6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
3.2.1. Thống kế mô tả các biến liên tục
Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến độc lập liên tục
Minimun Maximum Mean Std.
Deviation
Quy mô doanh nghiệp 15,304 10,111,011 1,013,515.04 1,653,001.313 Khả năng sinh lời(ROA) -.365 .277 .04666 .075351
Đòn bẩy nợ .086 .932 .50436 .222839
Thời gian niêm yết 1 14 5.52 2.032
Khả năng thanh toán .474 17.502 2.32881 2.190506
Mức độ độc lập .070 .750 .38460 .197015
Sở hữu nhà nƣớc .00 .84 .2361 .25846
- Quy mô doanh nghiêp
Qua bảng thống kê mô tả có thể thấy đƣợc quy mô doanh nghiệp trung bình ở mức 1,013,515 (triệu đồng) doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là 10,111,011 (triệu đồng) và doanh nghiệp có quy mô bé nhất là 15,304 (triệu đồng) . Độ lệch chuẩn là 1,653,001.313 cho thấy đƣợc có sự khác biệt khá lớn giữa quy mô các doanh nghiệp đƣợc chọn nhƣng vẫn nằm trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc để tiến hành đƣa biến quy mô vào nghiên cứu. Nhìn chung thì các công ty niêm yết có sự chênh lệch khá lớn về quy mô. Đây cũng là khó khăn khi đƣa ra các kết luận chung cho các công ty trong tổng thể.
- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp đƣợc tính bằng hệ số ROA. Dựa vào thống kê mô tả ta biết đƣợc khả năng sinh lời trung bình của 100 doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu là 0.0466. Doanh nghiệp kinh doanh sinh lời cao
nhất đạt 0.277 và doanh nghiệp thấp nhất là -0.365 tức là doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2014. Độ lệch chuẩn trong biến khả năng sinh lời là 0.075351 khá nhỏ cho thấy đƣợc không có sự khác biệt quá lớn hay tính đồng đều trong khả năng sinh lời của các doanh nghiệp là khá cao. Trong 100 công ty niêm yết đƣợc chọn thì chỉ có 4 công ty bị kinh doanh thua lỗ trong năm 2014, cụ thể là:
Bảng 3.4. Thống kê các doanh nghiệp có lợi nhận âm năm 2014
Tên công ty ROA
Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih -0.034
Công ty Cổ phần Khoáng sản Á Châu -0.365
Công ty Cổ phần Vinavico -0.194
Công ty Cổ phần VINAM -0.088
- Đòn bẩy nợ
Đòn bẩy nợ đƣợc tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Đòn bẩy nợ trung bình của nghiên cứu là 0.504. Doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy nợ cao nhất là 0.932 và thấp nhất 0.086. Đây là con số thể hiện các công ty niêm yết sử dụng hệ số nợ trung bình trong chính sách gia tăng lợi nhuận của mình. Độ lệch chuẩn của biến đòn bẩy nợ là 0.222, đây là con số tƣơng đối lớn thể hiện sự không đồng đều về nhân tố tỷ lệ nợ của các công ty. Đòn bẩy nợ là công cụ đƣợc các nhà quản lý hay sử dụng nhằm khuyết đại lợi nhuận ròng trên một đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, công cụ tài chính này cũng kiềm hãm sự gia tăng lợi nhuận nếu lựa chọn cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ cao hay thấp) không hợp lý, từ đó có thể tăng tính mạo hiểm cho doanh nghiệp.Vì vậy, khi nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của hệ số, cần có sự cân nhắc trong việc tìm ra hƣớng tác động của yếu tố này đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC.
- Thời gian niêm yết
Thống kê mô tả biến thời gian niêm yết của mẫu thì doanh nghiệp có thời gian niêm yết lâu nhất là 14 (Công ty Cổ phần BIBICA) năm và doanh nghiệp có thời gian niêm yết gần nhất là 1 năm (Công ty Cổ phần khoáng sản và luyện kim Bắc Á và Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung). Trung bình mẫu đƣợc chọn có thời gian niêm yết là trên 5 năm và tập trung ở các doanh nghiệp có thời gian niêm yết là từ 5 đến 7 năm. Thời gian niên yết của các công ty đƣợc kỳ vọng có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC của các công ty niêm yết vì các công ty niêm yết càng lâu năm thì điều đƣơng nhiên sẽ hiểu rõ hơn các quy định cũng nhƣ các luật về thị trƣờng chứng khoán. Hơn nữa, thời gian niên yết càng lâu thì họ càng có kinh nghiệm trong việc làm sao để tránh đƣợc những sai xót không đáng có cũng nhƣ những bài học từ nhƣng lần vi phạm trƣớc sẽ dẫn đến hình thức xử phạt nghiêm trọng nhƣ thế nào, cho nên, các công ty có thời gian niêm yết lâu năm đƣợc tác giả kỳ vọng sẽ công bố thông tin nhiều hơn và thuyết minh BCTC của họ cũng đầy đủ và ít thiếu xót những thông tin cần công bố hơn các công ty có thời gian tham gia thì trƣờng chứng khoán ngắn hơn.
- Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu trung bình 2.32 lần, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao nhất là 17.502 lần và thấp nhất là 0.474 lần với độ lệch chuẩn của biến này là 2.19. Hầu hết các công ty niêm yết trong mẫu đƣợc chọn có khả năng thanh toán lớn hơn 1 lần và tập trung trong khoản từ 2 đến 4 lần. Tức là hệ số nợ ngắn hạn trong tổng số tài sản ngắn hạn của các công ty niêm yết khá nhỏ nên chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của mẫu nghiên cứu nhìn chung khá tốt, phản ánh đƣợc tình hình tài chính ngắn hạn tốt, đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn cao. Tuy nhiên, các công ty có hệ số thanh toán này quá cao thì không phải là một dấu hiệu tốt
vì mặt dù đáp ứng đƣợc các khoán nợ ngắn hạn kịp thời tuy nhiên nó cũng phản ánh công ty đó sử dụng vốn chƣa hiệu quả.
- Mức độ độc lập của hội đồng quản trị
Mức độ độc lập của hội đồng quản trị đƣợc tính trên % số thành viên độc lập trong tổng số thành viên trong HĐQT của doanh nghiệp đó. Theo mục 2 điều 30 của thông tƣ 121/2012/TT-BTC quy định rõ tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Mức độ độc lập trung bình của là 0.384, con số này thể hiện mức độ độc lập trong HĐQT của các doanh nghiệp là khá thấp, chỉ đủ để không vi phạm quy định nêu trên, doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ đạt 0.75 và thấp nhất là 0.07. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam thì các thành viên trong HĐQT đều tham gia các công việc quản lý doanh nghiệp nên chỉ số này là khá thấp. Theo thống kê của tác giả Đan Nguyên (2014) thì có khoản 46,5% công ty niêm yết công bố rõ ràng và đầy đủ về 1/3 số thành viên độc lập này, còn lại các doanh nghiệp hầu nhƣ chƣa công bố cụ thể, không đáp ứng đủ số lƣợng theo quy định hoặc nếu đáp ứng đủ số lƣợng cũng chỉ để đối phó đƣợc thể hiện qua thực trạng nhiều thành viên độc lập tại công ty không đƣợc công bố rõ danh tính hoặc những thành viên đảm bảo đƣợc tính độc lập thì lại không có sự hiểu biết tối thiểu về doanh nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề gây khó khăn trong việc công bố, minh bạch thông tin tại các công ty niêm yết Việt Nam.
- Sở hữu nhà nước
Hình 3.1. Thống kê mô tả biến tỷ lệ sở hữu nhà nước
Nhìn vào biều đồ trên ta có thể thấy rằng trong 100 công ty đƣợc chọn có 46 công ty niêm yết (phần đồ thị màu đỏ) đƣợc chọn không có vốn sở hữu nhà nƣớc và 54 công ty niêm yết còn lại có vốn sở hữu nhà nƣớc. Hầu hết các công ty có quy mô lớn đều có vốn sở hữu nhà nƣớc. Trong số các 54 công ty có vốn sở hữu của nhà nƣớc thì số lƣợng công ty có vốn sở hữu nhà nƣớc dƣới 50% là 31 công ty (phần đô thị màu xanh) và trên 50% là 23 công ty (phần đồ thị màu tím).
3.2.2. Thống kê mô tả các biến nhị phân
- Công ty kiểm toán độc lập
Hình 3.2. Thống kê mô tả biến công ty kiểm toán độc lập
0% Dƣới 50 % Từ 50% trở lên 46% 23% 31% Không đƣợc kiểm toán bởi Big4 Đƣợc kiểm toán bởi Big4
57 43%
Nhìn vào sơ đồ và bảng thống kê mô tả biến công ty kiểm toán độc lập (phụ lục 4) ta thấy rằng trong 100 doanh nghiệp đƣợc chọn thì các doanh nghiệp đƣợc kiểm toán bởi big 4 (43 doanh nghiệp) đƣợc thể hiện ở phần đồ thị màu xanh ít hơn so với các doanh nghiệp không đƣợc kiểm toán bởi big 4 (57 doanh nghiệp) đƣợc thể hiện ở phần đồ thị màu đỏ. Hiện nay, có rất nhiều công ty kiểm toán ra đời nên sự lựa chon công ty kiểm toán của các doanh nghiệp cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên so với tổng thể thì 4 công ty kiểm toán lớn Big4 chiếm tỷ trọng khách hàng niêm yết khá lớn trong tổng số 32 công ty kiểm toán đƣợc kiểm toán các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (Phụ lục 3). Các công ty niêm yết chọn Big4 là công ty kiểm toán độc lập không chỉ vì chất lƣợng và uy tín của các công ty kiểm toán này mà bên cạnh đó, các công ty kiểm toán Big 4 còn tham gia vào việc hỗ trợ các công ty niêm yết Việt Nam niêm yết cổ phiếu hay phát hành trái phiếu chuyển đổi ở các thị trƣờng nƣớc ngoài, giúp các công ty niêm yết Việt Nam hội nhập thành công vào thị trƣờng chứng khoán và thị thị trƣờng vốn cua khu vực quốc tế. Nhƣ vậy, các công ty kiểm toán Big 4 đã góp phần làm cho hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng đƣợc các doanh nghiệp nhận thức nhƣ là một phần tất yếu không chỉ mang tính tuân thủ mà còn mang tính hỗ trợ rất cao trong công tác điều hành, quản lý. Đây cũng là điều mà các công ty kiểm toán khác đáng học hỏi Big4 - nâng cao chất lƣợng phục vụ và đa dạng hóa các dịch vụ kiểm toán.
- Sàn giao dịch
Trong biến này thì tác giả chọn 50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và 50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội để nghiên cứu. Mặt dù số lƣợng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh là nhiều hơn so với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội nhƣng tác giả lựa chọn bằng nhau để dễ dàng
trong việc đƣa ra kết luận cũng nhƣ so sánh kết quả đạt đƣợc của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán này.
- Lĩnh vực kinh doanh
Hình 3.3. Thống kê mô tả biến lĩnh vực kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp đƣợc chọn thuộc lĩnh vực sản xuất, chỉ một số ít (5%) các doanh nghiệp còn lại là cung cấp dịch vụ đƣợc thể hiện qua biểu đồ trên và bảng thống kê mô tả biến lĩnh vực kinh doanh (phụ lục 4). Số lƣợng mẫu của hai ngành mà tác giả đã chọn có sự chênh lệch khá lớn tuy nhiên tác giả vẫn lựa chọn biến này đƣa vào phân tích của mình vì nhƣ đã nói ở phần trên thì các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất có cấu trúc phức tạp hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất. Hơn nữa, giữa hai ngành này cũng có sự khác biệt khá lớn mà tác giả cho rằng có khả năng ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Thứ nhất, số lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất tạo ra là cụ thể còn các doanh nghiệp phi sản xuất thì khái niệm này là trừu tƣợng. Thứ hai, cách đo lƣờng năng suất của doanh nghiệp sản xuất cũng dễ dàng còn đối với các doanh nghiệp phi sản xuất thì việc làm này khó khăn hơn cũng nhƣ sự thay đổi từ các yếu tố đầu vào để tạo ra yếu tố đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất là cao hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất. Hay
Sản xuất Phi sản xuất
95%
nói tóm lại, các doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động kinh doanh rõ ràng hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất nên kỳ vọng các doanh nghiệp này có mức độ công bố minh bạch thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC cũng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất. Và để kết luận đƣợc điều này thì các phân tích ở các phần sau sẽ làm rõ.
