KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 80)

7. Kết cấu đề tài

3.3.KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.1. Kết quả nghiên cứu

Dựa vào báo cáo tài chính hằng năm đƣợc kiểm toán và công bố trên trang thông tin của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu để thu thập số liệu về tình hình tài chính của 16 doanh nghiệp trong vòng 5 năm (2009 - 2013), tính toán các chỉ tiêu liên quan sau đó sử dụng phần mềm EVIEW để phân tích tƣơng quan và hồi quy, xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố.

a. Mã hóa biến quan sát

Tiến hành mã hóa các biến, ta đƣợc kết quả các biến tham gia mô hình cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.11: Mã hóa biến quan sát

Phân loại biến Tên biến Đo lƣờng biến Mã hóa

Biến độc lập

Quy mô ngân hàng Logarit tổng tài sản ASS

Logarit tổng tiền gửi DEP

Rủi ro tín dụng Nợ xấu/dƣ nợ RISK

Khả năng thanh khoản Tiền gửi/dƣ nợ LIQ

Khả năng tự chủ tài chính

Vốn chủ sở hữu/tổng

tài sản CAP

Tỷ lệ chi phí ngoài lãi

Chi phí bán hàng + quản lý doanh nghiệp/tổng tài sản

EXP

Lạm phát INF

Lãi suất RATE

Tốc độ tăng trƣởng

GDP GDP

Biến phụ thuộc Hiệu quả tài chính ROE ROE

b. Ma trận hệ số tương quan

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng phân tích hệ số tƣơng quan nhằm đo lƣờng các mức độ tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tƣơng quan dƣơng phản ánh mối quan hệ tƣơng quan thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, ngƣợc lại hệ số tƣơng quan âm phản ánh mối quan hệ tƣơng quan nghịch chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan bằng eview nhƣ sau:

Bảng 3.12: Ma trận hệ số tương quan

ROE ASS DEP RISK CAP LIQ EXP GDP INF RATE

ROE 1.000000 0.261834 0.347601 -0.459382 0.091604 -0.378310 -0.379370 0.410360 0.341600 0.248563 ASS 0.261834 1.000000 0.655756 -0.316560 -0.077845 -0.179579 -0.001916 0.049367 0.100033 0.150168 DEP 0.347601 0.655756 1.000000 -0.154563 0.124112 -0.348749 -0.208203 0.152750 0.135027 0.182850 RISK -0.459382 -0.316560 -0.154563 1.000000 0.179094 0.167645 0.061262 -0.105533 -0.281684 -0.202024 CAP 0.091604 -0.077845 0.124112 0.179094 1.000000 -0.444231 -0.283687 0.047806 0.086235 0.032539 LIQ -0.378310 -0.179579 -0.348749 0.167645 -0.444231 1.000000 0.765330 -0.181528 -0.330552 -0.269788 EXP -0.379370 -0.001916 -0.208203 0.061262 -0.283687 0.765330 1.000000 -0.248795 -0.367377 -0.321212 GDP 0.410360 0.049367 0.152750 -0.105533 0.047806 -0.181528 -0.248795 1.000000 0.214747 0.165755 INF 0.341600 0.100033 0.135027 -0.281684 0.086235 -0.330552 -0.367377 0.214747 1.000000 0.864655 RATE 0.248563 0.150168 0.182850 -0.202024 0.032539 -0.269788 -0.321212 0.165755 0.864655 1.000000

Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan cho thấy, các biến độc lập đều có quan hệ với biến phụ thuộc theo nhiều mức độ và chiều hƣớng khác nhau. Ta thấy, hầu hết các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tƣơng đối thấp, các hệ số tƣơng quan đều nhỏ hơn 0,5. Trong 08 biến độc lập, có 03 biến có mối

tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc, đó là DEP (rROE,EXP = -0,3793), LIQ

(rROE,LIQ = -0,3783), RISK (rROE,RISK = -0,4593) và có 05 biến có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc, đó là SALE (rROE,DEP= 0,3476), ASS (rROE,ASS= 0,2618), GDP (rROE,GDP = 0,41036), RATE (rROE,RATE = 0,2485), INF (rROE,INF = 0,3416), CAP (rROE,CAP = 0,0916). Biến độc lập có tƣơng quan lớn nhất với biến phụ thuộc là biến rủi ro tín dụng (RISK), có tƣơng quan nhỏ nhất là biến khả năng tự chủ tài chỉnh (CAP).

