Các nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 46)

7. Kết cấu đề tài

1.3.2. Các nhân tố ngoại sinh

a.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tốc độ tăng trƣởng GDP chính là thƣớc đo sức khỏe và tình trạng hoạt động của nền kinh tế. Lợi nhuận của một ngân hàng là nhạy cảm với tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế. Nhƣ vậy, về mặt lý thuyết có mối quan hệ trực tiếp giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng. Dự kiến nếu điều kiện kinh tế thuận lợi sẽ ảnh hƣởng tích cực đến nhu cầu và mức cung các dịch vụ ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Demirguc – Kunt & Huizinga (1999), Bourke (1989), Molyneux & Thornton (1992) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng. Đó cũng là kết quả của Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) về tác động của tăng trƣởng GDP đến lợi nhuận ngân hàng Ấn Độ. Ngoài ra, có các nghiên cứu của Albertazzi & Gambacorta (2009, 2010), Berger & Bouwman (2013), Lee & Hsieh (2013), Dietrich & Wanzenried (2011)…cũng đã nghiên cứu sự tác động của chu kỳ kinh doanh đến lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng thu nhập lãi thuần và dự phòng rủi roc ho vay đều chịu ảnh hƣởng của GDP. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sangeeta D.Misra (2015), Pasiouras Sifodaskalakis & Zopounidis hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) chỉ ra rằng sự tác động của GDP lên lợi nhuận ngân hàng là không đáng kể, các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

b.Tỷ lệ lạm phát

Một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hƣởng đến chi phí và doanh thu ngân hàng là tỷ lệ lạm phát. Staikouras & Wood (2003) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có thể tác động trực tiếp, đó là tăng giá lao động hoặc tác động gián tiếp, đó là thay đổi lãi suất và giá tài sản, từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng. Perry (1992) đã cho thấy những ảnh hƣởng của lạm phát đến hiệu quả hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào việc đó là lạm phát dự đoán đƣợc hay là

không dự đoán đƣợc. Trong trƣờng hợp là dự đoán đƣợc lãi suất sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp, kết quả doanh thu tăng nhanh hơn chi phí và dĩ nhiên có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp không dự doán đƣợc, ngân hàng sẽ chậm trong việc điều chỉnh lãi suất, kết quả dẫn đến một sự gia tăng nhanh hơn trong chi phí của ngân hàng so với doanh thu, do đó tác động tiêu cực đến lợi nhuận.

Trong nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux & Thornton (1992), Demirguc – Kunt & Huizinga (1999), Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng. Điều này ngụ ý rằng, trong khoảng thời gian nghiên cứu tỷ lệ lạm phát là dự kiến đƣợc và phù hợp với lập luận của Perry (1992). Ngƣợc lại với nhận định trên, nghiên cứu của Sangeeta D.Misra (2015), Ngô Đăng Thành (2012), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) chỉ ra rằng không có kết luận nào về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng.

c. Lãi suất

Việc thay đổi lãi suất có thể tác động đến lợi nhuận của các NHTM. Trong nghiên cứu của Ngô Đăng Thành (2012) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lãi suất danh nghĩa 6 tháng đối với hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Hay nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux & Thornton (1992), Demirguc – Kunt & Huizinga (1999) cũng chỉ ra đƣợc mối quan hệ tích cực này. Ngƣợc lại nghiên cứu của Sangeeta D.Misra (2015) lại không tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào giữa lợi nhuận ngân hàng và lãi suất.

d.Mức cung tiền

Những thay đổi trong mức cung tiền có thể dẫn đến những thay đổi trong GDP danh nghĩa và mức giá. Mặc dù cung tiền cơ bản đƣợc xác định bởi chính sách của ngân hàng trung ƣơng thì nó cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi hành vi của các hộ gia đình và các ngân hàng. Tác giả Kosmidou et al. (2008),

Mamatzakis & Remoundos (2003) sử dụng mức cung tiền nhƣ đại lƣợng đo lƣờng quy mô thị trƣờng và nhân thấy rằng yếu tố này có thể ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả Fadzlan Sufian, Mohamad Akbar Noor Mohamad Noor (2012) đã tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa mức cung tiền và lợi nhuận của các ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2008.

e. Tỷ giá hối đoái

Yếu tố này đo lƣờng tác động của điều kiện môi trƣờng lên hệ thống ngân hàng. Kết quả có thể thay đổi tùy thuộc vào một chế độ tỷ giá hối đoái cố định hay linh hoạt đƣợc thông qua. Tuy nhiên, nhƣ quan sát thấy trong nghiên cứu của Domac & Martinez – Peria (2003) việc áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái cố định làm giảm khả năng khủng hoảng của một ngân hàng ở các nƣớc đang phát triển, do đó lợi nhuận là tối đa. Mặt khác, Arteta & Eichengreen (2002) trƣớc đó đã quan sát thấy rằng các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định và linh hoạt dễ dẫn đến khủng hoảng của các ngân hàng, do đó mức độ lợi nhuận thấp. Eze Simpson Osuagwu (2014) cũng đã đƣa tỷ giá hối đoái vào phân tích để xem xét sự tác động đến lợi nhuận ngân hàng và kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái tác động không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp chiều ƣớn tác động của các nhân tố ản ƣởn đến hiệu quả hoạt động n ân àn t ƣơn mạ dƣớ óc độ thực nghiệm

Nhân tố Chiều ƣớn tác động

Đồng biến Nghịch biến K ôn có ý n ĩa

Nội

sinh Quy mô

Fadzlan Sufian et al. (2012)

Hassan Ghodrati Mohammad

Ghasemi (2014) Micro et al. (2007) Short (1979) Nader Naifar (2010) Bikker & Hu (2002) Goddard et al. (2004) Sangeeta D.Misra (2015)

Pasiouras & Kosmidou (2007) Berger et al. (1987) Rủi ro tín dụng

Abreu & Mendes (2002)

Sangeeta D.Misra (2015) Fadzlan Sufian et al.

(2012)

Miller & Noulas ( 1997) Dietrich và Wanzenried (2011) Emmanuel Iatridis (2012) Bourke (1989) Molyneux & Thornton (1992) Eze Simpson Osuagwu (2014) Khả năng thanh toán Nader Naifar (2010) Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) Bourke (1989) Eze Simpson Osuagwu (2014) Kosmidou et al (2005) Fadzlan Sufian et al. (2012) Sangeeta D.Misra (2015) Molyneux & Thornton (1992) Guru et al. (2002) Khả năng tự chủ tài chính

Bourke (1989) Nguyễn Minh Sáng (2013)

Nguyễn Thị Loan &

Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) Demirguc - Kunt &

Huizinga (1999) Hassan Ghodrati Mohammad Ghasemi (2014) Nader Naifar (2010) Fadzlan Sufian et al.

(2012) Sangeeta D.Misra

(2015) Abreu & Mendes

(2002) Goddard et al. (2004)

Naceur & Goaied

(2001) Pasiouras & Kosmidou

(2007) Nguyễn Việt Hùng (2008) Tỷ lệ chi phí ngoài lãi/Tổng tài sản

Fadzlan Sufian et al. (2012)

Athanasoglou et al. (2008) Eze Simpson Osuagwu

(2014) Molyneux & Thornton (1992) Nader Naifar (2010) Quyền sở hữu Short (1979) Barth et al. (2004) Tuổi của

ngân hàng Beck et al. (2005)

Ngoại sinh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Demirguc - Kunt & Huizinga (1999) Bourke (1989)

Molyneux & Thornton (1992)

Sangeeta D.Misra (2015)

Fadzlan Sufian et al.

(2012) Albertazzi &

Gambacorta

(2009,2010) Berger & Bouwman

(2013) Lee & Hsieh (2013)

Dietrich & Wanzenried

(2011)

Lạm phát

Bourke (1989)

Sangeeta D.Misra (2015)

Molyneux & Thornton (1992)

Ngô Đăng Thành (2012)

Demirguc - Kunt & Huizinga (1999) Nguyễn Thị Loan & Trần Thị Ngọc Hạnh (2013)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã chỉ ra đƣợc khái niệm về hiệu quả hoạt động là gì và quan điểm của một số nhà nghiên cứu đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra đƣợc tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại theo 2 hƣớng tiếp cận: tiếp cận phi cấu trúc và tiếp cận cấu trúc. Để làm rõ cơ sở thực nghiệm cho việc nghiên cứu, tác giả đã khái quát về một số nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến đề tài. Trọng tâm của chƣơng đó là chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, các nhân tố tác động đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội sinh và nhóm nhân tố ngoại sinh. Nhóm nhân tố nội sinh gồm: quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, khả năng tự chủ tài chính, tổng tiền gửi, tỷ lệ chi phí ngoài lãi/tổng tài sản, quyền sở hữu, tuổi của ngân hàng. Các nhân tố ngoại sinh gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa, mức cung tiền, tỷ giá hối đoái và mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng.

Fadzlan Sufian et al.

(2012) Lãi suất Ngô Đăng Thành (2012) Sangeeta D.Misra (2015) Bourke (1989) Molyneux & Thornton

(1992) Demirguc - Kunt &

Huizinga (1999) Mức cung tiền Kosmidou (2008) Fadzlan Sufian et al. (2012) Mamatzakis & Remoundos (2003) Tỷ giá hối đoái

Domac Martinez Peria (2003)

Arteta &

Eichengreen (2002)

Eze Simpson Osuagwu (2014)

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)