Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và một số nhân tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 80)

7. Kết cấu đề tài

3.2.2.Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và một số nhân tố ảnh hƣởng

ƣởn đến hiệu quả hoạt động

a. Nhân tố quy mô

Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ tổng doanh thu, tổng tài sản, tổng tiền gửi… Đề tài chọn chỉ tiêu tổng tài sản, tổng tiền gửi làm chỉ tiêu đo lƣờng quy mô của doanh nghiệp để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp.

Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Chỉ tiêu ĐVT <200 nghìn tỷ 200- 400 nghìn tỷ 400 - 600 nghìn tỷ >600 nghìn tỷ Số lƣợng NH 5 1 2 1 ROE bình quân %/năm 10,4 13,56 14,7 14,98 Trung bình Nghìn tỷ 268,076

Max Nghìn tỷ 650,340

Min Nghìn tỷ 26,001

Độ lệch chuẩn Nghìn tỷ 210,034

Qua bảng 3.5 ta thấy, giá trị trung bình tổng tài sản của các ngân hàng đạt mức 268,076 nghìn tỷ đồng, giá trị lớn nhất là 650,340 nghìn tỷ đồng, giá trị nhỏ nhất là 26,001 nghìn tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 210,034 nghìn tỷ đồng, giá trị chêch lệch này là khá lớn, cho thấy các ngân hàng có mức tài sản

không đồng đều nhau. Điều đáng nói, trong 09 ngân hàng có đến 05 ngân hàng có trung bình tổng tài sản qua các năm rất thấp, chỉ ở mức dƣới 200 nghìn tỷ đồng.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa tổng tài sản và ROE, tác giả tiến hành phân loại giá trị tổng tài sản thành 04 nhóm. Nhóm 1 có giá trị nhỏ hơn 200 nghìn tỷ đồng, giá trị ROE bình quân là 10,4%/năm. Nhóm 2 có giá trị từ 200 đến 400 nghìn tỷ đồng, giá trị ROE bình quân là 13,56%/năm. Nhóm 3 có giá trị từ 400 nghìn tỷ đồng đến 600 nghìn tỷ đồng, đạt ROE bình quân là 14,7%/năm và nhóm 4 có giá trị tổng tài sản trên 600 nghìn tỷ đồng, đạt ROE bình quân là 14,98% /năm. Qua đó ta thấy, khi tổng tài sản tăng thì ROE cũng tăng, hay có thể nói khi quy mô tăng thì hiệu quả hoạt động tăng, các ngân hàng đã đạt đƣợc lợi thế theo quy mô và khai thác tốt các tài sản mà mình nắm giữ.

Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa tổng tiền gửi và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu ĐVT <100 nghìn tỷ 100- 200 nghìn tỷ 200- 300 nghìn tỷ >300 nghìn tỷ Số lƣợng ngân hang 2 4 1 2

ROE bình quân %/năm 6,25 13,3 13,36 15,51 Trung bình Nghìn tỷ 173.558

Max Nghìn tỷ 440.471

Min Nghìn tỷ 16.126

Độ lệch chuẩn Nghìn tỷ 140.741

Qua bảng 3.6 ta thấy, giá trị trung bình tổng tiền gửi khách hàng của các ngân hàng đạt mức 173.558 nghìn tỷ đồng, giá trị lớn nhất là 440.471 nghìn tỷ đồng, giá trị nhỏ nhất là 16.126 nghìn tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 140.741

nghìn tỷ đồng, giá trị chêch lệch này là khá lớn, cho thấy các ngân hàng có mức tiền gửi không đồng đều nhau.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa tiền gửi khách hàng và ROE, tác giả tiến hành phân loại giá trị tiền gửi thành 04 nhóm. Nhóm 1 có giá trị nhỏ hơn 100.000 nghìn tỷ đồng, giá trị ROE bình quân là 6,25%/năm. Nhóm 2 có giá trị từ 100.000 đến 200.000 nghìn tỷ đồng, giá trị ROE bình quân là 13,3%/năm. Nhóm 3 có giá trị từ 200.000 nghìn tỷ đồng đến 300.000 nghìn tỷ đồng, đạt ROE bình quân là 13,36%/năm và nhóm 4 có giá trị trên 300.000 nghìn tỷ đồng, đạt ROE bình quân là 15,51% /năm. Qua đó ta thấy, khi tiền gửi khách hàng tăng từ nhóm 1 đến nhóm 4 thì ROE cũng tăng. Khi lƣợng tiền gửi nhỏ, các ngân hàng đối mặt với khó khăn thiếu vốn, thiếu thanh khoản làm hiệu quả hoạt động thấp. Khi tiền gửi tăng tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

b.Nhân tố khả năng thanh khoản

Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn...Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. Có nhiều chỉ tiêu để phản ảnh cho rủi ro thanh khoản nhƣ tỷ lệ các khoản vốn vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/dƣ nợ, tỷ lệ vốn bằng tiền/tổng tài sản…Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng chỉ tiêu tiền gửi khách hàng/dƣ nợ đại diện cho rủi ro thanh khoản.

Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Chỉ tiêu ĐVT <1 1 – 1,5 >1.5

Số lƣợng ngân hàng 2 6 1 ROE bình quân %/năm 12,07 13,36 10,5

Trung bình 1,16

Max 1,56

Min 0,92

Độ lệch chuẩn 0,199

Qua bảng 3.7 ta thấy, giá trị trung bình của tỷ lệ tiền gửi/dƣ nợ của các ngân hàng đạt mức 1,16, có nghĩa các ngân hàng không gặp vấn đề lớn về rủi ro thanh khoản. Giá trị lớn nhất ở mức 1,56, giá trị nhỏ nhất ở mức 0,92, độ lệch chuẩn là 0,199, giá trị chêch lệch này cho thấy các ngân hàng có mức độ thanh khoản chƣa thực sự đồng đều nhau.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và ROE, tác giả tiến hành phân loại tỷ lệ tiền gửi/dƣ nợ theo 03 mức. Mức 1 có giá trị nhỏ hơn 1, giá trị ROE bình quân là 12,07 %/năm. Mức 2 có giá trị từ 1 đến 1,5, giá trị ROE bình quân là 13,36%/năm. Mức 3 có giá trị trên 1,5, ROE bình quân đạt 10,5%/năm. Qua đó ta thấy, khi tỷ lệ này tăng từ mức 1 đến mức 2, nghĩa là tăng khả năng thanh khoản thì ROE cũng tăng, tuy nhiên khi tăng đến mức 3, khả năng thanh khoản tăng thì ROE lại giảm. Nghĩa là rủi ro thanh khoản tác động nhiều chiều đến hiệu quả hoạt động và mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ thanh khoản của mỗi ngân hàng . Khi rủi ro thanh khoản thấp, đồng nghĩa với lƣợng tiền gửi cao hơn nhiều so với cho vay, huy động nhiều mà cho vay thấp thì có thể dẫn đến kém hiệu quả.

c. Mối quan hệ giữa khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả hoạt động ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng tài chính lành mạnh là điều cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển vì nó giúp ngân hàng thêm sức mạnh để chịu đựng các cuộc khủng hoảng tài chính và tăng độ an toàn cho ngƣời gửi tiền trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Tác giả sử dụng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là chỉ tiêu đại diện cho khả năng tự chủ tài chính của các ngân hàng.

Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Chỉ tiêu ĐVT 7% 7% - 10% >10%

Số lƣợng ngân hàng 2 6 1 ROE bình quân %/năm 9 13,44 12,27

Trung bình % 8,1

Max % 11,78

Min % 5,1

Độ lệch chuẩn % 2

Qua bảng 3.8 ta thấy, giá trị trung bình của tỷ lệ Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đạt mức 0,08, giá trị lớn nhất ở mức 0,1178, giá trị nhỏ nhất ở mức 0,051, độ lệch chuẩn là 0,02, giá trị chêch lệch này cho thấy các ngân hàng có mức độ về vốn chủ sở hữu khá không đồng đều.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa khả năng tự chủ tài chính và ROE, tác giả tiến hành phân loại tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo 03 mức. Mức 1 có giá trị nhỏ hơn 7%, giá trị ROE bình quân đạt 9 %/năm. Nhóm 2 có giá trị từ 7% đến 10%, giá trị ROE bình quân là 13,44%/năm. Nhóm 3 có giá trị trên 10%, đạt ROE bình quân là 12,27%/năm. Qua đó ta thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thì tác động rất khác nhau đến ROE. Chƣa hẳn một ngân hàng có vốn chủ sở

hữu cao là đạt đƣợc mức hiệu quả trong hoạt động, biết phân bổ và xây dựng cơ cấu vốn sao cho hợp lý mới là điều quan trọng.

d.Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng thƣơng mại và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng là làm sao phải vừa tăng dƣ nợ tín dụng, nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Có nhiều chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng nhƣ: nợ xấu/tổng dƣ nợ, xóa nợ ròng/tổng dƣ nợ, dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dƣ nợ…Trong bài nghiên cứu, sử dụng nợ xấu/tổng dƣ nợ là chỉ tiêu đại diện cho rủi ro tín dụng.

Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Chỉ tiêu ĐVT <2% 2% – 3% >3%

Số lƣợng ngân hàng 4 3 2 ROE bình quân %/năm 12,92 15,3 6

Trung bình % 2,5

Max % 4,5

Min % 1,23

Độ lệch chuẩn % 1,1

Qua bảng 3.9 ta thấy, giá trị trung bình tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ở mức 2,5%, cho thấy rủi ro tín dụng ở mức kiểm soát đƣợc, giá trị lớn nhất ở mức 4,5%, giá trị nhỏ nhất ở mức 1,23%, độ lệch chuẩn là 1,1%, giá trị chêch lệch này cho thấy các ngân hàng có mức biến động vể rủi ro tín dụng là khá lớn.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa khả năng rủi ro tín dụng và ROE, tác giả tiến hành phân loại nợ xấu/dƣ nợ theo 03 mức. Mức 1 có giá trị nhỏ hơn 2%, giá trị ROE bình quân đạt 12,91 %/năm. Nhóm 2 có giá trị từ 2% đến 3%, giá trị ROE bình quân là 15,3%/năm. Nhóm 3 có giá trị trên 3%, ROE bình quân là 6%/năm. Qua đó ta thấy, khi rủi ro tín dụng ở mức 2%-3%, ROE

đạt mức rất cao, vì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép và có thể giai đoạn này ngân hàng đang có tín hiệu tăng trƣởng về tín dụng, đồng thời chấp nhận, kiểm soát rủi ro ở mức tốt hơn. Tuy nhiên, khi rủi ro ở mức cao, vƣợt qua khỏi sự quản lý của các ngân hàng, thì ROE giảm một cách nhanh chóng và rõ rệt. Thực tế, trong giai đoạn 2010 – 2014, điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà các ngân hàng thƣơng mại đang phải vật lộn với vấn đề nợ xấu, đối mặt với rủi ro mất vốn khi nền kinh tế còn đang trong giai đoạn khó khăn.

e.Nhân tố chi phí ngoài lãi/tổng tài sản

Ngân hàng thƣơng mại với ba hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay và trung gian thanh toán. Với sự cạnh tranh của các ngân hàng nhƣ hiện nay, việc đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi đã nói là chi phí thì việc sử dụng đòi hỏi sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao, nếu không sẽ làm giảm sút lợi nhuận.

Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP

Chỉ tiêu ĐVT >0,3% 0,3%- 0,6% 0,6%- 0,9% >0,

Số lƣợng ngân

hang 3 3 1 2

ROE bình quân %/năm 7,51 14,36 13,36 13,05 Trung bình Nghìn tỷ 0,52% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Max Nghìn tỷ 0,98%

Min Nghìn tỷ 0,23%

Độ lệch chuẩn Nghìn tỷ 0,254%

Qua bảng 3.10 ta thấy, giá trị trung bình của chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản của các ngân hàng đạt mức 0,52%, giá trị lớn nhất là 0,98%, giá trị nhỏ nhất là 0,23%, độ lệch chuẩn là 0,254%, giá trị chêch lệch này là khá lớn, cho thấy các ngân hàng có mức tỷ lệ chi phí ngoài lãi không đồng đều nhau.

Để phân tích mối tƣơng quan giữa tỷ lệ chi phí ngoài lãi và ROE, tác giả tiến hành tỷ lệ chi phí ngoài lãi thành 04 nhóm. Nhóm 1 có giá trị nhỏ hơn 0,3% , giá trị ROE bình quân là 7,51%/năm. Nhóm 2 có giá trị từ 0,3% đến 0,6%, giá trị ROE bình quân là 14,36%/năm. Nhóm 3 có giá trị từ 0,6% đến 0,9%, đạt ROE bình quân là 13,36%/năm và nhóm 4 có giá trị trên 0,9%, đạt ROE bình quân là 13,05% /năm. Qua đó ta thấy, khi tỷ lệ chi phí ngoài lãi tăng từ nhóm 1 đến nhóm 2 thì ROE cũng tăng, tuy nhiên khi tỷ lệ chi phí ngoài lãi tăng đến nhóm 3, nhóm 4 thì ROE bắt đầu giảm. Khi tỷ lệ chi phí ngoài lãi nhỏ, điều đó có thể nói lên rằng các ngân hàng không chú trọng làm mới dịch vụ hay không đầu tƣ về mặt công nghệ hay nhân viên làm hiệu quả hoạt động chƣa cao. Khi chi phí ngoài lãi tăng chứng tỏ các ngân hàng có xu hƣớng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tƣ phi lãi. Nhƣng khi các ngân hàng chi ra một khoản chi phí ngoài lãi ngày càng lớn mà chƣa thực sự tạo ra kết quả nhƣ mong muốn dẫn đến hiệu quả không cao. Đó cũng có thể là thực tế của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên để có thể chắc chắn sự ảnh hƣởng thì phải tiến hành hồi quy và kiểm định dữ liệu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 80)