Xét mối tương quan giữa các biến độc lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thấy, giữa các đại diện cho một biến luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể tổng tài sản (ASS) và tổng tiền gửi (DEP) đại diện cho quy mô ngân hàng có mức tƣơng quan khá cao, r(ASS,DEP) = 0,66. Bên cạnh đó, hệ số tƣơng quan cũng cho thấy, tổng tiền gửi có mối quan hệ chặt chẽ với biến phụ thuộc hơn là tổng tài sản (rROE,DEP= 0,3476, rROE,ASS 0,2618). Nên đối với nhân tố quy mô ngân hàng, ta lựa chọn biến tổng tiền gửi (DEP) là đại diện.

c. Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng cố định (FEM)

Mô hình với ảnh hƣởng cố định (FEM) quan tâm đến những đặc điểm riêng biệt của mỗi thực thể, trong trƣờng hợp này là đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng, có thể ảnh hƣởng đến các biến độc lập và giả thuyết rằng có sự tƣơng quan giữa phần dƣ của mỗi thực thể với các biến độc lập

Bảng 3.13: Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng cố định

Biến Hệ số p-value DEP 0,006218 0,0331 EXP -0,002385 0,1819 CAP 0,215355 0,0535 RISK -0,792827 0,0000 LIQ 0,002385 0,7156 GDP 0,188136 0,0003 INF 0,086139 0,2258 RATE -0,140087 0,3067 R-square 50,9% F- statistic 9.064191 Prob (F-statistic) 0.000000

Kết quả hồi quy với mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM) có R2 = 50,9%,

nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 50,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Kiểm định F- statistic với prob (F-statistic) = 0,0000 cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp .

Theo kết quả hồi quy theo FEM, với mức ý nghĩa 5%, ROE chịu ảnh hƣởng của 03 biến độc lập, đó là quy mô ngân hàng (DEP), rủi ro tín dụng (RISK), và tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP), trong đó rủi ro tín dụng là ảnh hƣởng mạnh nhất đến ROE.

d.Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Bảng 3.14: Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên

Biến Hệ số p-value DEP 0,006458 0,0019 EXP -0,003909 0,0202 CAP 0,069956 0,4198 RISK -0,614206 0,0000 LIQ 0,001775 0,07695 GDP 0,210169 0,0000 INF 0,112483 0,1065 RATE -0,167601 0,2094 R-square 46,49% F- statistic 16,0749 Prob (F-statistic) 0,0000

Kết quả hồi quy với mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM) có R2 = 46,49%, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 46,49% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Kiểm định F- statistic với prob (F-statistic) = 0,0000, cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp .

Kết quả hồi quy theo REM, với mức ý nghĩa 5%, ROE chịu ảnh hƣởng của 04 biến độc lập, đó là quy mô ngân hàng (DEP), tỷ lệ chi phí ngoài lãi (EXP), rủi ro tín dụng (RISK), tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP), trong đó rủi ro tín dụng là ảnh hƣởng mạnh nhất đến ROE.

e. Lựa chọn mô hình dựa trên kiểm định Hausman

Để lựa chọn mô hình thích hợp, chúng ta sử dụng kiểm định Hausman với:

Nếu (Prob. > 2) < 0,05  bác bỏ Ho, hay FEM không hợp lý, REM sẽ là mô hình thích hợp và ngƣợc lại.

Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Hausman

ROE

Chi – Sq. Statistic Prob > Chi

13,630848 0.1299

Mô hình REM thích hợp

3.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn

a.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Dựa vào kết quả đã trình bày ở trên, tác giả có mô hình hồi quy nhƣ sau: ROE = 0,006458 DEP - 0,003909 EXP - 0,614206 RISK + 0,210169 GDP + Nhân tố quy mô ngân hàng

Hệ số hồi quy của biến quy mô ngân hàng là 0,006458, nghĩa là quy mô ngân hàng có mối tƣơng quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động (ROE). Khi quy mô ngân hàng, cụ thể là tổng tiền gửi tăng một đơn vị thì ROE sẽ tăng 0,0065% và ngƣợc lại.

