2009 5 NHTMCP Công thƣơng Việt Nam CTG HOSE 16/07/2009 6 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam
EIB HOSE 27/10/2009
7 NHTMCP Quốc dân NVB HNX 13/09/2010 8 NHTMCP Quân đội MBB HOSE 11/01/2011 9 NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt
Nam
BID HOSE 24/01/2014
(Nguồn: Các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam)
Tính đến tháng 3/2014, có chính thức 09 NHTMCP niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE tại Việt Nam. Trong đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank) là ngân hàng đầu tiên đƣợc Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc chấp thuận cho niêm yết, tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là STB và 30.052.701 cổ phiếu đƣợc phát hành. Các NHTMCP tiếp theo lên sàn là: NHTMCP Công thƣơng Việt Nam, NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Quốc dân và cuối cùng là NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam vừa mới chào sàn ngày 24/01/2014.
b. Giá trị tổng tài sản
Bảng 3.3:Giá trị tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết tính đến cuối năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Ngân hàng Tổng tài sản
1 NHTMCP Công thƣơng Việt Nam 661.131.589
2 NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam 650.363.737
3 NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 574.260.449
4 NHTMCP Quân đội 200.489.173
5 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng tín 189.802.625
6 NHTMCP Á Châu 179.609.771
7 NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội 169.363.239
8 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 161.103.553
9 NHTMCP Quốc dân 36.835.590
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và số liệu được các ngân hàng công bố)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, đứng đầu về giá trị tổng tài sản vẫn là ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, với giá trị tổng tài sản là 661.131.589 triệu đồng, tiếp theo vẫn là ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Ngoài thƣơng Việt Nam. Đây là ba trong số các ngân hàng lớn tại Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần ngành ngân hàng. Theo các báo cáo thì giá trị tổng tài sản của toàn bộ ngành ngân hàng đều tăng hơn so với năm 2013, tính đến tháng 6/2014 đã tăng khoảng 3,74%, trong đó nhóm NHTMCP tăng nhanh hơn so với các nhóm ngân hàng khác. Nhìn chung, giá trị tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tƣơng đối cao hơn so với các ngân hàng khác, tuy nhiên chỉ có ngân hàng TMCP Quốc dân có giá trị tổng tài sản rất thấp, chỉ đạt
c. Cơ cấu cổ đông
Bảng 3.4:Cơ cấu cổ đông của các NHTMCP niêm yết tính đến cuối năm 2014
TT Tên ngân hàng niêm yết Sở hữu n à nƣớc Sở hữu nƣớc ngoài Sở hữu khác 1 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 0% 9% 91% 2 NHTMCP Á Châu 0% 30% 70% 3 NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 17,16% 0,96% 81,89%
4 NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 77,1% 22,1% 1,8%
5 NHTMCP Công thƣơng Việt Nam 64,5% 29,5% 6%
6 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam 11,6% 26,2% 62,2% 7 NHTMCP Quốc dân 11% 0,01% 88,99% 8 NHTMCP Quân đội 0% 10% 90% 9 NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 95,8% 2,1% 2,1%
(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch có thể chia làm hai loại là có sở hữu nhà nƣớc và không có sở hữu nhà nƣớc. Trong 09 NHTM niêm yết có đến 06 ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc tham gia, đó là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, NHTMCP Công thƣơng Việt Nam, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và ngân hàng TMCP Quốc dân. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao về sở hữu nhà nƣớc trong cơ cấu cổ đông phải kể đến hai ngân hàng, NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, NHTMCP Công thƣơng Việt Nam với lần lƣợt là 95,8% và 77,1%, 64,5%. Đây là ba ngân hàng lớn, gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tiền thân của hai ngân hàng này là các
ngân hàng do nhà nƣớc lập ra nhằm thực hiện các mục tiêu của chính phủ và về sau đƣợc cổ phần hóa nên cơ cấu cổ đông chủ yếu là sở hữu nhà nƣớc. Các ngân hàng nhƣ NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Quốc dân, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam tuy có sở hữu nhà nƣớc nhƣng tỷ lệ sở hữu là khá thấp lần lƣợt là 17,16% và 11%, 11,6%. Nhóm ngân hàng thứ hai là nhóm không thuộc sở hữu nhà nƣớc, mà cổ đông chủ yếu là nƣớc ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đại diện cho nhóm ngân hàng này là các NHTMCP nhƣ Á Châu, Quân đội và Sài Gòn thƣơng tín. Đây là các ngân hàng TMCP đƣợc đánh giá là năng động và có chất lƣợng dịch vụ tƣơng đối tốt và đạt đƣợc sự hiệu quả nhất định. Đây cũng là ba ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài tƣơng đối cao, điều này chứng tỏ các ngân hàng này hoạt động khá tốt và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài kỳ vọng vào sự phát triển trong tƣơng lai của các ngân hàng này.
Nhận xét:
Đến cuối năm 2014 cũng chỉ mới có vỏn vẹn 09 NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam, cho dù việc niêm yết đƣợc cơ quan quản lý khuyến khích bởi những vai trò to lớn của việc niêm yết nhƣ thuận lợi cho việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu hay sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu công khai, minh bạch tài chính và cung cấp thông tin.
Dựa vào các bảng số liệu ở trên ta thấy, chỉ có 09 NHTM niêm yết song tính chất của các ngân hàng này cũng không đồng đều. Nhóm thứ nhất thuộc về 03 ngân hàng có vốn nhà nƣớc chiếm đa số là BIDV, Vietinbank, Vietcombank với đặc trƣng có quy mô lớn về cả vốn điều lệ, hệ thống chi nhánh, bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng. Nhóm thứ hai bao gồm 06 ngân hàng không xuất phát từ cổ phần hóa là Eximbank, MB, Sacombank, ACB, SHB, NCB. Cả ACB và Sacombank đều niêm yết rất sớm từ năm 2006 khi có vị thế vững chắc trong hệ thống ngân hàng. Song vài năm
gần đây phải đối mặt với những biến động và có lúc trƣợt khỏi nhóm ngành ngân hàng dẫn đầu. Cũng trong nhóm thứ hai, MB và SHB phát triển khá ổn định và lọt vào top những ngân hàng hàng đầu kể từ khi niêm yết thì Eximbank, NCB lại liên tục đƣợc nhắc đến trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống. Thậm chí, NCB còn thuộc vào nhóm đội sổ về quy mô vốn điều lệ khi chỉ nhỉnh hơn một chút theo yêu cầu là 3.010 tỷ đồng.
3.2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NHTMCP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.2.1. Thực trạng chung về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm 2010 – 2014. Tác giả xem xét trên hai phƣơng diện đánh giá là theo từng ngân hàng và theo năm.
Biểu đồ 3.2: ROE bình quân theo năm của các NHTMCP niêm yết trên