6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Lý thuyết chi phí sở hữu
Các chi phí sở hữu đƣợc xem xét nhƣ một hạn chế quan trọng của việc công bố thông tin. Những bất lợi của cạnh tranh ảnh hƣởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng tƣ. Lý thuyết chi phí sở hữu giải thích vì sao các chuẩn mực công bố thông tin tiết lộ rủi ro hiện đang áp dụng ở hầu hết các nƣớc lại ít hữu dụng đối với những ngƣời có nhu cầu sử dụng các thông tin tài chính. Lý thuyết chi phí sở hữu hàm ý đến các lợi ích và chi phí công bố thông tin.
Nếu công ty quá bí mật, các thông tin rủi ro của họ sẽ hầu nhý không đƣợc công bố, tuy điều này gây khó khãn cho những nhà đầu tƣ nhƣng lại là một chiến lƣợc an toàn. Ngƣợc lại, nếu quá minh bạch đến mức công bố cả nội dung của các rủi ro và cả cách thức sử dụng những công cụ nào để kiểm soát các rủi ro này, công ty có khả năng phải gánh chịu chi phí sở hữu. Ðiều này làm cho các nhà quản lý công ty luôn cân nhắc chiến lƣợc công bố thông tin sao cho đạt đƣợc sự đánh đổi tối ƣu giữa lợi ích nhận đƣợc và cái giá phải trả vì chấp nhận tiết lộ thông tin. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm về chi phí sở hữu nhƣ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức độ công bố các thông tin rủi ro trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.3.1. Quy mô doanh nghiệp
Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và một số nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ công bố thông tin nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ. Theo lý thuyết tín hiệu thì các công ty lớn thƣờng có xu hƣớng phát tín hiệu ra bên ngoài thị trƣờng để thu hút ngƣời quan tâm đến tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tƣ lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích và doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu tƣ tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Theo các nghiên cứu của Cooke (1987), Owusu - Ansah (1988), Wallacee (1994), Meek (1995), Zarzeski (1996), Khanna và cộng sự (2004) thì quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013) cho thấy quy mô doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin...Quy mô doanh nghiệp đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng doanh thu thuần, tổng nguồn vốn, số lao động của doanh nghiệp hay giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
1.3.2. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao muốn phân biệt mình với các công ty có lợi nhuận thấp, thông qua tín hiệu - tức việc công bố thông tin ra bên ngoài giúp họ tăng giá trị cổ phiếu và thu hút nhiều nhà đầu tƣ. Do đó, các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì càng mong muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ bên ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuận. Các nghiên cứu của Lang và Lundholm (1993) và Khanna & cộng sự (2004) và các nghiên cứu trong nƣớc của Đoàn Nguyễn
Trang Phƣơng (2010) và Phạm Thị Thu Đông (2013) đã có kết quả nghiên cứu biến khả năng sinh lời có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trong doanh nghiệp. Ngoài ra, lý thuyết đại diện chỉ ra rằng ngƣời quản lý của các công ty có lợi nhuận tốt có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn để nhận các khoản tiền thƣởng hoặc duy trì vị thế của mình (Cheung và cộng sự, 2005)
1.3.3. Đòn bẩy nợ
Theo lý thuyết đại diện thì các công ty có tỷ lệ nợ càng cao thì họ có xu hƣớng che dấu để có thể nhận đƣợc sự tin tƣởng và yên tâm hơn từ nhà đầu tƣ vì vậy khả năng các công ty này sẽ ít công bố thông tin hơn. Nghiên cứu của Rtoberts & Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngƣợc chiều giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao thƣờng có mức độ công bố thông tin nhiều hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công ty công bố thông tin nhiều hơn. Khi các doanh nghiệp có đòn bẩy nợ cao sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan, các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích của họ. Theo Ahmed và Courtis (1999); Archambalt (2003) nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng cách công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay.