+ Nhân tố tỷ lệ chi phí ngoài lãi

Hệ số hồi quy của biến tiền gửi khách hàng là -0,003909, nghĩa là tỷ lệ chi phí ngoài lãi có mối tƣơng quan nghịch chiều với hiệu quả hoạt động (ROE). Khi tỷ lệ chi phí ngoài lãi tăng một đơn vị thì ROE giảm 0,003909%. Điều này nói lên việc các ngân hàng giai đoạn này chƣa khai thác hiệu quả lƣợng chi phí đã bỏ ra.

+ Nhân tố rủi ro tín dụng

Hệ số hồi quy của biến rủi ro tín dụng là -0,614206, nghĩa là rủi ro tín dụng có mối tƣơng quan nghịch chiều với hiệu quả hoạt động (ROE). Khi rủi ro tín dụng tăng một đơn vị thì ROE giảm 0,614206%. Chứng tỏ, khi rủi ro tín dụng càng cao khiến các ngân hàng phải đối mặt với sự sụt giảm lợi nhuận và việc

kinh doanh kém hiệu quả. Mức độ ảnh hƣởng của biến rủi ro tín dụng lên ROE là khá cao.

+ Nhân tố tốc độ tăng trƣởng GDP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số hồi quy của biến này là 0,210169, nghĩa là tốc độ tăng trƣởng GDP và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều. Khi tốc độ tăng trƣởng GDP tăng lên một đơn vị thì ROE tăng 0,21%. Chứng tỏ, với một nền kinh tế tăng trƣởng tốt sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động tốt hơn.

Bốn nhân tố: khả năng thanh khoản, vốn chủ sở hữu, lạm phát và lãi suất không có ý nghĩa thống kê trong trƣờng hợp này. Nghĩa là sự tác động của các nhân tố này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong nghiên cứu này là chƣa thể xác định đƣợc.

b. Nhận xét kết quả nghiên cứu

Quy mô ngân hàng (Logarit tổng tiền gửi) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động (ROE), điều này là phù hợp với thực tế và đúng nhƣ mong đợi của tác giả. Đây cũng là kết quả mà các nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra nhƣ nghiên cứu của Fadzlan Sufian et al (2012), Pasiouras & Kosmidou (2007)…Các ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng đạt đƣợc lợi thế theo quy mô, các ngân hàng lớn có xu hƣớng thu hút đƣợc nguồn vốn từ tiền gửi lớn hơn, điều đó sẽ giúp các ngân hàng khai thác tốt hơn nguồn lực, tiết kiệm đƣợc chi phí, từ đó tạo ra đƣợc nguồn thu nhập cao và ổn định.

Do đó, nhân tố quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu chỉ ra mối tƣơng quan nghịch chiều giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đây cũng là kết quả mà Athanasoglou et al. (2008), Molyneux & Thornton (1992), Nader Naifar (2010) đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình. Chi phí ngoài lãi đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin về

những chi phí hoạt động khác của ngân hàng. Yếu tố này đại diện cho toàn bộ mức lƣơng cũng nhƣ chi phí cho việc chạy thiết bị văn phòng. Các ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn khi biết kiểm soát tốt mức chi phí này hay nếu đầu tƣ phải đảm bảo mang lại kết quả . Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ mới nhƣ ATM hay phƣơng tiện tự động khác có thể gây ra chi phí tiền lƣơng để rơi, nghĩa là vốn đƣợc thay thế cho lao động. Trong trƣờng hợp này, các ngân hàng thƣơng mại tại mẫu nghiên cứu đã chƣa sử dụng hiệu quả và kiểm soát tốt nguồn chi phí này.

Vì vậy, tỷ lệ chi phí ngoài lãi có mối tương quan nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Rủi ro tín dụng đƣợc chỉ ra có mối tƣơng quan nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Điều này đƣợc cho là khá hợp lý và đúng nhƣ sự kỳ vọng của tác giả. Khi rủi ro tín dụng tăng, nghĩa là chất lƣợng tín dụng thấp, lƣợng vốn từ cho vay bị “găm giữ”, thời gian thu hồi về chậm, điều đó khiến các ngân hàng đối mặt với khả năng mất vốn, giảm thanh khoản và gia tăng chi phí cho việc trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu. Chính vì thế, làm cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm xuống và hiệu quả hoạt động thấp đi. Thực tế đối với các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu đang ở mức cao, đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn, chật vật để xử lý nợ xấu nhƣ SHB, NVB.

