PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

2.3. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ

LÝ DỮ LIỆU

2.3.1. Mẫu n ên ứu và t u t ập ữ l ệu

Nghiên cứu hiệu quả hoạt động đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp qua 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tại Cục thuế và Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng. Từ đó, tập hợp, sàng lọc để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo những yêu cầu về mặt số lƣợng và đại diện cho các doanh nghiệp nhà nƣớc sau CPH tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số doanh nghiệp là 30 doanh nghiệp, số quan sát là 150 quan sát.

Bảng 2.2. Danh sách 30 DNNN đã CPH tại TP.Đà Nẵng

STT Tên công ty

1 Công ty Cổ phần Thủy sản Đà Nẵng

2 Công ty Cổ phần Khí công nghiệp và Hoá chất Đà Nẵng 3 Công ty Cổ phần Xi măng Ngũ Hành Sơn

4 Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

5 Công ty Cổ phần Tơ lụa và Dịch vụ nông nghiệp Đà Nẵng 6 Công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng

7 Công ty Cổ phần Vận tải ô tô và Dịch vụ tổng hợp Đà Nẵng 8 Công ty Cổ phần Xe khách và Dịch vụ Thƣơng mại Đà Nẵng 9 Công ty Cổ phần Xây lắp điện Đà Nẵng

10 Công ty Cổ phần Xây lắp Phát triển nhà Đà Nẵng 11 Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Trung

12 Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Tƣ vấn Đầu tƣ Đà Nẵng 13 Công ty Cổ phần Phát triển đô thị & Khu công nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng 14 Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ Đà Nẵng

15 Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trƣờng học Đà Nẵng 16 Công ty Cổ phần In & Dịch vụ Đà nẵng

STT Tên công ty

17 Công ty Cổ phần Dƣợc Thiết bị y tế Đà Nẵng 18 Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng

19 Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Công trình đô thị Đà Nẵng 20 Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh - Đà Nẵng

21 Công ty Cổ phần Tƣ vấn Đầu tƣ và Xây dựng

22 Công ty Cổ phần Tƣ vấn Thiết kế Xây dựng Giao thông công chính Đà Nẵng 23 Công ty Cổ phần Du lịch Đà Nẵng

24 Công ty Cổ phần Dệt may 29/3

25 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng 26 Công ty Cổ phần Vận tải biển Đà Nẵng

27 Công ty Cổ phần Thuỷ sản và thƣơng mại Thuận Phƣớc 28 Công ty Cổ phần Tƣ vấn Thiết kế xây dựng Đà Nẵng

29 Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông Đà Nẵng 30 Công ty Cổ phần Procimex Việt Nam

(Nguồn: Sở Tài chính Thành phố Đà Nẵng)

- Nhận xét mẫu nghiên cứu

Ưu điểm của mẫu nghiên cứu:

Những doanh nghiệp này có đầy đủ số liệu tƣơng đối tin cậy phục vụ cho quá trình nghiên cứu vì các thông tin đƣợc nêu trong báo cáo tài chính là những số liệu đã đƣợc kiểm toán. Bên cạnh đó, các quyết định đầu tƣ và tài trợ hoàn toàn dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặc thù của doanh nghiệp mà không chịu sự chi phối trực tiếp bởi Nhà nƣớc, do đó việc nghiên cứu sẽ khách quan hơn.

Hạn chế của mẫu nghiên cứu:

Số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc lựa chọn nghiên cứu chỉ có 30 trên tổng số 36 doanh nghiệp làm ảnh hƣởng đến phạm vi thực tiễn của đề tài, từ

đó kết quả phân tích có thể chƣa thể hiện đƣợc toàn cảnh của DNNN sau CPH.

2.3.2. Xử lý ữ l ệu n ên ứu

Thống kê mô tả dữ liệu: Nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm quan trọng của các biến, nên số liệu sau khi tổng hợp sẽ đƣợc thống tê và trình bày dƣới dạng bảng mô tả. Các đặc điểm quan trọng của các biến gồm có tên biến, số mẫu quan sát, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu và độ lệch chuẩn.

Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Một trong số các giả định của hồi quy tuyến tính là không có tƣơng quan giữa các biến độc lập, và khi giải thuyết này bị vi phạm thì hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến có thể mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn sẽ không ƣớc lƣợng đƣợc mô hình.

Phân tích hồi quy

Khi sử dụng ma trận tƣơng quan sẽ góp phần cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong khi đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc. Do đó, đề tài sử sụng phƣơng pháp hồi quy đa biến để phân tích. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc thực hiện trên 2 mô hình hồi quy dữ liệu bảng phổ biến nhất là mô hình FEM, REM.

Dùng kiểm định Hausman để so sánh giữa mô hình FEM và REM, xem mức độ phù hợp của mô hình nào tốt hơn.

