7. Bố cục đề tài
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
4.2.1. Đối với doanh nghiệp ngành thực phầm và đồ uống
a. Tăng doanh thu trong doanh nghiệp
- Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc mở rộng, thì vấn đề cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc là điều tất yếu. Do vậy, muốn sản phẩm của ngành đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống cần xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm:
+ Nâng cao chất lƣợng sản phẩm là vấn đề đặt lên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, đặc biệt với ngành thực phẩm và đồ uống, sản phẩm của ngành ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Đời sống ngày càng đƣợc nâng cao thì vấn đề sức khỏe ngày càng đƣợc chú trọng. Với thị trƣờng thực phẩm rộng lớn, nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau thì vấn đề ngƣời tiêu dùng kén chọn để tìm ra sản phẩm có chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý là điều tất yếu. Vì vậy để chiếm lĩnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, để thƣơng hiệu Việt đƣợc nhiều ngƣời biết đến thì các doanh nghiệp ngành thực phẩm không ngừng nâng cao chất lƣợng, đủ điều kiện để có đƣợc các chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế nhƣ GAP, GMP, HACCP, Non-GMO, BRC, IFS, KOSHER và ISO. Ngành thực phẩm sử dụng phần lớn đầu vào là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, thủy sản và nguyên liệu nhập khẩu nên cần đẩy mạnh công tác kiểm soát, quản lý chặt chẽ chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, có sự liên kết, đầu tƣ từ khâu phát triển vùng nguyên liệu, thu gom, cải tiến máy móc trang thiết bị trong sản xuất và chế biến để sản phẩm làm ra đảm bảo
chất lƣợng, thể hiện đúng và đầy đủ thông số đã công bố trên bao bì, đáp ứng
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen của ngƣời tiêu dùng.
+ Có chiến lƣợc phát triển lâu dài dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, cũng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm, gây dựng niềm tin với khách hàng.
+ Đăng ký thƣơng hiệu với cơ quan Nhà nƣớc để đảm bảo cơ sở pháp lý. Đối với các thƣơng hiệu đã nổi tiếng thì giữ vững và phát phát triển thƣơng hiệu trên thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Giá cả ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, do vậy, doanh nghiệp cần xác lập một chính sách giá cả hợp lý gắn liền với từng giai đoạn, mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh. Chính sách giá cả phải đi kèm với chính sách nâng cao chất lƣợng sản phẩm, để xây dựng một mức giá cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Nâng cao hiệu quả của công tác marketing, công tác nghiên cứu thị trƣờng - Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý
+ Đối với thị trƣờng trong nƣớc: Thông qua hệ thống các chợ, các trung tâm hình thành kênh phân phối bán hàng đến từng địa phƣơng trên cả nƣớc, đặc biệt là hệ thống các siêu thị tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và các thành phố lớn.
+ Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài: Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu thông qua tất cả các kênh thông tin, truyền thông, triễn lãm, các hội chợ, đặc biệt chú trọng ở các thị trƣờng có thị phần lớn nhƣ hiện nay là Mỹ, EU, Nhật Bản,…và một số thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Trung Quốc, Nga, các quốc gia ở Trung Đông, Nam Mỹ,…Các doanh nghiệp nên thành lập công ty đại lý, các chi nhánh bán hàng tại các thị trƣờng trọng điểm
ở nƣớc ngoài, phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thƣơng mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khẩu qua trung gian nhầm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
- Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hợp lý
Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với thời kỳ hội nhập trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, cùng với việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định yếu tố trọng điểm , mũi nhọn ƣu tiên dầu tƣ qua các năm, để từ đó tập trung nguồn lực đầu tƣ hợp lý và hiệu quả.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lý hiện đại
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử trong các giao dịch thƣơng mại nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách, tăng kharnawng thu thập thông tin, quảng bá thƣơng hiệu rộng rãi.
+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm nhƣ: HACCP, ISO 9000, ISO 14000, SA8000,…với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng này , các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có điều kiện kiểm soát toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi sản phẩm sản xuất ra đều đảm bảo những tiêu chuẩn đƣợc thế giới công nhận. Do đó, khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng ngoài nƣớc sẽ không gặp trở ngại bởi các rào cản kỹ thuật cũng nhƣ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trƣờng trên thế giới.
b. Quản trị tốt các khoản nợ phải thu
Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
- Xây dựng chính sách tín dụng thƣơng mại hiệu quả
Doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại nhằm mục đích tăng doanh thu, mở rộng thị phần, tăng giá bán; đổi lại, doanh nghiệp bị tăng các chi phí liên quan. Do đó, cần phải phân tích và so sánh giữa chi phí phát sinh với lợi ích mang lại từ chính sách tín dụng thƣơng mại. Thông thƣờng, những chi phí phát sinh có liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại bao gồm: chi phí cơ hội của khoản phải thu, chi phí cơ hội của giá vốn mua hàng, chiết khấu thanh toán, chi phí thu tiền, nợ xấu không thu đƣợc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến hạn thanh toán, thƣ cảm ơn vì đã thanh toán, phí nhận tiền nếu doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nhờ thu hộ. Đây là những chi phí thu tiền sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt.
- Xây dựng bộ sƣu tập về tín dụng của khách hàng
Doanh nghiệp sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần đƣợc thể hiện trong bộ sƣu tập là: thời gian giao dịch với doanh nghiệp; các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của khách hàng nhƣ: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ; thông tin về ngƣời giới thiệu (nếu có). Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại nhƣ: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng.
- Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ
Thông thƣờng ở các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ
phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thƣ thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ, vì thực tế khách hàng biết rõ nhân viên kinh doanh hơn là nhân viên kế toán.
Để xây dựng bộ sƣu tập thông tin về khoản nợ, bộ phận kế toán cần có thông tin chi tiết về các khoản: khách nợ, ngày mua hàng, hạn thanh toán, số tiền nợ, điện thoại khách hàng... để có thể thông báo nhắc nợ, đối chiếu công nợ nhanh nhất. Muốn thế, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp doanh nghiệp giữ đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng. Đối với những công ty có mạng lƣới bán hàng rộng, khoản phải thu lớn, công tác quản lý công nợ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp này có thể đầu tƣ phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Khi doanh nghiệp có khoản phải thu lớn, sử dụng dịch vụ thu hộ sẽ giúp doanh nghiệp thu nợ nhanh, hiệu quả. Dịch vụ thu hộ có tác dụng nhƣ một nhân viên quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, giúp theo dõi, thu tiền, tất toán các khoản, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm bớt nhân viên thu nợ, hƣởng lợi ích từ dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng dịch vụ.
Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn, khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết đƣợc lƣợng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của doanh nghiệp tìm phƣơng án giúp giải tỏa lƣợng tồn kho để có tiền để trả nợ cho doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu
Định kỳ doanh nghiệp nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, khoản phải thu bình quân là số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Kết quả là, số lần trong năm doanh thu tồn tại dƣới khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu vòng quay khoản phải thu quá cao so với mức trung bình ngành, có nghĩa là doanh nghiệp có chính sách tín dụng thƣơng mại thắt chặt (thời hạn bán chịu ngắn) và không mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với vòng quay các khoản phải thu của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình của ngành.
- Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu đƣợc thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng; ngƣợc lại kỳ thu tiền bình quân có xu hƣớng giảm, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà doanh nghiệp đang thực hiện là khả quan.
- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đây là vấn đề cần thiết trong công tác quản trị doanh nghiệp, nhƣng nếu khoản này phát sinh ngày càng nhiều, thể hiện một số lớn các khoản phải thu quá hạn trả nợ so với chính sách, đồng nghĩa với bộ sƣu tập tín dụng khách hàng của doanh nghiệp có vấn đề, hoặc một chính sách tín dụng quá nới lỏng (thời gian bán chịu dài) đã chấp nhận một số khách hàng có khả năng tài chính kém.
c. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
Trong giai đoạn này, để duy trì sự phát triển liên tục nhằm dành lấy thị phần, các công ty đầy mạnh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì với mức tăng trƣởng nhƣ hiện nay thì mở rộng quy mô kinh doanh là rất hợp lý. Do đây là những dự án trung và dài hạn nên doanh nghiệp cần tập trung vào nguồn vốn dài hạn nhƣ phát hành trái phiếu công ty, đƣa ra các phƣơng án kinh doanh hiệu quả nhằm tranh thủ nguồn vốn vay trung và dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh nguồn vốn trung và dài hạn, các công ty cũng nên duy trì mức vay ngắn hạn nhất định bời vì đặc thù kinh doanh của các công ty thực phẩm này là theo thời vụ là chủ yếu.
Để hỗ trợ cho việc xây dựng cấu trúc vốn đáp ứng cho mục tiêu phát triển dài hạn, ngoài việc nhận diện các rủi ro thì các doanh nghiệp cần nhận định những yếu kém trình độ quản trị cấu trúc vốn, từ đó nâng cao năng lực quản lý.
- Chuyển đổi cơ cấu tài trợ
Các doanh nghiệp thực phẩm có tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn so với nợ dài hạn, vì vậy vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn, nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tƣơng lai.
- Quản trị vốn lƣu động toàn diện
Áp dụng mô hình quản trị vốn lƣu động toàn diện vì việc quản trị vì việc quản trị vốn lƣu động tốt có tác động tích cực đến cân bằng tài chính và gia tăng hiệu quả của việc mở rộng quy mô vay nợ. Cụ thể các doanh nghiệp cần gia tăng số vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu, áp dụng mô hình hàng tồn kho đúng lúc; tạo lập các chuỗi cung ứng lúc; tạo lập chuỗi cung ứng khép kín nhằm duy trì đƣợc mức tồn kho tối thiểu qua đó giảm thiểu đƣợc khoản phải trả ngƣời bán. Nếu giảm thiểu đƣợc khoản này thì gia tăng quy mô nợ
vay có lãi suất thấp sẽ đƣợc nâng cao qua đó tối ƣu hóa đƣợc cấu trúc vốn, nâng cao giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Hơn nữa việc tăng số vòng quay các khoản phải thu cũng là một hình thức tranh thủ nguồn vốn vì vốn này bị khách hàng chiếm dụng hợp pháp. Theo nghiên cứu số vòng quay khoản phải thu ngắn hạn còn thấp, trong khi các doanh nghiệp này vay ngắn hạn khá nhiều để tài trợ cho tài sản lƣu động. Điều này nói lên rằng doanh nghiệp chƣa đạt hiệu quả trong công tác quản trị nguồn vốn.
- Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn
Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dựng mô hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mô hình cấu trúc vốn phản ánh đƣợc các đặc điểm của nền kinh tế, ba gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển thị trƣờng vốn, thuế suất,…các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động thời vụ, các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, giai đoạn chu kỳ tuổi thọ, điều tiết chính phủ và các thông lệ quốc tế,…Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại. Qua đó tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong tƣơng lai.
Các nhà quản trị cần nhìn nhận rõ hơn lợi thế mà lá chắn thuế mang lại. Các nhà quản trị cần phân tích sâu sát hơn với nhiều tình huống về những cơ hội và những rủi ro trƣớc mắt mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi sử dụng