1.3.4. Công ty kiểm toán độc lập
Chủ thể kiểm toán là một phần không thể thiếu trong BCTC của các công ty niêm yết. Chính vì thế những công ty niêm yết đƣợc thực hiện bởi các công ty kiểm toán lớn nhƣ big 4 (Doilotte, PWC, E&Y, KPMG) thì kỳ vọng mức độ công bố thông tin sẽ nhiều hơn vì các công ty kiểm toán lớn quan tâm nhiều hơn đến danh tiếng của mình, chính vì vậy sẽ đầu tƣ nhiều hơn vào chất lƣợng công tác kiểm toán báo cáo tài chính của công ty. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào khách hàng của các công ty lớn thƣờng nhỏ hơn so với các công ty kiểm toán nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Owusu – Ansah và Yeoh (2005)
nghiên cứu đã xác định rằng chủ thể kiểm toán có liên hệ mật thiết đến mức độ công bố thông tin bắt buộc của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Fargher và cộng sự (2001); Archambault (2003) nghiên cứu cũng cho kết quả tƣơng tự. Vì vậy khi công ty niêm yết đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán có qui mô lớn và chuyên nghiệp thì thông tin công bố của doanh nghiệp sẽ minh bạch, chính xác hơn.
1.3.5. Thời gian niêm yết của doanh nghiệp
Có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp có thời gian niêm yết càng lâu năm thì mức độ công bố thông tin càng nhiều nhiều vì các doanh nghiệp có thời gian niêm yết lâu năm thì việc lập, trình bày BCTC theo thời gian sẽ đƣợc cải thiện. Owusu – Ansah (1998) đã chứng minh rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của Al shamari và cộng sự (2007) cũng đã có kết quả tƣơng tự.
1.3.6. Khả năng thanh toán
Tính thanh khoản đề cập đến khả năng đáp ứng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tính thanh khoản của doanh nghiệp có liên quan đến ngƣời sử dụng thông tin kế toán. Theo lý thuyết tín hiệu, doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao sẽ công bố thông tin càng nhiều nhằm khuếch trƣơng uy tín và tăng giá trị của doanh nghiệp theo nghiên cứu của (Cooke, 1989 và nghiên cứu của Belkaoui và Kahl, 1978). Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản yếu có cũng có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn để cho những cổ đông, nhà quản lý bớt lo lắng về tình hình tài chính của công ty họ (Wallace et al, 1994).
1.3.7. Sàn giao dịch chứng khoán mà công ty đang niêm yết
Các công ty mà tác giả lựa chọn đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (Hose) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
(Hnx), liệu mức độ công bố thông tin có khác nhau giữa doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán. Theo nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) “Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” mặc dù thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện tại có hai sàn giao dịch hoạt động tại TP Hồ Chí Minh (Hose) và Hà Nội (Hnx). Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh có thời gian hoạt động lâu hơn và có quy mô lớn hơn rất nhiều so với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và điều quan trọng là các tiêu chí để niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán TP Hồ Chí Minh khó khăn hơn nhiều so với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngoài ra, theo nhận định củaWorldBank thì sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh là sàn giao dịch chứng khoán chính của Việt Nam. Từ những nghiên cứu trƣớc và các phân tích trên thì kỳ vọng có sự khác nhau trong mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch này.
1.3.8. Mức độ độc lập của hội đồng quản trị
Mức độ độc lập ở đây đƣợc hiểu là có bao nhiên thành viên kiêm nhiệm các vị trí quản lí trong tổng số thành viên trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện dự đoán kiêm nhiệm sẽ làm giảm đáng kể vai trò kiểm soát và tăng khả năng thỏa thuận mức thƣởng cho nhà quản trị cấp cao (theo Brako, 2007). Đồng thời, ngƣời kiêm nhiệm dễ dàng thống trị quyền lực và thực hiện những hành vi cơ hội, nguy hại cho các cổ đông khác, từ đó việc kiêm nhiệm sẽ làm giảm mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của TS.Nguyễn Chí Đức và ThS. Hoàng Trọng (2011) về “CEO và tự nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết” nghiên cứu 135 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh năm 2010 cũng đã kết luận rằng khi chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm CEO thì mức độ công bố thông tin doanh nghiệp sẽ giảm.