Kiểm định mô hình: Một mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định của nó đã đƣợc thỏa mãn. Do vậy, trong nghiên cứu cần phải kiểm tra các giả định trƣớc khi diễn giải các kết quả của mô hình. Quá trình kiểm tra các giả định có thể đƣợc thực hiện thông qua việc phát hiện khuyết tật có thể

có của mô hình. Các khuyết tật có thể mắc phải là: đa cộng tuyến, phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan.

- Đa cộng tuyến: nghĩa là hai hay nhiều biến giải thích trong biểu thức

hồi quy có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Nếu các biến có mối quan hệ tuyến tính thì các hệ số ƣớc lƣợng và thống kê T sẽ không còn hợp lý. Sử dụng kiểm định bằng hồi quy phụ trợ và nhân tử phóng đại phƣơng sai (VIF), nếu VIF ≥ 10 thì mô hình có đa cộng tuyến cao. Cách khắc phục hiện tƣợng đa cộng tuyến: có thể loại trừ một biến giải thích ra khỏi mô hình hoặc bổ sung thêm dữ liệu.

- Phƣơng sai thay đổi: sẽ làm cho các kết quả kiểm định hệ số hồi quy

không còn đáng tin cậy và các ƣớc lƣợng thu đƣợc trong mô hình là các ƣớc lƣợng không hiệu quả, để phát hiện hiện tƣợng này, sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange. Với giả định H0: Phƣơng sai sai số đồng đều, nếu P-value của kiểm định < 0,05 chứng tỏ có hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.

- Tự tƣơng quan: hiện tƣợng tự tƣơng quan xảy ra khi các sai số bị

tƣơng quan với nhau. Khi mô hình bị hiện tƣợng này có thể dẫn đến hậu quả kiểm định về hệ số hồi quy không đáng tin cậy, làm cho các ƣớc lƣợng không còn hiệu quả. Để phát hiện hiện tƣợng này, có thể dùng kiểm định Wooldridge. H0: Không có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các sai số, nếu P- value của kiểm định < 0,05 chứng tỏ có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các sai số.

2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ các giả thuyết đã nêu, tác giả đề xuất mô hình để kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH nhƣ sau:

Mô hình nghiên cứu:

Biến phụ thuộc :

Y: hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH, đo lƣờng bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Biến độc lập:

-SIZE: Quy mô doanh nghiệp -GROW: Tốc độ tăng trƣởng -LEV: Cấu trúc nguồn vốn -LQ: Quản trị nợ phải thu -SH: Cấu trúc sở hữu

2.4.1. Mô ìn ản ƣởn ố địn (FEM – Fixed effects model)

Mô hình này giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt ảnh hƣởng đến biến giải thích, FEM phân tích mối tƣơng quan giữa phần dƣ của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến giải thích để ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực của biến giải thích lên biến đƣợc giải thích (biến phụ thuộc).

Mô hình ƣớc lƣợng sử dụng: Yit = β1i + β2Xit + uit (1) Yit: biến phục thuộc

Xit: biến độc lập i: doanh nghiệp; t: thời gian (năm)

βli : hệ số chặn cho từng cá thể nghiên cứu. β2: hệ số góc đối với biến giải thích X. uit: phần dƣ

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn β1 để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

2.4.2. Mô ìn ản ƣởn n ẫu n ên (REM – Random Effects Model)

Giả định của mô hình FEM là có sự biến động giữa các cá thể và có liên quan đến biến giải thích thì giả định của mô hình REM sự biến động giữa các cá thể là ngẫu nhiên và không tƣơng quan đến các biến giải thích. Nhƣ vậy, sự khác biệt giữa mô hình FEM và mô hình REM ở sự biến động của các cá thể, nếu sự khác biệt giữa các cá thể có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong mộ hình REM phần dƣ của mỗi thực thể (không tƣơng quan với biến giải thích) đƣợc xem là một biến giải thích mới. Ý tƣởng của mô hình REM cũng bắt đầu từ mô hình:

Yit = βli+ β2Xit + uit (1)

Nếu trong (1) βli là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là β1và giá trị hệ số chặn đƣợc mô tả nhƣ sau: β1i = β1+ εi (i = 1,2,3,…,n)

εi: sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phƣơng sai là б2

Thay vào mô hình trên ta có: Yit = β1 + βXit + εi + uit

hay Yit = β1 + βXit + wit (2) với wit = εi + uit

εi: sai số thành phần của các đối tƣợng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp).

uit: sai số thành phần kết hợp khác của đặc điểm riêng theo từng đối tƣợng và theo thời gian.

