HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 73 - 77)

7. Bố cục của luận văn

4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Với lƣợng mẫu 30 doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ 2013 đến 2017 đƣợc phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng”, qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố sở hữu nhà nƣớc không tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng, do 1 phần hiện nay các doanh nghiệp này nhà nƣớc thoái vốn gần hết, trong mô hình nghiên cứu thì có các yếu tố Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Tốc độ tăng trƣởng (GROW), Cấu trúc vốn doanh nghiệp (LEV) đều ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng. Từ kết quả hồi quy mô hình tác giả đƣa ra một số chính sách nhằm nâng cao hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng nhƣ sau:

Đối với quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung quy mô nhỏ chiếm khá nhiều, đặc biệt khi mở cửa kinh tế các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam thì quy mô các doanh nghiệp nhỏ càng thể hiện rõ khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh về vốn và quy mô từ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần đẩy mạnh mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình hơn nữa nhằm nâng cao tính cạnh tranh của mình, với thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện

nay, nếu không cạnh tranh đƣợc thì việc bị mất thị trƣờng và nguy cơ bị tiêu diệt và thôn tính bởi đối thủ cạnh tranh là hiện hữu. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và Đà Nẵng nói riêng chính là một chủ trƣơng của nhà nƣớc nhằm sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc và tiến tới đƣa các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Sàn chứng khoán là nơi huy động vốn mà mở rộng quy mô doanh nghiệp đặc biệt hữu hiệu. Để dễ dàng phát hành cổ phiếu để huy động vốn mở rộng quy mô từ sàn chứng khoán thì các doanh nghiệp phải cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động nhƣ ROA, ROE,…và đây chính là tác động qua lại của quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,

Tuy nhiên việc mở rộng quy mô luôn đi kèm với rủi ro, việc phát triển quá nóng hay mở rộng quá nhanh so với khả năng quản trị đều dẫn đến nguy cơ đổ vỡ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng cần có lộ trình phù hợp cho quá trình mở rộng quy mô của mình; kiểm soát thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy, đảm bảo các rủi ro gia tăng do việc mở rộng quy mô nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Tố độ tăn trƣởng (GROW)

Các Tốc độ tăng trƣởng tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng, kết quả này cho thấy việc làm ăn khá hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng, việc tăng trƣởng của các doanh nghiệp đi theo với tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc để việc tăng trƣởng bền vững và hạn chế rủi ro thì các doanh nghiệp cần nâng cao vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp nhƣ sau:

Trƣớc tiên, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình quản trị tài chính của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn sự gộp

chung chức năng tài chính và kế toán. Chính điều này đã làm hạn chế vai trò của giám đốc tài chính trong việc quản lý các vấn đề trong đó có cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nâng cao vai trò quản trị tài chính ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa về nhân sự và chất lƣợng nhân sự có thể đảm nhận vai trò công việc một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nhận diện đƣợc các rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động cũng nhƣ trong các mục tiêu kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Sử dụng các công cụ phòng ngửa rủi ro tài chính. Một trong những công cụ hiệu quả ở đây đó chính là các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm này là những công cụ hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp khỏi những tổn thất tài chính từ các rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm phái sinh này ở Việt Nam chƣa thực sự phát triển. Một phần nguyên do từ phía khách quan thị trƣờng nhƣng cũng một phần nguyên do từ nhận thức của các doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh tài chính là chƣa cao.

Cấu trúc vốn doanh nghiệp (LEV)

Cấu trúc vốn doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng cần có cấu trúc vốn hợp lý hơn nữa.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng có thể nghiên cứu các phƣơng pháp này và lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc để ứng dụng vào việc

xây dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trƣờng và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng cũng cần có phƣơng pháp đo lƣờng và cảnh báo sớm tình trạng kiệt quệ tài chính để có những biện pháp đối phó kịp thời tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Việc sử dụng nợ có thể làm gia tăng tấm chắn thuế dẫn đến gia tăng giá trị doanh nghiệp. Nhƣng việc sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng kiểm soát có thể gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Việc đo lƣờng khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp tăng cƣờng khả năng kiểm soát việc vay nợ của doanh nghiệp và là dấu hiệu cảnh báo để doanh nghiệp có sự điều chỉnh cấu trúc vốn cho phù hợp.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng, một số giả p áp đối với các doanh nghiệp n ƣ s u

Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả.

Niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán.

Tăng tính đại chúng của doanh nghiệp và tăng số lƣợng các nhà đầu tƣ, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ.

Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của doanh nghiệp (Chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, Thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên,…).

Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh. Áp dụng có hiệu quả cao các phƣơng thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)