GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng công việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su chư păh (Trang 48)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su Chư Păh (Tên viết tắt: CHUPACO)

Tên quốc tế: CHUPAH RUBBER COMPANY LIMITED

Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Điện thoại: 0593.845553 – 0593.845554 Email: cotycaosuchupah@gmail.com Website: www.chupaco.com.vn

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cao su Chƣ Păh

- Quá trình hình thành: Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bộ Nông nghiệp điều động một số cán bộ chủ chốt để hình thành bộ khung từ Nông trường quốc doanh Thống Nhất (tỉnh Thanh Hoá) và Nông trường 3/2 (tỉnh Nghệ An) vào tỉnh GiaLai - Kon Tum tiếp quản 220 ha cao su của chế độ cũ để lại trồng từ năm 1960 để thành lập Nông trường cao su Ninh Đức. Bước đầu sơ khai, vùng đất này là vùng hoang vu đất trống, đồi núi trọc chứa đầy bom mìn của chiến tranh cộng thêm là sự tập kích phá hoại của bọn phỉ fulrô.

Được sự chỉ đạo của tỉnh, huyện, bộ máy Nông trường đã nhanh chóng được hình thành và tiếp quản lao động từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về để bắt đầu khai phá trồng những hecta cao su đầu tiên, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, lại là một mô hình phát triển kinh tế hoàn toàn mới trên vùng đất hoang sơ canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng khó khăn, đướng sá đi lại không thuận tiện, điện nước chưa được kéo đến nơi ở và sản xuất. Nơi đây bọn fulrô

vẫn còn lén lút hoạt động phá hoại chống lại nhân dân ta, cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết trên vùng đất rừng thiêng nước độc, lúc sơ khai đã có rất nhiều cán bộ công nhân viên ngã xuống vì sự nghiệp phát triển cây cao su trên vùng đất này.

Tính từ giai đoạn 1976 đến 1985, Nông trường phát triển được 1.243 ha cao su, bắt đầu hình thành một vùng kinh tế mới, giao thông được mở rộng, sự giao lưu văn hoá giữa người kinh và người đồng bào dân tộc bắt đầu phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng bắt đầu tiếp cận và được tuyển dụng vào làm công nhân cao su, đời sống của nhân dân trong vùng được cải thiện, hình thành thế trận quốc phòng - an ninh ở một vùng biên giới phía Tây Bắc của tỉnh. Đến năm 1985, theo yêu cầu chuyển đổi để quản lý chuyên ngành cao su. Chính phủ đã đồng ý cho phép tỉnh GiaLai - KonTum bàn giao Nông trường cao su Ninh Đức về cho Tổng cục cao su (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Trên cơ sở tiếp nhận Nông trường cao su Diên Phú (thuộc thị xã Pleiku nay là TP.Pleiku) và thành lập thêm Nông trường cao su Hoà Phú, Nông trường cao su IaDer. Đến ngày 25/9/1985, Tổng cục cao su đã có quyết định thành lập Công ty cao su Chư Păh với tổng diện tích cao su lúc bấy giờ là 2.200 ha đứng chân trên địa bàn huyện Chư Păh cũ và thị xã Pleiku. Hơn 20 năm kể từ ngày được thành lập, gắn liền với từng giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của đất nước và việc sắp xếp tổ chức quản lý của ngành cao su. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Công ty đã nhanh chóng thích nghi với từng thời kỳ để ổn định và phát triển như ngày hôm nay.

- Sự phát triển của Công ty (có thể chia thời gian thành 3 giai đoạn):

+ Từ năm 1985 đến 1990

Đây là thời kỳ đất nước bước vào thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế

quản lý, kế hoạch, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển khai thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty tập trung vào công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đến năm 1990, Công ty đã cơ bản thực hiện xong việc chuyển đổi cơ chế, sắp xếp lại Doanh nghiệp tạo tiền đề đẩy nhanh phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

+ Từ năm 1990 đến năm 2000

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Ngành cao su cũng bắt đầu thực hiện mục tiêu chiến lược 700.000 ha cao su. Công ty đã triển khai đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là giai đoạn khó khăn của đơn vị, giá bán cao su sụt giảm, thị trường tiêu thụ khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua khó khăn, giữ vững sự ổn định và có bước tăng trưởng khá, quy mô diện tích cao su tăng 2 lần so với năm 1990.

