Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 34 - 42)

7. Bố cục đề tài

1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực

thực phẩm và đồ uống giai đoạn hiện nay

Nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam vẫn tăng trƣởng chậm, ngƣời tiêu dùng còn thận trọng trong chi tiêu do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hệ thống bán lẻ phát triển mạnh, thói quen và chỉ số tiêu dùng của ngƣời dân Việt Nam ngày càng cao cho thấy một thị trƣờng hứa hẹn cho ngành bán lẻ nói chung và ngành thực phẩm đồ uống nói riêng. Lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và nƣớc giải khát tại Việt Nam đang rất phân tán, với sự hiện diện của chỉ một vài doanh nghiệp lớn. Lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và đồ uống chủ yếu bị chi phối bởi các nhà bán lẻ ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nhà bán lẻ truyền thống và cửa hàng thực phẩm độc lập. Các doanh nghiệp thâm nhập bán lẻ chủ yếu giới hạn trong các khu vực đô thị.

Thị trƣờng thực phẩm đồ uống đƣợc kiểm soát bởi một số doanh nghiệp lớn. nhƣ các doanh nghiệp nội địa Vinamilk, Kinh Do, Masan Consumer, Minh

Phú, Vinafood, Halico, Bibica, Sabeco, các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ Nestle (cà phê); Nabati Indonesia (bánh kẹo); Diageo, Heineken, Carlsberg, SABMiller (đồ uống có cồn); Kirin Beverage (nƣớc ngọt); AEON, E-mart và Công ty Đầu tƣ U&I, FamilyMart, NTUC FairPrice (đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm thông qua bán lẻ tổ chức). Các công ty đa quốc gia lớn đang thiết lập các đơn vị độc lập và công ty liên doanh để đầu tƣ vào các lĩnh vực nhƣ cà phê, bánh kẹo, đồ uống có cồn, nƣớc ngọt, và hệ thống phân phối bán lẻ.

Doanh thu tiêu thụ ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam không ngừng tăng trong giai đoạn 2013-2016 và dự báo tiếp tục trong giai đoạn 2017-2019, với mức tăng trƣởng kép hàng năm đạt 16,1% nhờ thu nhập cải thiện và xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn, đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ sau:

(Nguồn: FBI)

Biểu đồ 1.1: Doanh thu tiêu thụ ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam qua các năm

Năm 2013, Việt Nam sản xuất hơn 60.1 tỷ USD giá trị sản xuất thực phẩm và đồ uống, chiếm 40.5% tổng giá trị tiêu thụ của cả nƣớc. Tiêu thụ lƣơng thực thực phẩm và đồ uống năm 2013 tăng 8,2% so với năm 2012. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống trong nƣớc đạt 42.8 tỷ USD chiếm 71,2% tổng giá trị sản xuất thực phẩm và đồ uống, 29% còn lại thuộc về xuất khẩu (thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều, …).

Tiêu thụ thực phẩm trong nƣớc đạt 34,8 tỷ USD. Mặc dù sức mua giảm mạnh đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2013, nhƣng sức mạnh tổng hợp của một nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng của tầng lớp trung lƣu cũng nhƣ mạng lƣới bán lẻ dày đặc sẽ thúc đẩy sự tăng trƣởng tiêu dùng hàng thực phẩm trong trung và dài hạn. Hơn nữa, với bản chất là một ngành thiết yếu cho cuộc sống, lƣơng thực thực phẩm luôn là một trong những ngành mục tiêu để cân bằng danh mục đầu tƣ.

Nông sản, các loại thịt, trứng và thủy sản tiếp tục là ba ngành hàng lớn nhất với tổng giá trị 26,7 tỷ USD, đóng góp 76,8% vào tổng giá trị tiêu thụ lƣơng thực thực phẩm trong nƣớc (không tính xuất khẩu). Các sản phẩm nông sản và sữa có doanh thu tăng trƣởng hai con số 11,8% và 16.5% so với năm 2012. Sữa, dầu ăn và chất béo và mì gói là các ngành hàng có doanh thu năm 2013 vƣợt 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành sữa đạt 2,9 tỷ USD với mức tăng trƣởng cao nhất 16,5% so với năm ngoái. Ngoài ra, doanh thu ngành bánh kẹo và bánh nƣớng đạt 1,3 tỷ USD, tăng hơn 8,2% so với năm 2012.

