6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu của tác giả là việc xây dựng một mô hình phù hợp để trả lời cho câu hỏi đặt ra.
“Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh cáo cáo tài chính của của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?”
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thì cần kiểm định các giả thiết nghiên cứu để biết đƣợc nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu kiểm định thông qua dữ liệu trên thuyết minh báo cáo tài chính của của các công ty niêm yết và thông tin tài chính trên thị trƣờng chứng khoán. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mô hình mà tác giả đã đƣa ra để đề xuất mô hình hồi quy phù hợp giả thích mối tƣơng quan giữa mức độ công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng mà tác giả đã đề xuất.
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Dựa vào các kết luận của nghiên cứu trƣớc thì quy mô của doanh nghiệp với mức độ công bố thông tin có mối quan hệ thuận chiều tức là doanh
nghiệp có quy mô càng lớn thì có xu hƣớng công bố thông tin càng nhiều để các nhà đầu tƣ, ngƣời quan tâm biết đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ một cách nữa để quản cáo và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán. Hơn nữa, các công ty có quy mô lớn họ thƣờng tuân thủ các quy định, nguyên tắc hơn các công ty nhỏ vì họ luôn nhận đƣợc sự theo dõi nhiều phía và sự giám sát của nhà nƣớc. Vì vậy, họ cần công bố thông tin nhiều hơn để tạo niềm tin cũng nhƣ tránh đƣợc sự soát xét từ phía cơ quan quản lý.
Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Giả thuyết này cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận càng cao thì có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp vì các công ty này muốn giữ đƣợc vị thế của mình trên sàn giao dịch chứng khoán để tăng giá trị cổ phiếu và thu hút nhà đầu tƣ vì doanh nghiệp vừa kinh doanh có lãi vừa minh bạch trong việc công bố thông tin vừa tuân thủ đúng các quy định thì ngƣời quan tâm rất yên tâm để hợp tác kinh doanh, đầu tƣ hay cho vay. Vì thế các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì công bố thông tin càng nhiều.
Giả thuyết H3: Đòn bẩy nợ của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ nghịch chiều.
Để giải thích cho giả thuyết này có thể giải thích rằng các công ty có tỷ lệ nợ cao trong nguồn vốn của mình thì có xu hƣớng che dấu để có thể nhận đƣợc sự tin tƣởng từ nhà đầu tƣ cũng nhƣ các tổ chức tín dụng, ngân hàng nên họ sẽ công bố thông tin ra bên ngoài ít hơn các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp. Một công ty mà có tỷ lệ nợ quá nhiều trong tổng tài sản của mình sẽ khiến cho nhà đầu tƣ không yên tâm đầu tƣ mạnh vốn và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng sẽ e ngại để quyết định cho các công ty này vay tiếp hay không vì
họ nghi ngờ khả năng thanh toán nợ của công ty niêm yết này và rất có thể các khoản cho công ty này vay sẽ trở thành nợ xấu. Và để hạn chế những nghi ngờ và dễ dàng hơn trong việc kinh doanh thì các công ty có tỷ lệ nợ cao thƣờng có xu hƣớng che giấu thông tin của mình, đặt biệt là những thông tin liên quan đến các khoản vay. Từ những lập luận trên có thể lập luận rằng tỷ lệ nợ và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ nghịch.
Giả thuyết H4: Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán big 4 thì mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC nhiều hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty không phải là big 4.
Ở giả thuyết này, có thê giải thích rằng các công ty kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn nhƣ Big4 thƣờng quan tâm đến thƣơng hiệu, danh tiếng của mình nên không thể lơ là hay che dấu trong kết quả kiểm toán của các công ty khách hàng của mình và họ cũng ít phụ thuộc khách hàng hơn các công ty kiểm toán nhỏ, tức là các công ty kiểm toán lớn thƣờng quan tâm đến kết quả kiểm toán cuối cùng hơn là thái độ của công ty niêm yết đƣợc kiểm toán vì họ tin vào uy tín mà mình có đƣợc là điểm cộng rất lớn cho sự lựa chọn của các khách hàng của mình và cũng chính phong cách làm việc chuyên nghiệp này nên họ vẫn có đông đảo khách hàng đến với mình mặt dù một số công ty kiểm toán nhỏ có thể chi phí kiểm toán thấp hơn. Chính vì những điểm này, các công ty đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán big 4 thì đƣợc kỳ vọng sẽ công bố thông tin nhiều hơn.
Giả thuyết H5: Thời gian niêm yết của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Giả thuyết này cho rằng các công ty có thời gian niêm yết càng lâu thì có mức độ tuân thủ các quy định cũng nhƣ trong việc lập và trình bày BCTC
sẽ cải thiện hơn các doanh nhiệp mới niêm yết hay có thời gian niêm yết ít hơn. Hơn nữa, các công ty niêm yết lâu năm hơn họ sẽ có kinh nghiệp trong việc công bố thông tin nhƣ thế nào là đủ để không phải vi phạm các quy định trong việc công bố thông tin. Vì vậy, kỳ vọng các công ty có thời gian niêm yết lâu năm trên thị trƣờng chứng khoán sẽ có mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC nhiều hơn so với các công ty có thời gian niêm yết ngắn hơn.
Giả thuyết H6: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Giả thuyết này cho rằng các công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao hơn thì có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn chậm. Có thể giả thích rằng các công ty này muốn đƣa thông ra bên ngoài nhƣ là một cách phát tín hiệu đến các nhà đầu tƣ để tăng giá trị của doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ cũng yên tâm hơn trong quyết định đầu tƣ của mình. Bên cạnh đó, công ty có khả năng thanh toán cao cũng tạo đƣợc niềm tin đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng về khả năng thanh toán các khoản nợ. Vì vậy họ cần tích cực công bố thông tin để nhận đƣợc sự tin tƣởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh.
Giả thuyết H7: Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC khác các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ở giả thuyết này tác giả muốn nghiên cứu để xem có sự khác nhau giữa hai sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, một là sàn giao dịch Hose có thời gian hoạt động lâu hơn và quy mô lớn, hai là sàn giao dịch chứng khoán Hnx có thời gian hoạt động ngắn hơn và quy mô nhỏ hơn. Hơn nữa các điều kiện để một công ty có thể niêm yết trên sàn giao dịch Hose cũng yêu cầu kỹ
lƣỡng và khắt khe hơn so với sàn giao dịch Hnx. Vì vậy cho nên tác giả kỳ vọng có sự khác biệt trong mức độc công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC của các các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán này.
Giả thuyết H8: Mức độ độc lập của thành viên trong hội đồng quản trị có mối quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC của doanh nghiệp.
Các công ty có mức độ độc lập của các thành viên trong HĐQT càng cao thì có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn để minh bạch trong thông tin giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Đặc biệt là sự tách biệt giữa chủ tịch HĐQT và giám đốc thì mức độ công bố thông tin càng nhiều vì chức năng của giám đốc và chủ tịch HĐQT là hoàn toàn khác nhau nên việc công bố thông tin minh bạch sẽ giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Giả thuyết H9: Tỷ lệ sở hữu nhà nước và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ nghịch chiều.
Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới thì kết mối quan hệ trên là mối quan hệ thuận chiều. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tác giả kỳ vọng rằng các công ty có có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nƣớc nhiều thì có mức độ công bố thông tin ít hơn các công ty có vốn sơ hữu tƣ nhân vì do đặc điểm của nên kinh tế Việt Nam. Các công ty thuộc sở hữu nhà nƣớc thì có nhiều chính sách ƣu đãi hơn nên họ cũng không quá nặng nề trong việc công bố thông tin nhƣ các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.
Giả thuyết H10: Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thì mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC thông nhiều hơn các doanh nghiệp phi sản xuất.
lớn, có cấu trúc phức tạo hơn và số lƣợng lao động cũng nhiều hơn các các doanh nghiệp phi sản xuất nên kỳ vọng mức độ công bố thông tin sẽ nhiều hơn các doanh nghiệp phi sản xuất.
2.2. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU
Trong nghiên cứu khoa học thì có hai phƣơng pháp chọn mẫu cơ bản là ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn phƣơng pháp chọn mẫu ngẫn nhiên đơn giản, tức là chọn ngẫu nhiên các công ty niêm yết từ danh sách các công ty đã đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đƣợc sắp xếp theo thứ tự ABC. Cách chọn mẫu này sẽ mang tính tổng thể cao hơn và việc đo lƣờng các biến độc lập cũng khách quan hơn. Mẫu nghiên cứu gồm 100 công ty yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong tổng số khoảng trên 400 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai thị trƣờng chứng khoán. Cỡ mẫu chiếm tỷ lệ 25% tổng thể. Chọn lần lƣợt ngẫu nhiên 50 công ty niêm yết trên sàn GDCK Hose và 50 công ty niêm yết trên sàn GDCK Hnx, không bao gồm các công ty tài chính, bảo hiểm và ngân hàng vì các loại hình doanh nghiệp này áp dụng một chế độ kế toán và quy định riêng. Vì điều kiện về thời gian nên từ 100 công ty nghiên cứu thì tác giả suy ra đặc điểm và tính chất chung của tổng thể. Quy mô mẫu là 25% thì chƣa phải là lớn nhƣng có thể chấp nhận đƣợc để tiến hành nghiên cứu.
