7. Bố cục đề tài
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
nghiệp, cấu trúc tài sản trong doanh nghiệp, cấu trúc tài chính, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay vốn lƣu động, lãi suất, lạm phát và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm này là cơ sở để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp
Trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và các nghiên cứu thực nghiệm ở trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài chia các nhân tố thành hai nhóm đó là nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng tài sản, cấu trúc tài chính, cơ cấu tài sản cố định, quản trị các khoản phải thu, số vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp và nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là: Tốc độ tăng trƣởng GDP, lạm phát và lãi suất.
a. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣ: doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu...Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, lãi suất vay ƣu đãi, hạn mức vay lớn,... Những doanh nghiệp này với sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi
nhận thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Onaolapo & Kajola (2010), Amdemikael Abera (2012), quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp
Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp cao hay thấp là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang phát triển hay đang trì trệ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao sẽ có nhiều cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai và lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn hơn những doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng thấp. Theo nghiên cứu của Zeitun & Titan (2007) thì tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp tác động dƣơng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, còn nghiên cứu của Wei Xu (2005) thì tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp đƣợc hiểu một cách chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đƣợc tính toán từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính đƣợc lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu.
Việc xác định sự ảnh hƣởng của cấu trúc tài chính tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo hƣớng thuận hay nghịch vẫn còn nhiều bàn cãi.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các doanh nghiệp các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn là tài trợ bên ngoài. Thứ tự ƣu tiên sẽ là: lợi nhuận giữ lại, phát hành nợ mới, phát hành vốn cổ phần mới.
Việc tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài có thể dẫn tới nguy cơ phải chịu các áp lực thanh toán các khoản chi phí về tiền lãi, sẽ làm sụt giảm lợi
nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) và Võ Đức Nghiêm (2013) cho kết quả tƣơng tự về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ suất nợ và ROA.
Nghiên cứu của Wei Xu (2005), Onaolapo & Kajola (2010), đều cho rằng cấu trúc tài chính tác động âm đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản đƣợc đo lƣờng bằng giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản. Một số quan điểm và kết quả nghiên cứu trong nƣớc chỉ ra rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định cao thì cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh mang lại cũng cao hơn so với các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định thấp. Thêm vào đó, lợi ích từ lá chắn thuế từ khấu hao tài sản cố định là điều kiện làm tăng hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp.
Ngƣợc lại, theo quan điểm của Zeitun & Titan (2007), Camelia Burja (2011) hay Bashir và cộng sự (2013) cho rằng: một tỷ lệ tài sản cố định cao, dự báo cho việc sử dụng vốn lƣu động sẽ không hiệu quả, bởi nó làm giảm nguồn vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho, cũng nhƣ dự trữ tiền mặt thấp. Điều này có thể khiến công ty không đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự gia tăng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ khi thị trƣờng đòi hỏi, ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Hay nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hằng (2015) thì cho rằng tỷ trọng tài sản không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp vì một số lý do nhƣ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị chƣa phù hợp với hoạt động kinh doanh, chƣa sử dụng hiệu quả tài sản cố định, quyết định thuê mua tài sản cố định chƣa hợp lý.
Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để tăng doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp có rất nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp bán chịu hàng hóa, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để làm tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Những nếu nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng dài sẽ không mang lại hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Camelia Burja (2011), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Võ Thị Thúy Hằng (2015) cũng chỉ ra rằng kỳ thu tiền bình quân tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số vòng quay hàng tồn kho
Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại thì vốn lƣu động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là nguồn vốn lƣu động quan trọng. Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho nhanh hay chậm thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp làm ra đƣợc thị trƣờng đón nhận nhƣ thế nào. Chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động là số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, sản phẩm tiêu thụ mạnh mang lại doanh thu cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bashir và cộng sự (2013), Camelia Burja (2011) đã chỉ ra điều đó.
- Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh có thể nói rằng: “cắt giảm chi phí là con đƣờng cơ bản để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp”. Nghiên cứu
của Amdemikael Abera (2012) về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn địa bàn Addis Ababa – Ethiopia đã chỉ ra phải đặc biệt chú trọng việc tiết kiệm chi phí kinh doanh.
b. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trƣởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thƣớc đo hiệu quả kinh tế chung của một đất nƣớc, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế là một trong các nhân tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng GDP có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thắm (2013) thì cho rằng tốc độ tăng trƣởng GDP không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng trong mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát thấp hoặc trung bình trong một quốc gia có thể tác động tích cực trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát cao ảnh hƣởng theo xu hƣớng tiêu cực nhiều hơn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnh hƣởng nhiều nhất là tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung các lý thuyết kinh tế đều cho rằng lạm phát cao tác động làm gia tăng các khoản chi phí đầu vào, giảm năng suất lao động nếu doanh nghiệp không có các chính sách chế độ làm việc thoả đáng cho nhân viên, nhu cầu tiêu dùng giảm...tác động này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn kéo theo sự giảm sút về mặt lợi nhuận hay lạm phát có mối quan hệ ngƣợc chiều (-) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Amdemikael Abera (2012) mang lại kết quả ngƣợc lại, lạm phát tăng ROA tăng. Bởi lợi nhuận của công ty vẫn có thể gia tăng nếu nhƣ mức tăng giá sản phẩm bình quân cao hơn so với mức tăng bình quân chi phí đầu vào trong khi số lƣợng sản phẩm bán ra không sụt giảm nhiều. Nhƣ vậy lạm phát tăng làm tăng doanh thu, nếu doanh nghiệp khéo léo tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng lên.
- Lãi suất
Lãi suất là giá cả của tín dụng là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi đƣợc ngƣời đi vay trả cho các khoản vay đối với ngƣời cho vay. Lãi suất thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp cân nhắc sử dụng nợ nhiều hơn bởi tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí sử dụng vốn và lợi ích từ lá chắn thuế mang lại mà doanh nghiệp có thể gia tăng đƣợc lợi nhuận làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngƣợc lại, lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của việc sử dụng vốn nhiều hơn làm gia tăng các khoản chi phí kinh doanh từ đó sụt giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp và doanh nghiệp không tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế mang lại.
Bảng 1.1 trình bày tổng hợp các nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để làm căn cứ xác định các nhân tố dự kiến ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong chƣơng 2.
Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố Nghiên cứu thực nghiệm Kết quả
1. Quy mô doanh nghiệp
Zeitun & Titan (2007) +
Onaolapo & Kajola (2010) +
Amdemikael Abera (2012) +
Nhân tố Nghiên cứu thực nghiệm Kết quả Hoàng Thị Thắm (2015) + Võ Thị Thúy Hằng (2015) + 2. Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp Wei Xu (2005) K
Zeitun & Titan (2007) +
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) +
Hoàng Thị Thắm (2015) +
Võ Thị Thúy Hằng (2015) +
3. Cơ cấu tài sản
Zeitun & Titan (2007) -
Bashir và cộng sự (2013) -
Camelia Burja (2011) +
Amdemikael Abera (2012) +
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) -
Hoàng Thị Thắm (2015) -
Võ Thị Thúy Hằng (2015) K
4. Cấu trúc tài chính
Wei Xu (2005) -
Dimitris Margaritis & Maria Psillaki (2007)
(+) Khi tỷ lệ nợ ở mức trung
bình
Onaolapo & Kajola (2010) -
Amdemikael Abera (2012) -
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) -
Hoàng Thị Thắm (2015) -
5. Tỷ suất CPBH và QLDN
Camelia Burja (2011) -
Nhân tố Nghiên cứu thực nghiệm Kết quả
Hoàng Thị Thắm (2015) -
6. Quản trị nợ phải thu
Camelia Burja (2011) -
Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) -
Võ Thị Thúy Hằng (2015) - 7. Vòng quay HTK Bashir và cộng sự (2013) + Camelia Burja (2011) + 8. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Amdemikael Abera (2012) + Hoàng Thị Thắm (2015) K
9. Lãi suất Amdemikael Abera (2012) K
Hoảng Thị Thắm (2015) -
10. Lạm phát Amdemikael Abera (2012) +
Hoàng Thị Thắm (2015) K
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG