6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1.4. Đối với nhân tố mứcđộ độc lập của HĐQT
Kết quả nghiên cứu của bài luận văn cũng cho thấy tỷ lệ thành viên HĐTQ càng độc lập thì mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC càng nhiều. Khi các thành viên độc lập không tham gia vào hoạt động điều hành thì họ sẽ tham gia công tác giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những ngƣời quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chung cho cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ. Vì vậy, cơ quan quản lý cần phải hƣớng dẫn cụ thể về thông tƣ 121/2012 về quy định tỷ lệ thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT là tối thiểu một phần ba tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập nhƣng hầy hết các công ty niêm yết không thực hiện nghiêm túc hoặc thực hiện một cách đối phó, hình thức. Bênh cạnh đó, cần phải giám sát tình hình tuân thủ và thực hiện cƣỡng chế nếu doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc và yêu cầu công ty niêm yết phải cung cấp đầy đủ thông tin về lai lịch của các thành viên HĐQT đƣợc đề cử trong báo cáo thƣờng niêm đƣợc kiểm toán để các nhà đầu tƣ có điều kiện giám sát tính độc lập trong cơ cấu thành viên HĐQT của công ty.
4.1.5. Hàm ý chính sách từ các chủ thể liên quan đến việc công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTT của các công ty niêm yết
a. Đối với bản thân các công ty niêm yết
Qua kết quả nghiên cứu về mức độc công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC thì có thể thấy rằng hiện nay bên cạnh một số doanh nghiệp công bố thông tin khá tốt còn rất nhiều các doanh nghiệp chƣa công bố thông tin một cách đầy đủ. Các thông tin trình bày trên thuyết minh BCTC còn sơ sài, chung chung và chƣa chi tiết. Chênh lệch về chỉ số công bố thông tin của doanh nghiệp cao nhất và thấp nhất cũng khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố khả năng sinh lời ROA có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Điều này cho thấy các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì có xu hƣớng
công bố thông tin nhiều hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo lý thuyết tín hiệu thì đây là biện pháp để khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin mà một số cá nhân che dấu thông tin nhằm mục đích trục lợi cho bản thân.
Bên cạnh đó, cá nhân mỗi doanh nghiệp cũng nên hiểu rằng mức độ công bố thông tin, cụ thể là thông tin trên thuyết minh BCTC là phần quan trọng để có thể thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và họ chỉ đầu tƣ và doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và minh bạch. Vậy nên cần phải tăng cƣờng cung cấp thông tin ra bên ngoài để các nhà đầu tƣ biết đến vị thế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các công ty niêm yết nên sử dụng công cụ đắc lực đó chính là truyền thông. Đó là cách nhanh nhất để ngƣời quan tâm tiếp cận đƣợc với doanh nghiệp. Từ việc xác định đƣợc truyền thông chính là công cụ hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thông tin thì mỗi công ty niêm yết cần đầu tƣ phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Xây dựng một thệ thống thông tin quản lý đê giúp cung cấp thông tin một cách hiệu quả cũng nhƣ kiểm soát chất lƣợng thông tin kế toán để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ cũng nhƣ tuân thủ các quy định, đặt biệt và việc lập và trình bày BCTC để thông tin trên phân thuyết minh BCTC đầy đủ và chính xác hơn.
Thuyết minh BCTC đƣợc lập và trình bày bởi bộ phần kế toán tại mỗi công ty niêm yết nên mức độ và chất lƣợng của thuyết minh BCTC đƣợc quyết định bởi trình độ, nhận thức và khả năng của mỗi nhân viên kế toán. Vậy để có đƣợc một hệ thống đội ngũ nhân viên kế toán có thể đảm nhận đƣợc trách nhiệm thì mỗi công ty cần có quy trình trình từ tuyển dụng đƣợc nhân viên có đủ trình độ và phẩm chất, trong quá trình thƣc hiện các nhiệm vụ thì nhân viên cần đƣợc tập huấn về nghiệp vụ để cập nhật kiệp thời các quy định của cơ quan quản lý về kế toán.
b. Đối với Bộ tài chính, ủy ban chứng khoán Nhà nước
- Hoàn thiện các quy định về việc công bố các thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Hiện nay, tuy mẫu BCTC trong đó có bảng thuyết minh BCTC đã có mẫu chung để các công ty lập và trình bày. Tuy nhiên, có rất nhiều mục còn rất chung chung và khái quát, chƣa cụ thể nên dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp chỉ lập vừa đủ để không phải vi phạm các quy định. Vì vậy, cần thiết có một mẫu thuyết minh BCTC chi tiết hơn nữa, và các mục sẽ đƣợc thiết kế tƣơng tự các mục công bố thông tin trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, càng rõ ràng, càng chi tiết càng tốt để cho các công ty niêm yết dễ dàng hơn trong việc tuân thủ việc công bố thông tin trên phần thuyết minh BCTC.
- Hoàn thiện các quy định cơ cấu thành viên hội đồng quản trị
Qua kết quả nghiên cứu thì có thể thấy rằng biến mức độ độc lập của thành viên HĐQT có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, qua khảo sát các báo cáo về cơ cấu HĐQT của các công ty thì tác giả thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp còn xem nhẹ phần này. Vậy nên cần có quy định về việc công bố các thành viên độc lập, thành viên điều hành và không điều hành trong HĐQT. Hầu hết các công ty niêm yết tại Việt Nam thì chủ tịch hội đồng quản trị thƣờng kiêm luôn chức vụ giám đốc, tổng giám đốc. Đây là hạn chế lớn trong việc nâng cao mức độ công bố thông tin. Vì vậy, cần tách rời giữa chức năng sở hữu và chức năng quản lý để tăng mức độ độc lập. Theo quy định của SGDCK các nƣớc phát triển hiện nay thì phải có đa số hành viên trong HĐQT là độc lập. Chúng ta cũng có quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT phải chiếm một phần ba trong tổng số thành viên HĐQT nhƣng phần lớn là thực hiện chƣa nghiêm túc. Chúng ta nên xem xét và học tập chọn lọc theo các quy định của thế giới để trƣớc tiên là nâng cao mức độ công bố thông tin và thứ hai nữa là
tạo điều kiện để dễ dạng hội nhập quốc tế và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay.