2.3. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam - nội dung “trình bày báo cáo tài chính” của mỗi chuẩn mực để xác định danh mục công bố thông tin bắt buộc trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính (phụ lục 1) để chia nhỏ mục công bố thông tin đến mức nhỏ nhất để dễ dàng thống kê sau này. Loại trừ các chuẩn mực liên quan đến các tổ chức tín dụng ngân hàng.
- Chuẩn mựcTSCĐ hữu hình - VAS03: gồm 12 chỉ mục - Chuẩn mực TSCĐ vô hình - VAS04: gồm 16 chỉ mục - Chuẩn mực bất động sản đầu tƣ - VAS05: gồm 13 chỉ mục - Chuẩn mực thuê tài sản - VAS06: gồm 8 chỉ mục
- Chuẩn mực kế toán các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết - VAS07: gồm 2 chỉ mục
- Chuẩn mực thông tin tài chính về những bên góp vốn liên doanh - VAS08: gồm 6 chỉ mục
- Chuẩn mực Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái –VAS10: gồm 8 chỉ mục
- Chuẩn mực hợp nhất kinh doanh –VAS11: gồm 25 chỉ mục - Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác –VAS14: gồm 6 chỉ mục - Chuẩn mực hợp đồng xây dựng –VAS15: gồm 3 chỉ mục
- Chuẩn mực chi phí đi vay –VAS16: gồm 3 chỉ mục
- Chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp –VAS17: gồm 18 chỉ mục - Chuẩn mực các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng –VAS18: gồm 7 chỉ mục
- Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính –VAS21: gồm 13 chỉ mục - Chuẩn mực các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm- VAS23: gồm 16 chỉ mục
- Chuẩn mực báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - VAS24: gồm 6 chỉ mục - Chuẩn mực báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tƣ vào công ty con - VAS25: gồm 5 chỉ mục
- Chuẩn mực về các bên liên quan -VAS26: gồm 2 chỉ mục - Chuẩn mực báo cáo bộ phận -VAS28: gồm 2 chỉ mục
- Chuẩn mực thay đổi chính sách kế toán, ƣớc tính kế toán và sai xót - VAS29: gồm 11 chỉ mục
- Chuẩn mực lãi trên cổ phiếu –VAS30: gồm 7 chỉ mục
Chỉ số mức độ công bố thông tin đƣợc tính cho mỗi doanh nghiệp đƣợc trình bày nhƣ sau: j nj i j n dij I 1
Ij: Chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0≤Ij≤1; dij = 1 nếu mục thông tin i đƣợc công bố,
dij= 0 nếu mục thông tin i không đƣợc công bố.
dij= n.a nếu mục thông tin i không liên quan đến công ty j
nj :số lƣợng mục thông tin bắt buộc mà công ty j cần công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2.4. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
Trong bài luận văn có tổng cộng là 10 biến độc lập đƣợc nghiên cứu để giải thích cho biến phụ thuộc là mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cách thức đo lƣờng các biến độc lập đƣợc mô tả nhƣ sau:
2.4.1. Biến quy mô doanh nghiệp
Nhƣ đã trình bày trong phần 1.2.1 của bài luận văn, biến quy mô doanh nghiệp đã đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và hầu hết đều kết luận rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Biến quy mô doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu nhƣ tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng nguồn vốn, số lao động hay giá trị vốn hóa của doanh nghiêp. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn tổng tài sản và đo lƣờng bằng cách lấy logarith tổng tài sản. Cách lây logarith nhằm mục đích đƣa biến về giá trị cho phù hợp với tổng thể nghiên cứu.
2.4.2. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Biến này dùng để đo lƣờng khả năng sinh lời hay thành quả của một doanh nghiệp. Theo tìm hiểu của tác giả, để có thể đo lƣờng thành quả của doanh nghiệp, một số tác giả đi trƣớc đã dùng chỉ tiêu tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên