Lý thuyết đại diện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến mức độ CÔNG bố THÔNG TIN bắt BUỘC TRÊN THUYẾT MINH báo cáo tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện đã chỉ ra sự mâu thuẫn về lợi ích trong các mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản lý, giữa ngƣời quản lý là ngƣời cho vay, cổ đông năm quyền kiểm soát và cổ đông không năm quyền kiểm soát. Theo Jensen and Mec-Kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) nhƣ là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những ngƣời chủ - principals), bổ nhiệm, chỉ định ngƣời khác, ngƣời quản lý công ty (ngƣời đại diện - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Các mối quan hệ này có mục tiêu chung đó là lợi ích. Nhƣng không phải lúc nào lợi ích của hai bên cũng giống nhau. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (chủ sở hữu và ngƣời quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng ngƣời quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động

vì lợi ích tốt nhất cho ngƣời chủ sở hữu, tức các cổ đông. Với vị trí của mình, ngƣời quản lý công ty đƣợc cho là luôn có xu hƣớng tƣ lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay ngƣời thứ ba của mình chứ không phải cho công ty. Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông cần thƣờng xuyên giám sát hoạt động của ngƣời quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Lý thuyết đại diện nhấn mạnh rằng, các cổ đông cần phải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và ngƣời quản lý công ty, bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thƣờng, tƣ lợi của ngƣời quản lý công ty.

Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ƣu giữa nhà quản trị với nhà đầu tƣ, thỏa thuận thù lao và tiền thƣởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp với lợi ích của nhà đầu tƣ bên ngoài. Những hợp đồng này thƣờng yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thông tin đƣợc cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị nhƣ: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực ... để nhà đầu tƣ đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị doanh nghiệp có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tƣ bên ngoài. Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tƣ và các cổ đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chƣa có một thị trƣờng chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin doanh nghiệp cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tƣ.

Từ nội dung của lý thuyết đại diện, chúng ta có thể thấy rằng ngƣời quản lý luôn có xu hƣớng hạn chế mức độ công bố thông tin nhằm có thể che

dấu các hành vi tƣ lợi cho bản thân trong khi đó ngƣời sở hữu công ty và ngƣời cho vay luôn muốn các thông tin đƣợc công bố một cách minh bạch để có thể giám sát, hạn chế các hành vi tƣ lợi của ngƣời quản lý từ đó đảm bảo lợi ích của mình. Lý thuyết đại diện thƣờng đƣợc sử dụng để giải thích các nhân tố quy mô công ty, kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu hội đồng quản trị…ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trong các giả thuyết nghiên cứu ở các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến mức độ CÔNG bố THÔNG TIN bắt BUỘC TRÊN THUYẾT MINH báo cáo tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)