Trên thị trƣờng đồ uống, đồ uống có cồn là ngành hàng lớn nhất với 70% đóng góp vào tổng giá trị bán lẻ đồ uống. Doanh thu ngành hàng này tăng 6,3% lên 5,6 tỷ USD, mức tăng thấp nhất so với các loại đồ uống khác. Bia chiếm phần lớn trong tiêu thụ đồ uống có cồn, Sabeco, Habeco là những công ty nội thống lĩnh thị phần của thị trƣờng bia Việt Nam. Nƣớc giải khát có mức tăng

trƣởng cao nhất 12,4% đạt 1,7 tỷ USD doanh số bán, trong khi đó, đồ uống nóng là phân khúc nhỏ nhất mang về 0,7 tỷ USD doanh thu trong năm 2013. Trên thị trƣờng nƣớc giải khát, PepsiCo và Coca-Cola thống trị thị trƣờng nƣớc ngọt có gas, Tân Hiệp Phát chiếm giữ mảng không gas. Đồ uống nóng là phân khúc nhỏ nhất chỉ mang về 0,7 tỷ USD doanh thu trong năm 2013. Thị trƣờng đồ uống nóng dƣới sự quản lý của Nestle, Vinacafe và Vinatea.

Năm 2014, 2015 do thu nhập của Việt Nam tăng và sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ nên tình hình sản xuất, tiêu thụ ngành thực phẩm và đồ uống có xu hƣớng tăng với mức tăng trung bình là 5,1%/năm. Năm 2015, tổng quy mô tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình Việt Nam đạt 127,7 tỷ USD. Trong đó, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống đạt 55,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 43,3% tổng mức tiêu dùng cả nƣớc. Tỷ trọng này giữ khoảng cách xa so với tỷ trọng mua sắm các sản phẩm dịch vụ lớn tiếp theo là Nhà ở và vật liệu xây dựng (10,2%); Giải trí, giáo dục (9,4%); Giao thông, viễn thông (9,2%)…. Điều này gián tiếp cho thấy giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là rất lớn.

Sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa ghi nhận tốc độ tăng trƣởng cao. Sản lƣợng ngành sữa năm 2015 tăng 16,2% - mức tăng trƣởng cao nhất trong 3 năm qua. Trong giai đoạn 2013-2015, ngành sữa có tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 20,2%. Sản lƣợng sữa chế biến tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của ngƣời dân.

Tăng trƣởng doanh thu bán hàng đồ uống có cồn tăng đều qua các năm. Tăng trƣởng doanh thu cao, đạt 13,3%/năm giai đoạn 2011-2015. Tiêu thụ bia/đầu ngƣời tại Việt Nam tăng nhanh, đạt 31,5 lít/ngƣời năm 2015 từ mức 6,6 lít/ngƣời năm 2010. Tiêu thụ bia của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 5 châu Á. Xu hƣớng tiêu dùng theo hƣớng tăng tiêu thụ bia cao cấp

giúp tăng giá trị thị trƣờng và mở ra cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất phát triển tiếp phân khúc này.

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu đồ uống không cồn liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2015: Theo công ty nghiên cứu BMI, năm 2015, quy mô doanh thu nƣớc giải khát đạt 84,9 nghìn tỷ đồng (4 tỷ USD), tăng 5,7% so với năm 2014. Trong đó, nƣớc uống có gas đạt 14,0 nghìn tỷ, tăng 9,3% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 16,5%; nƣớc uống không gas đạt 70,9 nghìn tỷ, tăng 5%, chiếm 83,5%.

Đồng hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu ngành thực phẩm và đồ uống đã có nhiều thay đổi và gặt hái đƣợc nhiều thành công đáng kể. Tình hình xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu ngành đƣợc thể hiện thông qua bàng sau:

Bảng 1.2: Tình hình xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu ngành thực phẩm và đồ uống giai đoạn 2013-2015

Tình hình xuất khẩu Tình hình nhập khẩu

Năm Trị giá xuất khẩu ngành thực phẩm và đồ uống (Triệu USD) Tổng trị giá xuất khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Trị giá nhập khẩu ngành thực phẩm và đồ uống (Triệu USD) Tổng trị giá nhập khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 2013 17.539 131.724 13,31 6.273 122.720 5,11 2014 20.823 150.217 13,86 7.578 147.849 5,13 2015 19.535 162.053 12,05 6.717 138.499 4,85 2016 18.923 168.441 11,23 7.102 140.096 5,07 (Nguồn: https://gso.gov.vn)

Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành thực phẩm và đồ uống có giá trị dƣơng, đây là dấu hiệu tốt mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Tỷ trọng

xuất khẩu của ngành thực phẩm khá cao trong tổng trị giá xuất khẩu của toàn ngành ở mức trung bình khoảng 13%, cho thấy đây là ngành công nghiệp có

tiềm năng phát triển ở thị trƣờng ngoài nƣớc trong tƣơng lai. Các sản phẩm

xuất khẩu chủ yếu nhƣ gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, thủy sản, bánh kẹo,…

Bảng 1.3: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu ngành thực phẩm giai đoạn 2013-2015

Trị giá xuất khẩu mặt hàng

(Triệu USD) 2013 2014 2015 2016 Thủy sản 6.692 7.825 6.724 6.810 Rau quả 1.073 1.489 1.634 1.640 Hạt điều 1.470 1.994 2.426 2.406 Cà phê 2.717 3.557 2.589 2.542 Chè 229 228 214 216 Hạt tiêu 889 1.202 1.278 1.306 Gạo 2.922 2.935 2.849 2.553 Sắn và sản phẩm của sắn 1.101 1.138 1.352 1.246 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 446 454 469 384 Tổng 17.539 20.823 19.535 18.923 (Nguồn: https://gso.gov.vn)

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu

gạo, thủy sản, cà phê,… Rau quả có tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu cao

nhất trong số các mặt hàng nông sản năm 2015 khi đạt mức tăng 23,5% - năm thứ 5 liên tiếp tăng trƣởng 2 chữ số. Xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới do nhiều loại rau quả đƣợc trồng theo tiêu chuẩn quốc tế và bắt đầu đƣợc cấp phép xuất khẩu vào nhiều thị trƣờng khó tính là Mỹ, Nhật Bản, Úc…Hạt điều là ngành thế mạnh của Việt Nam khi giữ vững vị thế xuất

khẩu số 1 thế giới (thị phần 55,5%) trong 10 năm qua. Tăng trƣởng xuất khẩu của ngành cũng liên tục trên 10% từ năm 2013. Nguồn cung điều trồng hạn chế tại một số quốc gia và thƣờng xuyên bị tác động bất lợi từ thời tiết là những yếu tố giúp ngành điều tăng tích cực những năm qua và trong thời gian tới. Ngành Gạo tuy đang đối mặt với xuất khẩu suy giảm

Tuy nhiên thƣơng hiệu về thực phẩm của Việt Nam vẫn còn đang mờ nhạt trên thị trƣờng thế giới. Sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời nên vấn đề thực phẩm sạch và chất lƣợng là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời tiêu dùng. Để sản phẩm Việt xâm nhập vào các thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản,…và đƣợc nhiều ngƣời biết đến thì doanh nghiệp ngành thực phẩm cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc tạo ra sản phẩm chất lƣợng. Quá trình hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội nhƣng cũng đối mặt với không ít thử thách cho doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống. Chính sách mở của hội nhập tạo điện kiện cho các công ty nƣớc ngoài hoặc công ty liên doanh có cơ hội đầu tƣ ở Việt Nam, sản phẩm xâm nhập vào nội địa tăng cao đồng nghĩa doanh nghiệp trong nƣớc chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lƣợng và giá cả, đòi hỏi doanh nghiệp ngành thực phẩm không ngừng phấn đấu vƣơn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình bày tổng quát một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở những phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó chƣơng 1 còn trình bày tổng quan về ngành lƣơng thực phẩm và đồ uống nhƣ đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

Trên cơ sở về hiệu quả kinh doanh và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, đề tài tiến hành chọn lọc ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh từ kết quả đồng nhất của các nghiên cứu. Các nhân tố này sẽ đƣợc phân tích và chọn lọc để đƣa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)