- Tăng cường hoạt động giám sát công bố thông tin cũng như xử phạt các vi phạm trong việc công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Đi đôi với việc ban hành các quy định thì sở giao dịch chứng khoán nên có hoạt động giám sát và xử phạt đi kèm để tăng tính hiệu quả. Theo khảo sát thì có khá nhiều các doanh nghiệp vi phạm về quy định về công bố thông tin, về cơ cấu cổ đông cũng nhƣ kết quả trƣớc và sau kiểm toán. Tuy nhiên, chƣa có biện pháp xử phạt nào thích đáng về các vấn đề này. Hoặc môt số cá nhân trong cơ quan giám sát đã bắt tay với doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân của họ nên dẫn đến hiệu quả giám sát không cao. Điều này làm ảnh hƣởng đến mức độ công bằng giữa các công ty làm tốt và chƣa tốt, ảnh hƣởng đến tính tuân thủ các quy định đƣợc ban hành.
Qua các phân tích trên, sở GDCK và các ngành liên quan nên quy định cụ thể về các hoạt động giám sát quá trình công bố thông tin nói chung và các thông tin đƣợc trình bày trên thuyết minh BCTC nói riêng. Cơ chế giám sát còn phải đi đôi với xử phạt thích đáng để đảm bảo các công ty niêm yết, các nhà đầu tƣ tuân thủ đúng các quy định và tạo nên tính công bằng về mặt công bố thông tin và các thuyết minh trên BCTC.
Để có thể giám sát kịp thời và thƣờng xuyên thì ủy ban chứng khoán nhà nƣớc và sở giao dịch chứng khoán cần kiểm tra định kỳ thông qua các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính định kỳ theo quý… để kịp thời phát hiện các hành vi thiết xót hoặc cố tình che dấu thông tin. Theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố ROA có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC, tức là các doanh nghiệp kinh doanh có lãi có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp ít lãi hoặc thua lỗ. Vì vậy, trong quá trình giám sát cần đặt biệt chú ý đến các doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ vì có khả năng che dấu thông tin hay chƣa tuân thủ các quy đinh trong việc lập và trình bày BCTC.
Để tiết kiệm nguồn nhân lực trong việc giám sát thông tin công bố, sở GDCK có thể liên kết với các trƣờng kinh tế , xây dựng nhóm cộng tác viên là giảng viên, sinh viên. Lực lƣợng này có thể giám sát thông qua các bài nghiên cứu của họ trong việc truy cập vào vào website, đọc các báo cáo tài chính để khảo sát mức độ công bố thông tin trên BCTC của các công ty nói chung. Từ các kết quả nghiên cứu của nhóm cộng tác, sàn GDCK có thêm nguồn thông tin để giám sát thƣờng xuyên, liên tục và kịp thời.
c. Đối với nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tƣ thì khả năng đọc hiểu BCTT của công ty niêm yết mà mình muốn đầu tƣ là vô cùng quan trọng và là một trong những việc làm tiên quyết mà các nhà đầu tƣ cần thực hiện khi muốn tham gia đầu tƣ cho một công ty nào. Tuy nhiên, theo đánh gia của các chuyên gia thì ngoài một số nhà đầu tƣ là tổ chức và một số cá nhân am hiểu về tài chính tốt thì đa phần còn lại các nhà đầu tƣ cá nhân ở Việt Nam chƣa hiểu rõ về hoạt động của thị trƣờng chứng khoán và khả năng đọc hiểu báo có tài chính chƣa cao. Thực trạng một số các nhân mua bán cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài, hay theo hiệu ứng đám đông rất phổ biến. Hiện nay, đối tƣợng là cá nhân khi đầu tƣ làm cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động khá sôi nổi, tuy nhiên, để thị trƣờng chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả thì kiến thức về chứng khoán và đầu tƣ là rất quan trọng. Các nhà đầu tƣ cần thấy rằng,việc nâng cao kiến thức cho bản thân về khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính, phân tích thị trƣờng tài chính do các công ty niêm yết cung cấp sẽ mang lại lợi ích cho chỉnh bản thân mình khi quyết định đầu tƣ cũng nhƣ góp phần làm cho các công ty niêm yết phải tăng cƣờng mức độ công bố thông tin vì chính họ sẽ gây áp lực cho các công ty niêm yết, buộc các công ty này phải công bố thông
tin nhiều hơn, minh bạch thông tin nhiều hơn vì không thể qua mặt đƣợc các nhà đầu tƣ của mình. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ khi hiểu rõ về thị trƣờng chứng khoán hơn thì sẽ tránh đƣợc các trƣờng hợp là nạn nhân của sự gian lận hoặc thao túng thị trƣờng. Vì vậy, các nhà đầu tƣ cần sáng suốt hơn, chuẩn bị cho mình kiến thức nhiều hơn khi tham gia đầu tƣ, việc làm này không chỉ giúp ích cho bẩn thân nhà đầu tƣ và góp phần tạo xây dựng một thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững.