7. Bố cục đề tài
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
3.2.1. Phân tích hệ số tƣơng quan
Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng phân tích hệ số tƣơng quan nhằm đo lƣờng cấu mức độ tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phục thuộc, giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tƣơng quan dƣơng phản ánh mối quan hệ tƣơng quan thuận chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập, ngƣợc lại hệ số tƣơng quan âm phản ánh mối quan hệ
tƣơng quan nghịch chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tƣơng quan bằng eview nhƣ sau:
Bảng 3.8: Ma trận hệ số tương quan
Kết quả phân tích ma trận hệ số tƣơng quan ở bảng 3.8 cho thấy biến phụ thuộc có quan hệ tƣơng quan với biến độc lập và biến độc lập có mối
tƣơng quan với biến độc lập ở các mức độ khác nhau.
Nhìn chung mối tƣơng quan với các biến độc lập và biến phụ thuộc là tƣơng đối thấp. Các nhân tố có hệ số tƣơng quan thuận chiều các biến phụ thuộc là: tổng doanh thu (rROA,SIZE_SALE = 0,2345, tổng tài sản (rROA, SALE_ASS = 0,0716), tỷ trọng tài sản cố định (rROA, TAN = 0,0175), tốc độ tăng trƣởng tài sản (rROA, GROWTH =0,0387), tốc độ tăng trƣởng kinh tế (rROA, GDP = 0,0204),
lạm phát (rROA, FL = 0,0624), vòng quay hàng tồn kho (rROA, IR = 0,1616).
Ngoài ra, biến ROA cũng có mối tƣơng quan nghịch chiều khá cao với chỉ tiêu cấu trúc tài chính (rROA, DAR = -0,4726, kỳ thu tiền bình quân (rROA,
RETURN= -0,3421), tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (rROA, ERR
3.2.2. Mô hình hồi quy
a. Xác định biến trong mô hình
Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)
Biến độc lập
Để tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến trong khi thực hiện hồi quy chúng ta phải loại bỏ biến trong cùng một nhân tố. Nguyên tắc lựa chọn các biến nhƣ sau: Mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ chặt chẽ với biến độc lập, nếu hai biến cùng một nhân tố có tƣơng quan lớn với biến độc lập thì chọn biến có quan hệ chặt chẽ hơn tức là giá trị tuyện đối của r lớn hơn.
- Biến quy mô doanh nghiệp: nhân tố này có 2 biến Logarit tổng doanh
thu và Logarit tổng tài sản đều có mối tƣơng quan khá cao với biến phục thuộc đồng thời cũng có hệ số tƣơng quan cao với nhau. Để loại bỏ hiện tƣợng đa cộng tuyến, biến Logarit tổng doanh thu đƣợc lựa chọn để phân tích theo nguyên tắc nêu trên.
- Biến cơ cấu tài sản (TAN)
- Biến cấu trúc tài chính (DAR)
- Biến Sinh tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp (GROWTH)
- Biến tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (ERR)
- Biến logagit kỳ tu tiền bình quân (RETURN)
- Biến logarit số vòng quay hàng tồn kho (IR)
- Biến tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP)
- Biến lãi suất (R)
b. Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng cố định (FEM) Bảng 3.9: Hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định
ROA Hệ số beta p-value SIZE_SALE -0,072277 0.3502 TAN - 0.170456 0,3502 ERR 0,235434 0,0970 DAR -0,248025 0,0193 GROWTH 4,83E-09 0,8832 GDP 4,685150 0,8944 R 2,390039 0,9020 FL 5,888035 0,8601 RETURN -0,170875 0.0025 IR - 0,019843 0.7785 Adj R-squared 65,99% (Trích từ phụ lục 2)
Mô hình hồi quy theo biến tỷ suất sinh lời tài sản có độ phù hợp là 65,99%. Hay nói cách khác, mô hình hồi quy tƣơng ứng giải thích 65,99% sự thay đổi của tỷ suất sinh lời tài sản (ROA).
Từ kết quả mô hình FEM ở bảng 3.9 cho thấy: với mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) có 4 nhân tố: cấu trúc tài chính (tỷ lệ nợ), quản trị khoản phải thu (kỳ thu tiền bình quân) có ý nghĩa thống kê. Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP), quy mô doanh nghiệp (tổng doanh thu), tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lãi suất và nhân tố lạm phát không có ý nghĩa thống kê.
c. Kết quả hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Bảng 3.10: Hồi quy theo mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên
ROA Hệ số beta p-value SIZE_SALE 0,044964 0,0011 TAN -0,036412 0,5383 ERR -0,242952 0,0068 DAR -0,242176 0,0000 GROWTH -1,14E-08 0,6367 GDP 0,847675 0,9201 R 0,503423 0,8020 FL 3,255402 0,8502 RETURN -0,091469 0.0000 IR 0,063387 0.0045 Adj R-squared 38,36% (Trích từ phụ lục 3) Mô hình hồi quy theo biến tỷ suất sinh lời tài sản có độ phù hợp là 38,36%.
Từ kết quả mô hình REM ở bảng 3.10 cho thấy: mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) có 5 nhân tố: quy mô doanh nghiệp (tổng doanh thu), tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, cấu trúc tài chính (tỷ lệ nợ), quản trị hàng tồn kho (vòng quay hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu (kỳ thu tiền bình quân) có ý nghĩa thống kê. Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp, lãi suất và nhân tố lạm phát không có ý nghĩa thống kê.
Prob > λ2 = 0,0842 > 0,05 (trích phụ lục
4) Không đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0, mô hình REM đƣợc sử dụng để phân
tích sự
nhân tố ảnh hƣởng.
3.2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn
a. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):
ROA = -0,073257 + 0.044964SIZE_SALE - 0.242176DAR – 0,242952ERR - 0.091469RETURN + 0,063387R
- Nhân tố quy mô: Hệ số hồi quy của nhân tố quy mô có ý nghĩa thống kê với mô hình tỷ suất sinh lời tài sản là 0.044964. Khi tăng một đơn vị quy mô sẽ làm gia tăng tƣơng ứng 3,03% tỷ suất sinh lời tài sản.
- Nhân tố cấu trúc tài chính: hệ số hồi quy các chỉ tiêu của cấu trúc tài chính có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể tỷ suất nợ có ý nghĩa thống kê với β = - 0.242176 và sự ảnh hƣởng của nhân tố này tới ROA khá lớn khi tỷ suất nợ tăng 1% làm sụt giảm tới 0,24% ROA.
- Nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với mô hình tỷ suất sinh lời tài sản là -0,242952. Khi tăng 1% tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì làm giảm 0,243% tỷ suất sinh lời tài sản. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần phải nỗ lực cắt giảm tối thiếu các khoản chi phí để có thể gia tăng ROA.
- Nhân tố quản trị các khoản phải thu: Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với mô hình là - 0.091469. Khi tăng một đơn vị số kỳ thu tiền bình quân sẽ làm giảm tƣơng ứng 0,091 đơn vị tỷ suất sinh lời tài sản.
- Nhân tố quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa thống kê với β = 0,063387, cho biết nếu vòng quay hàng tồn kho tăng 1 đơn vị thì hiệu quả kinh doanh tăng tƣơng ứng 0,063 đơn vị.
- Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định, tốc độ tăng trƣởng tài sản, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, lạm phát không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Nhận xét kết quả nghiên cứu
- Quy mô doanh nghiệp (Logarit tổng doanh thu) có mối tƣơng quan thuận với tỷ suất sinh lời tài sản. Cho thấy một điều là quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng tốt, bởi vì quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tên tuổi doanh nghiệp càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, các nhà đầu tƣ và khách hàng sẽ đặt nhiều niềm tin vào việc đầu tƣ và tiêu dùng, đặc biệt với ngành thực phẩm và đồ uống, sản phẩm chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng và thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn thì niềm tin của ngƣời tiêu dùng và nhà đầu tƣ là vô cùng quan trọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zeitun & Titan, Onaolapo & Kajola (2010), Maja Pervan và Josipa Višić, Amdemikael Abera (2012), Hoàng Thị Thắm (2015), Võ Thị Thúy Hằng (2015) nhƣng ngƣợc lại với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013).
Do đó, nhân tố quy mô có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhân tố cấu trúc tài chính có mối quan hệ nghịch với hiệu quả kinh doanh. Khi xác định tỷ suất sinh lời tài sản, tác giả đã loại bỏ sự tác động của nhân tố thuế đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lấy chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế để xác định chỉ tiêu ROA, trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều, chi phí trả lãi vay cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho thấy doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống chƣa phát huy đƣợc đòn bẩy tài chính nhờ sử dụng vốn nợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010), Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Hoàng Thị Thắm (2015).
Do đó, nhân tố cấu trúc tài chính có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh.
- Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp thƣờng chiếm tỷ lệ dƣới 50%, theo thống kê định tính ở bảng 3.5 thì doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên 50% chỉ có 4 doanh nghiệp trong tổng số 55 doanh nghiệp, cho thấy đối với loại hình doanh nghiệp này tài sản cố định đầu tƣ không quá lớn, đầu tƣ một lần và ít bị lạc hậu, nên tỷ trọng tài sản cố định không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hằng (2015).
Do đó, nhân tố tỷ trọng tài sản cố định không ảnh hưởng dến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ suất sinh lời tài sản (ROA). Kết quả này cho thấy, việc cắt giảm tới tối thiểu các khoản chi phí là một biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết qủa này phù hợp với nghiên cứu Camelia Burja (2011), Amdemikael Abera (2012), Hoàng Thị Thắm (2015).
Do đó, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh.
- Nhân tố tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wei Xu (2005).
- Nhân tố quản trị hàng hàng tồn kho có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện cho nhân tố này là vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho tăng có nghĩa hàng tồn kho của doanh nghiệp đƣợc tiêu thụ mạnh, sản phẩm làm ra có chất lƣợng, uy tín, đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra có hiệu quả, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bashir và cộng sự (2013), Camelia Burja (2011).
Do đó. nhân tố quản trị hàng tồn kho có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố quản trị các khoản phải thu có mối quan hệ nghịch với hiệu quả kinh doanh. Đại diện cho nhân tố này là kỳ thu tiền bình quân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để giữ vững những mối quan hệ lâu dài, trong nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp kinh doanh bán chịu, kỳ thu tiền càng dài có nghĩa vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng, chƣa nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Camelia Burja (2011), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Võ Thị Thúy Hằng (2015).
Do vậy, quản trị nợ phải thu có mối quan hệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Ba nhân tố vĩ mô là tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất và lạm phát không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với thời gian nghiên cứu là 3 năm 2013-2015, nền kinh tế vĩ mô trong thời gian này biến động không nhiều nhờ chính sách bình ổn nền kinh tế của Chính phủ, nên sự tác động của ba yếu tố này đối với doanh nghiệp là không đáng kể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã giới thiệu chung về thực trạng và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong những năm gần đây, nhằm dự đoán xu hƣớng ảnh hƣởng của các nhân tố tới biến phụ thuộc của mô hình.
Sử dụng mô hình ảnh hƣởng cố định và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên để xác định. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy mô hình ROA sẽ lựa chọn mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy với 10 nhân tố mà mô hình đƣa vào thì có 5 nhân tố ảnh hƣởng là: Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài chính, quản trị nợ phải thu, quản trị hàng tồn kho, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền: quy mô doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều còn đầu tƣ vào tài sản cố định có mối quan hệ nghịch chiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3 là cơ sở để tác giả đƣa ra các kết luận và hàm ý chính sách liên quan.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT LUẬN
Hiệu quả kinh doanh đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản. Theo đó, tỷ suất sinh lời tài sản đƣợc duy trì với mức trung bình là 7,53%. Điều này cho biết mức sinh lời thực tế của ngành mặc dù không quá thấp song chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng và tiềm năng của ngành hiện có. Thêm vào đó, mức độ biến động về các chỉ tiêu sinh lời này giữa các doanh nghiệp trong ngành là khá lớn, cho thấy sự không ổn định về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô nhƣ: cơ hội để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng và nhà đầu tƣ tiềm năng, có thêm nhiều cơ hội đầu tƣ hấp dẫn, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất.... nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, quản trị hàng tồn kho cũng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ cấu vốn nợ, quản trị khoản phải thu, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp càng cao thì không mang lại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Còn tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp, tài sản cố định trong doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh.
Ngoài sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp, các nhân tố vĩ mô tác động không đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 4.2.1. Đối với doanh nghiệp ngành thực phầm và đồ uống 4.2.1. Đối với doanh nghiệp ngành thực phầm và đồ uống
a. Tăng doanh thu trong doanh nghiệp
- Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc mở rộng, thì vấn đề cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc là điều tất yếu. Do vậy, muốn sản phẩm của ngành đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống cần xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm:
+ Nâng cao chất lƣợng sản phẩm là vấn đề đặt lên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, đặc biệt với ngành thực phẩm và đồ uống, sản phẩm của ngành