2.4.3. K ểm địn Hausman

Mô hình FEM hay REM tốt cho nghiên cứu, điều này phụ thuộc vào giả định có hay không sự tƣơng quan giữa εi và biến giải thích X. Nhằm lựa chọn phƣơng pháp FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu ta sử

H0: Cove (εi;Xit) = 0 (REM phù hợp) H1: Cove (εi;Xit) = 0 (FEM phù hợp)

Nếu α > p value cho phép kết luận giả thuyết H0bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngƣợc lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, tác giả đã xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu, thống kê một số nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng nhƣ: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc vốn, năng lực quản trị, cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng nhƣ thế nào, chiều hƣớng tác động ra sao đến hiệu quả hoạt động.

Giới thiệu về mặt lý thuyết mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM) để xác định sự ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động. Đồng thời đề cập tới phƣơng pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017 qua một số chỉ tiêu nhƣ sau:

37

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số t ền Số t ền T y đổ % so vớ năm 2013 Số t ền T y đổ % so vớ năm 2014 Số t ền T y đổ % so vớ năm 2015 Số t ền T y đổ % so vớ năm 2016 Tổng doanh thu (D) 8327,838 8394,461 0,800% 8562,35 2,000% 9009 5,216% 10867,5 20,629% Tổng chi phí (F) 5545,127 5578,398 0,600% 5745,75 3,000% 7647,15 33,092% 9363,6 22,446% Tổng lợi nhuận (L) 2782,711 2816,063 1,199% 2816,6 0,019% 1361,85 -51,649% 1503,9 10,431% Sức SXKD (D/F) 1,50183 1,504816 0,199% 1,490206 -0,971% 1,178086 -20,945% 1,160611 -1,483% Sức sinh lợi (L/F) 0,50183 0,504816 0,595% 0,490206 -2,894% 0,178086 -63,671% 0,160611 -9,812% Tỷ suất LN (L /D) 0,334146 0,335467 0,395% 0,328952 -1,942% 0,151166 -54,046% 0,138385 -8,455%

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Hình 3.1. Doanh thu và lợi nhuận 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng 2013-2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng 2013-2017)

Qua biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục từ năm 2013-201. Tuy nhiên tăng mạnh chỉ có từ năm năm 2016 và 2017. Còn giai đoạn 2013-2015 tăng nhƣng tỷ lệ tăng rất nhỏ. Qua tình hình doanh thu và lợi nhuận của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017 phù hợp với tình hình chung diễn biến kinh tế của cả nƣớc giai đoạn này, từ năm 2013-2015 tình hình kinh tế trong nƣớc đang đi theo hƣớng chính sách chung của cả nƣớc là ổn định vĩ mô, từng bƣớc khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế do hậu quả của cuộc khủng khoảng nợ xấu ngân hàng để lại, nên các doanh nghiệp giai đoạn này chủ yếu là ổn định kinh doanh chứ ít có đột biến, giai đoạn 2016-2017 tình hình chung của kinh tế cả nƣớc đã ổn định và bƣớc qua giai đoạn khó khăn, nên tình hình chung các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn

và các DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng cũng nằm trong tình hình chung đó vì vậy giai đoạn này doanh thu và lợi nhuận tăng trƣởng mạnh mẽ.

Thực trạng tỷ suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và ROE của 30

DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng năm giai đoạn 2013-2017:

Bảng 3.2. Lợi nhuận 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng năm 2013-2017

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

2013 2014 2015 2016 2017

ROA 7,20% 7,20% 7,40% 7,70% 8,00%

ROE 11,90% 12,20% 13,10% 14,30% 14,60%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng 2013-2017)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.2. Lợi nhuận 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng năm 2013-2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 30 DNNN sau CPH tại TP. Đà Nẵng 2013-2017)

Về lợi suất sau thuế của trong giai đoạn 2013-2017. ROA và ROE tăng liên tục từ năm 2013-2017, tuy nhiên tăng mạnh nhất là từ năm 2016-2017, kết quả này tƣơng ứng với kết quả kinh doanh của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng 2013-2017 ở bên trên.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH 3.2.1. T ốn ê ơ bản 3.2.1. T ốn ê ơ bản

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập, nhằm có một cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu. Thông qua kết quả thu đƣợc, sẽ cho thấy giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến phụ thuộc và biến độc lập trong giai đoạn 2013 – 2017.

Kết quả thống kê mô tả các biến từ phần mềm stata:

. sum ROA ROE SIZE GROW LEV LQ SH

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- ROA | 150 0754053 0615906 0011 2885 ROE | 150 1320247 081765 0214 5247 SIZE | 150 27,98681 3749162 27,0934 289677 GROW | 150 223754 0920929 0285 6833 LEV | 150 4561853 1955875 1123 8598 ---+---

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)