7. Kết cấu đề tài
3.2.1. Thực trạng chung về hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm 2010 – 2014. Tác giả xem xét trên hai phƣơng diện đánh giá là theo từng ngân hàng và theo năm.
Biểu đồ 3.2: ROE bình quân theo năm của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
(Tổng hợp theo báo cáo tài chính của các NHTM công bố)
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, ROE có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2010, 2011 ROE của các ngân hàng ở mức 15%, 16%, nằm ở mức trung bình. Hai năm này, hoạt động của các ngân hàng cũng đang phải chịu ảnh hƣởng tiêu cực, gián tiếp từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, có những thay đổi trong chính sách vĩ mô để kiềm chế lạm phát và khó khăn từ thanh khoản của các ngân hàng. Sang năm 2012, ROE có xu hƣớng giảm sút, chỉ còn ở mức 11,4%, khi mà nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết. Hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Điều đó dẫn đến, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa trong nƣớc bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm.Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Chính bức tranh kinh tế ảm đảm đó, mà sang năm 2013, hoạt động của các ngân hàng còn khó khăn hơn, khi mà tỷ lệ nợ xấu đƣợc công bố ở mức cao, hoạt động sản xuất trì trệ, nhiều doanh nghiệp giải thể hàng loạt… năm này ROE của các ngân hàng chỉ ở mức 8,63%, mức rất thấp so với các năm trƣớc. Để kích cầu trong nền kinh tế, cũng nhƣ hỗ trợ sản xuất, cũng với những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định, nợ xấu giảm, vì thế mà lợi nhuận tăng, năm 2014 ROE cũng tăng, nhƣng vẫn còn ở mức thấp, đạt 8,8%. Với tình hình đó, các ngân hàng phải tiếp tục đối phó với bài toán tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng hoạt động trong những năm tiếp theo.
Biểu đồ 3.3: ROE trung bình của từng NHTMCP niêm yết trên TTCK giai đoạn 2010 – 2014
Giá trị trung bình Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Độ lệch chuẩn
12,22% 17,55% 0,8% 0.048588
(Tổng hợp theo báo cáo tài chính của các NHTM công bố)
Qua biểu đồ 3.3 và bảng số liệu đã tổng hợp cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các ngân hàng là 12,22 %/năm, với 05 ngân hàng vƣợt ngƣỡng bình quân là: BID, MBB, VCB, ACB, CTG, đặc biệt là NHTMCP Quân đội với mã chứng khoán MBB với ROE đạt bình quân 17,55%/năm giai đoạn từ 2010 – 2014. Đây hầu hết là những ngân hàng lớn và có tốc độ phát triển tốt nhất trong hệ thống ngân hàng. Bốn ngân hàng còn lại có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp hơn so với mức trung bình của ngành, đó là NVB, EIB, STB, SHB, thậm chí NVB có giá trị nhỏ hơn 1% về chỉ số này, đẩy NVB vào nhóm ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ và đứng trƣớc yêu cầu tái cấu trúc rất lớn.
Từ kết quả tính toán cho thấy bình quân với một 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 12,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này cho thấy mức sinh
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00%
BID MBB EIB VCB NVB SHB ACB STB CTG Tỷ lệ Giá trị TB
lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng là trung bình, trong điều kiện mấy năm gần đây do sự giảm sút kinh tế toàn cầu, sự thay đổi các chính sách pháp luật... đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành này. Thêm vào đó có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị của chỉ tiêu này giữa các ngân hàng là 4,8%, mức chênh lệch này là không lớn, các ngân hàng có mức ROE là khá đồng đều, chỉ trừ NVB.