XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 32 - 34)

7. Bố cục của luận văn

2.1.XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa vào lý thuyết kết hợp với thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu một số nhân tố có tác động đến hiệu quả hoạt động hoạt động của các DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng.

Quy mô của doanh nghiệp

Hầu hết các nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, K.Mathur &I.Mathur, (2000) đều nhận thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả của doanh nghiệp, tức quy mô càng lớn thì doanh nghiệp càng đƣợc hiệu quả kinh doanh cao. Ngƣợc lại, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Durand & Coeuderoy (2001), và Tzelepis & Skuras (2004) lại nhận thấy không có ảnh hƣởng đáng kể giữa quy mô với hiệu quả của DN.

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH cho thấy các DNNN có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các DNNN có quy mô nhỏ. Các DNNN có quy mô lớn thƣờng là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành mũi nhọn, có nhiều chính sách ƣu đãi cũng nhƣ sự thu hút đầu tƣ, kết hợp với sức mạnh về tài chính, nhân lực, công nghệ sẵn có dễ dàng có cơ hội tăng doanh số, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Từ lập luận trên, tác giả sử dụng chỉ tiêu doanh thu để đo lƣờng nhân tố quy mô của doanh nghiệp, và giả thuyết đặt ra là:

Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tố độ tăn trƣởng

Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp luôn phải bảo đảm hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển để có thể đứng vững trên thị trƣờng. Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012), nhận thấy tốc độ tăng trƣởng của tài sản có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh trong khi nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) lại cho kết qua không có sự ảnh hƣởng nào.

Theo tác giả việc tăng trƣởng là cơ hội phát triển, mở rộng hoạt động, nâng cao lợi nhuận. Do đó tác giả đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H2: Tốc độ tăng trưởng có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn doanh nghiệp

Trong nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong 4 chỉ tiêu phản ánh nhân tố cấu trúc vốn, qua phân tích mô hình kết quả cho thấy chỉ tiêu này có ảnh hƣởng nghịch đối với HQKD. Bên cạnh đó, các nghiên cứu Onaolapo & Kajola (2010), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Gleason, K.Mathur & I.Mathur (2000) hầu hết đều nhận thấy tỷ lệ nợ có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả kinh doanh với mức độ khác nhau. Vì vậy, tác giả đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Cơ cấu vốn có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Năn lực quản trị của doanh nghiệp

Năng lực quản trị tài chính có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân. Tác giả sử dụng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân thể hiện quản trị nợ phải thu với giả thuyết là:

Giả thuyết H4: Quản trị nợ phải thu có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cấu trúc sở hữu

Phần lớn tại các doanh nghiệp sau CPH đều tồn tại tình trạng tập trung sở hữu do nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối. Khảo sát cho thấy, đại diện vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp sau CPH là chủ tịch HĐQT chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra, những ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc bên cạnh việc tham gia và HĐQT với tƣ cách là thành viên còn kiêm các chức vụ quản lý điều hành trong công ty chiếm tỷ trọng rất lớn. Rõ ràng, sự chi phối của ngƣời đại diện phần vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp sau CPH ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với trình độ năng lực còn hạn chế, sự chậm trễ trong việc đƣa ra quyết định do phải xin ý kiến của nhiều cấp làm ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, giả thuyết đặc ra là:

Giả thuyết H5: Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 32 - 34)