+ Từ năm 2001 đến nay

Đây là thời kỳ Công ty có bước phát triển vượt bậc, toàn diện và bền vững trên mọi lĩnh vực nhờ sự định hướng chiến lược đúng đắn phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành cao su. Đó là khoảng thời gian Công ty đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chiến lược: mở rộng quy mô, tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng ngành nghề, đào tạo cán bộ và công nhân, tăng năng suất lao động. Đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp và Dịch vụ. Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tốc độ, tăng quy mô đầu tư, áp dụng các biện pháp quản lý, kích thích tăng trưởng, không ngừng nâng cao đời sống người

lao động. Đặc biệt là việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân là người đồng bào dân tộc trên địa bàn Công ty đứng chân. Hiện Công ty có tổng diện tích vườn cây cao su là: 7.389 ha, với hơn 4.800 ha cao su đã đưa vào khai thác, Giai đoạn từ 2000 – 2013, là thời kỳ Công ty có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện và bền vững trên mọi lĩnh vực. Đây là giai đoạn Công ty tập trung thực hiện mục tiêu chiến lược là: mở rộng quy mô tăng diện tích, tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng ngành nghề phục vụ cho sản xuất chính là trồng, khai thác, chế biến cao su; tập trung đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Áp dụng nhiều biện pháp quản lý, nhằm đưa năng suất lao động tăng cao, tiền lương bình quân cũng tăng tương ứng, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là việc tuyển dụng, bố trí và đào tạo văn hóa và đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho công nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hóa, hội thi, hội thao, tạo một môi trường làm việc, sinh hoạt sôi nổi, thoải mái, vui tươi và lành mạnh.

3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ

Với quy mô và vị trí hiện nay, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh được lãnh đạo các cấp giao cho chức năng, nhiệm vụ chính là: trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su, sản xuất phân bón và thương nghiệp bán buôn; từ năm 2006 đến nay Công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ hợp tác xuất khẩu, liên doanh đầu tư trồng cao su trên nước bạn Lào, Campuchia và đầu tư các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, thuỷ điện trong và ngoài nước.

3.1.3.Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

- Ưu điểm:

+ Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tiếp.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận của Công ty để hoàn thành mục tiêu chung.

+ Đảm bảo sự thích nghi cho các bộ phận. + Tiết kiệm được chi phí.

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kỹ thuật Phòng Tổ chức LĐTL Phòng Quản lý chất lượng Phòng thanh tra bảo vệ Phòng Thi đua khen thưởng 07 Nông Trường Xí nghiệp SX Phân hữu cơ vi sinh Trung tâm y tế Cao su Xí nghiệp Chế biến mủ Văn phòng PH TỔNG GIÁM ĐỐC PH TỔNG GIÁM ĐỐC Văn phòng công đoàn

- Nhược điểm:

+ Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa các đơn vị trực tuyến và đơn vị chức năng.

+ Có thể làm tăng chi phí gián tiếp.

+ Không đáp ứng kịp với các tình huống đặc biệt.

3.1.4.Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty

- Loại hình kinh doanh và các hàng hóa chủ yếu của công ty

Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su, cà phê, hồ tiêu,sản xuất gỗ thành phẩm; sản xuất phân bón; thương nghiệp bán buôn và trực tiếp xuất khẩu; liên doanh đầu tư trồng cao su trên nước bạn Lào, Camphuchia và đầu tư các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, thủy điện trong và ngoài nước.

- Thị trường đầu vào và đầu ra của đơn vị

Thị trường đầu vào :vốn, lao động, phân bón, các công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc cạo mủ..

Thị trường đầu ra :phân bón, mủ cao su …

- Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh tại công ty

Đầu tư phát triển là hoạt động quan trọng đối với công ty, là mối quan tâm hàng đầu của doanh bởi vì:

Do quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt nếu công ty không đầu tư mới thì sản phẩm của công ty sẽ không tồn tại trên thị trường và không được thị trường chấp nhận. Từ đó mà lợi nhuận của công ty sẽ giảm.

Do chu kì sống của sản phẩm: Bất kì một sản phẩm nào cũng đều trải qua 4 giai đoạn: Mới xuất hiện, trưởng thành, bão hoà, suy thoái. Khi sản phẩm đã đến giai đoạn suy thoái mà không tiếp tục đầu tư thì tất yếu sản phẩm ấy sẽ bị đào thải. Do đó lợi nhuận của công ty cũng sẽ giảm.

Đời sống của con người ngày càng tăng lên do vậy cán bộ công nhân viên trong công ty cũng đòi hỏi mức lương cao hơn. Nếu công ty không đầu

tư thì quỹ lương sẽ bị hao hụt.