Do đó, rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch chiều đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng trƣởng GDP có mối tƣơng quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Kết quả này là phù hợp với nhiều nghiên cứu trƣớc đó nhƣ Bourke (1989), Berger & Bouwman (2013)…và đúng nhƣ kỳ vọng của tác giả. Một nền kinh tế tăng trƣởng tốt, sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động. Giai đoạn 2010 – 2014 tốc độ tăng trƣởng GDP có nhiều biến động, chính phủ luôn đƣa ra các biện pháp nhằm ổn

định tốc độ tăng trƣởng và các ngân hàng thƣơng mại sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn ở những giai đoạn tăng trƣởng tốt.

Vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động.

Trong nghiên cứu, chƣa kết luận và chỉ ra đƣợc sự tƣơng quan giữa khả năng thanh khoản, khả năng tự chủ tài chính, lạm phát và lãi suất. Nhiều nghiên cứu trƣớc đó cũng đã đƣa ra những kết luận tƣơng tự. Chẳng hạn, nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) không tìm thấy mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản, khả năng tự chủ tài chính, lạm phát đến hiệu quả hoạt động. Hay nghiên cứu của Sangeeta D.Misra cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa lãi suất và hiệu quả hoạt động. Đối với mẫu nghiên cứu và giai đoạn nghiên cứu, sự tác động của khả năng thanh khoản và tự chủ tài chính là không rõ rệt, khi mà tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tính thanh khoản ít có sự thay đổi. Lạm phát, lãi suất là chỉ số vĩ mô, có sự tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Khi lạm phát tăng có thể làm giảm khả năng gửi tiền vào ngân hàng nhƣng đôi lúc cũng làm tăng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhƣng sự tác động theo chiều hƣớng nào là khó lƣờng trƣớc đƣợc, hơn nữa sự can thiệp của chính phủ để kiềm chế lạm phát cũng tác động khá sâu sắc đến hoạt động ngân hàng. Sự thay đổi lãi suất trong giai đoạn này là khá lớn khi mà ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra nhiều chính sách nhằm kích cầu trong nền kinh tế và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngân hàng vay vốn, phục hồi sản xuất. Việc giảm lãi suất thì ngân hàng có thể hoạt động khó khăn hợn, hiệu quả hoạt động từ tín dụng có thể thấp đi nhƣng đổi lại sẽ đẩy mạnh, mở rộng thị phần và khách hàng. Tuy nhiên, rất khó để xác định rằng hệ quả đó sẽ đƣa hoạt động ngân hàng đi theo hƣớng nào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã đi vào phân tích đặc điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam và nêu vài nét chính về các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tác giả tiến hành việc đánh giá về hiệu quả hoạt động dựa trên tiêu chí ROE của 09 NHTMCP niêm yết, từ đó đi vào phân tích sơ bộ về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động với một số nhân tố bên trong ngân hàng.

Để xem xét nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động, tác giả đi vào hồi quy mô hình đã xây dựng ở chƣơng 2 bằng phần mềm Eviews. Tác giả đã sử dụng ma trận hệ số tƣơng quan để biết đƣợc mức độ tƣơng quan giữa các biến và dựa vào đó lựa chọn các biến phù hợp nhất để đƣa vào hồi quy. Tác giả sử dụng 2 mô hình hồi quy là mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM) để xem xét toàn diện các tác động, sau đó dùng kiểm định Hausman để kết luận trong 2 mô hình thì mô hình nào phù hợp hơn. Với mẫu nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra đƣợc 04 nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, đó là: quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trƣởng GDP. Bốn biến còn lại không có sự ảnh hƣởng đó là: khả năng thanh khoản, khả năng tự chủ tài chính, lãi suất và lạm phát.

CHƢƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU

4.1. CÁC KẾT LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” với giai đoạn nghiên cứu là 5 năm 2010 -2014, tác giả đi xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu phù hợp trong điều kiện tại Việt Nam dựa trên nền tảng các nghiên cứu trƣớc đó. Nghiên cứu với mục đích tìm ra các nhân tố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 80)