3.3. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
3.3.1. Phân tích sự tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập riêng lẻ trong mô hình độc lập riêng lẻ trong mô hình
Trong phần này, tác giả sẽ phân tích tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa vào biến độc lập là định lƣợng hay định tính. Trong các biến độc lập thì có 3 biến giả là sàn giao dịch, công ty kiêm toán độc lập và lĩnh vực kinh doanh. Ba biến này tác giả sẽ dùng phƣơng pháp kiểm định Independent T-test. Các biến đinh lƣợng còn lại bao gồm: quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, số năm niêm yết mức độ độc lập và sở hữu nhà nƣớc thì sẽ dùng phƣơng pháp kiểm định Pearson.
Bảng 3.5. Phân tích tương quan giữa biến liên tục với mức độ CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Chỉ tiêu Kiểm định Hệ số Mức độ
CBTT
Quy mô doanh nghiệp
Pearson Pearson Correlation -.130
Sig. (2-tailed) .199
Spearman's Correlation Coefficient -.131
Sig. (2-tailed) .193
Khả năng sinh lời (ROA) Pearson Pearson Correlation .726 **
Sig. (2-tailed) .000
Đòn bẩy nợ Pearson Pearson Correlation -.731 **
Sig. (2-tailed) .000
Thời gian niêm yết
Pearson Pearson Correlation -.067
Sig. (2-tailed) .509
Spearman's Correlation Coefficient -.012
Sig. (2-tailed) .903
Khả năng thanh toán
Pearson Pearson Correlation .113
Sig. (2-tailed) .264
Spearman's Correlation Coefficient .268**
Sig. (2-tailed) .007 Mức độ độc lập của HĐQT Pearson Pearson .877** Sig. (2-tailed) .000 Sở hữu nhà nƣớc
Pearson Pearson Correlation .212*
Sig. (2-tailed) .035
Spearman's Correlation Coefficient .175
Sig. (2-tailed) .082
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
- Phân tích tương quan giữa biến quy mô với mức độ CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Qua hai kiểm đinh tham số (pearson) và phi tham số (spearman) ta thấy giá trị sig đều >0.1 nên hai hệ số tƣơng quan này đều không có ý nghĩa thống kê. Do vậy tạm thời kết luận không có mối quan hệ nào giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC.
- Phân tích tương quan giữa biến khả năng sinh lời của doanh nghiệp với mức độ CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Qua phân tích tham số pearson ta thấy hệ số sig=0.00. Điều này cho thấy biến khả năng sinh lời có mối quan hệ với mức độ công bố thông tin. Thêm vào đó hệ số pearson (0.726) mang dấu dƣơng nên tạm thời thời chấp nhận giả thuyết H2 : Khả năng sinh lời và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều. Tuy nhiên cần xem xét ở phân tích hồi quy ở phần sau để đƣa ra kết luận chính xác hơn.
- Phân tích tương quan giữa biến đòn bẩy nợ với mức độc CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy biến đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê, (sig=0.00). Tuy nhiên, hệ số pearson ở đây là -0.731 điều này có nghĩa tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy nợ và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC. Tạm thời kết luận đòn bẩy nợ có mối quan hệ nghịch chiều với mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC.
- Phân tích tương quan giữa biến thời gian niêm yết với mức độ CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Qua kiểm định tham số pearson ta thấy hệ số Sig=0.509 >0.05 và phi tham số (spearman) sig=0.903>0.05 nên các hệ số tƣơng này đều không có ý
nghĩa thống kê. Tức là không có mối quan hệ nào giữa thời gian niêm yết và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC.
- Phân tích tương quan giữa biến khả năng thanh toán với mức độ CBTT bắt buộc trên thuyết minh BCTT
Dựa vào bảng phân tích hệ số tƣơng quan pearson, ta thấy hệ số Sig=0.264>0.1 nên hệ số số tƣơng quan không có ý nghĩa thống kê. Tiếp theo chúng ta kiểm định phi tham số spearman cho biến khả năng thanh toán và