Do sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật làm cho việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ mất chi phí ít hơn đồng thời các doanh nghiệp đi sau sẽ học tập được kĩ năng kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước, nhờ đó sẽ phát minh ra nhiều sản phẩm mới thay thế sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn. Do vậy nếu công ty không bỏ tiền ra đầu tư thì việc công ty bị đào thải là không thể tránh khỏi.

3.1.5. Tình hình tài chính của công ty

Một số chỉ tiêu phân tích cơ bản

Bảng 3.1. Cơ cấu tài sản

STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015

1 Cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 30 30

- Tài sản lưu động/Tổng tài sản % 18 20

2 Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 27 24

- Nguồn vốn chủ sở hữu % 36 31

3 Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,37 1,52

- Khả năng thanh toán nhanh hiện hành % 30 42

4 Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản % 8 9

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu % 24 29

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu

% 8 9

3.1.6.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015

Chỉ tiêu Mã số Số tiền

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 343.791.300.407 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (10=01-02) 10 343.791.300.407

4. Giá vốn hàng bán 11 1.198.810.392.451

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20=10-11) 20 144.980.907.048

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 334.969.048

7. Chi phí tài chính 22 7.458.232.119

Trong đó chi phí lãi ay 23 7.437.133.817

8. Chi phí bán hàng 24

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13.252.918.705 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

[30= 20+ (21-22) (24 +25)] 30 119.873.168.347

11. Thu nhập khác 31 19.243.199.266

12. Chi phí khác 32 13.033.938.516

13. Lợi nhuận khác (40= 31 - 32) 40 6.209.260.750 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 40) 50

126.082.429.097 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 27.738.134.401 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lãi 52

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(60 = 50 - 51-52) 60 98.344.294.696

3.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Quy trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu: gồm 2 bước nghiên cứu: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thông qua Bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình đề xuất cùng các giả thuyết đã đặt ra. Cụ thể, qui trình nghiên cứu như trên Hình bên dưới Quy trình nghiên cứu.

Nghiên cứu khám phá: - Thảo luận nhóm - Phỏng vấn thử

Điều chỉnh thang đo Thang đo nháp

Thang đo chính Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định Cronbach’s Alpha Phân tích khám phá nhân tố (EFA) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

- Loại các biến có tương quan với biến tổng < 0.3 - Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6

- Loại các biến có hệ số tải nhân tố Factor loading < 0.5 - Kiểm tra số nhân tố trích được

- Kiểm tra tổng phương sai trích được (≥50%) - Kiểm tra trị số KMO (0.5≤ KMO ≤ 1) - Kiểm tra Eigenvalue (≥1)

- Loại các biến có trọng số CFA < 0.5 - Kiểm tra độ thích hợp của mô hình - Đánh giá độ tin cậy của thang đo -Kiểm tra độ thích hợp của mô hình - Phân tích hồi qui

- Kiểm định các giả thuyết của mô hình - Phân tích phương sai

Hình 3.2. Thang đo sự hài lòng công việc của nhân viên trong mô hình nghiên cứu

3.2.2.Nghiên cứu sơ bộ

Bảng 3.3. Thang đo sự hài lòng công việc của nhân viên trong mô hình nghiên cứu

Thành phần BQS Chỉ báo

Đặc điểm công việc

CV1 Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn CV2 Hiểu rõ ràng về công việc

CV3 Công việc cho phép phát huy tốt khả năng cá nhân CV4 Có động lực để sáng tạo trong công việc

CV5 Khối lượng việc công việc hợp lý Điều kiện

làm việc

ĐK1 Thời gian làm việc phù hợp ĐK2 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt

ĐK3 Môi trường làm việc an toàn, thoải mái, vệ sinh ĐK4 Không phải lo lắng về mất việc làm

Thu nhập

TN1 Lương phù hợp với khả năng và đóng góp đóng góp TN2 Phần thưởng công bằng cho hiệu quả công việc TN3 Phân phối công bằng tiền lương, thưởng và phụ cấp

theo đóng góp

TN4 Có thể sống với mức lương hiện tại

TN5 Mức lương ngang bằng với các đơn vị khác

Phúc lợi

PL1 Chính sách phúc lợi được thực hiện đầy đủ

PL2 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo đến nhân viên

PL3 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn PL4 Chính sách phúc lợi rõ ràng, công khai Đào tạo và

thăng tiến DT1

Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp

Thành phần BQS Chỉ báo

DT2

Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ

DT3 Nhân viên được huấn luyện các kỹ năng ngay trong quá trình làm việc

DT4 Chính sách thăng tiến của công ty rõ ràng và công bằng

DT5 Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng công việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su chư păh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)