Vấn đề về đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng công việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su chư păh (Trang 95 - 96)

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1. Vấn đề về đào tạo và thăng tiến

Để nâng cao mức độ hài lịng cơng việc cần nâng cao mức độ hài lòng với nhân tố “đào tạo và thăng tiến”. Cơng ty cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ lâu dài, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình đởi mới. Cơ chế thăng tiến trong cơng ty cần dựa trên thành tích thực tế của nhân viên, phải tạo ra động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên với nhau. Cơ hội tạo ra giữa các cá nhân với nhau phải đảm bảo yếu tố công bằng, cụ thể:

Công ty nên tổ chức cho đi đào tạo nhân viên có triển vọng phát triển đã được quy hoạch và cũng cần thực hiện các chính sách đào tạo như thực hiện các buổi, các lớp đào tạo ngắn hạn cho một nhóm nhân viên hoặc cũng có thể hỗ trợ học phí một phần hoặc tồn phần cho nhân viên chọn học các lớp đào tạo kiến thức phục vụ cho công việc.

Công ty nên tổ chức cho nhân viên đi thăm quan, học tập tại các công ty khác ở trong và ngồi nước với mục đích học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Khi tuyển dụng, nhân viên mới phải thực hiện thử việc theo đúng quy định. Nhân viên được tuyển dụng trái ngành phải được đào tạo các kiến thức và kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao.

Quy hoạch cử đi đào tạo phải đúng chuyên môn, đúng người, đúng việc, nên chú ý đến kết quả đào tạo và sau khi đào tạo đối với nhân viên.

Cơng ty chú ý đến chính sách thăng tiến của nhân viên đó là đề bạt cán bộ quản lý phải dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn, công bằng, khơng thiên vị, tình cảm riêng tư.

Cơng ty tạo cơ hội phát triển cho nhân viên: tạo ra một môi trường làm việc với cơ hội thăng tiến rộng mở. Thay vì tìm cách sa thải những nhân viên có điều kiện hạn chế như trình độ học vấn tương đối thấp, tuổi hơi cao, kỹ năng làm việc kém… có thể sắp xếp cho họ một vị trí cơng việc với u cầu

thấp hơn. Điều này giúp công ty tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tạo dựng được lòng trung thành từ nhân viên, xuất phát từ một niềm tin rằng lãnh đạo sẽ không rời bỏ họ.

Công ty phải tập trung nhiều hơn đến các chương trình đào tạo của mình. Đào tạo khơng chỉ tập trung vào kiến thức chuyên mơn cơng việc mà cịn phải bao gồm đào tạo về kỹ năng quản lí, giao tiếp, thương lượng, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian… Nó khơng chỉ giúp nhân viên hồn thành tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn giúp họ làm tốt hơn cũng như trang bị cho họ những kiến thức cần thiết cho sự thăng tiến.

Cuối cùng, công ty phải chứng minh cho nhân viên thấy những người có năng lực và nỗ lực trong cơng việc sẽ được tạo điều kiện để thăng tiến. Khi có vị trí quản lý trống hay mới trong cơng ty cần ưu tiên xem xét những người đã nỗ lực đóng góp cho cơng ty hơn là tuyển người quản lý mới từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng công việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su chư păh (Trang 95 - 96)