1.3.9. Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc
Sở hữu nhà nƣớc là một đặc trƣng của nền kinh tế khi nhà nƣớc tham gia vào sở hữu vốn tại doanh nghiệp áp đặt một cơ chế giám sát khá nghiêm ngặt. Chính vì vậy, tồn tại kỳ vọng mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc và mức độ công bố thông tin. Tỷ lệ sở hữu nhà nýớc trong cấu trúc vốn của doanh nghiêp càng cao thì mức độ công bố thông tin càng nhiều (McConnell và Servaes, 1990). Nhƣng khi áp dụng tại nền kinh tế Việt Nam thì nhận định đó không còn đúng. Theo nghiên cứu của TS Phạm Thị Bích Ngọc về “Cấu trúc quyền sở hữu và công bố thông tin - cách tiếp cận ở giác độ doanh nghiệp Việt Nam”, tác giả đã kết luận rằng do đặc điểm của nền kinh tế tại Việt Nam khác với nền kinh tế thế giới nên khi doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp thì mức độ công bố thông tin ít hơn các doanh nghiệp 100% vốn tƣ nhân. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tại Việt Nam có các chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, thậm chí là không công bằng đối với các doanh nghiệp tƣ nhân. Nên việc công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có thể không phải là gánh nặng đối với các công ty thuộc sở hữu nhà nƣớc nhƣ các công ty ngoài nhà nƣớc. Do vậy, đối với nền kinh tế Việt Nam thì tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc đƣợc kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều với mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.
1.3.10. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ở đây tác giả muốn nói đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay phi sản xuất. Nghiên cứu có hay không sự khác biệt về mức độ công bố thông tin giữa ngành sản xuất và phi sản xuất. Do đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất thƣờng có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, nhân sự nhiều hơn nên các doanh nghiệp sản xuất đƣợc kỳ vọng mức độ công bố thông tin sẽ nhiều hơn các doanh nghiệp phi sản
xuất.Theo nghiên cứu của Jeffrey và Marie (2003) về mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty, theo nhóm tác giả, ở góc độ công ty không những các nhóm nhân tố nhƣ quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, kiểm toán và đòn bẩy tài chính ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin mà còn quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Quá trình hoạt động này gồm: quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh và doanh thu xuất khẩu. Trong đó lĩnh vực kinh doanh có ảnh hƣởng đáng kể đến mức độ công bố thông của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của bài luận văn đã trình bày một số vấn đề về thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính cũng nhƣ công bố thông tin và tầm quan trọng của nó đến nhà đầu tƣ, quản lý nhà nƣớc và bản thân TTCK. Cũng trong chƣơng này, tác giả cũng đƣa ra các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin và các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin. Tuy có nhiều kết luận khác nhau nhƣng mỗi nghiên cứu đều đƣa ra những cơ sở riêng để góp phần tìm ra mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin một cách hợp lý nhất. Qua đây, ban đầu hình thành nên hệ thống lý thuyết cũng nhƣ sơ lƣợc các công trình nghiên cứu để có cơ sở tiếp tục bƣớc vào chƣơng tiếp theo là thiết kế nghiên cứu cho bài luận văn.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC
TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu của tác giả là việc xây dựng một mô hình phù hợp để trả lời cho câu hỏi đặt ra.
“Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh cáo cáo tài chính của của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?”
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thì cần kiểm định các giả thiết nghiên cứu để biết đƣợc nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu kiểm định thông qua dữ liệu trên thuyết minh báo cáo tài chính của của các công ty niêm yết và thông tin tài chính trên thị trƣờng chứng khoán. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mô hình mà tác giả đã đƣa ra để đề xuất mô hình hồi quy phù hợp giả thích mối tƣơng quan giữa mức độ công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng mà tác giả đã đề xuất.
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Dựa vào các kết luận của nghiên cứu trƣớc thì quy mô của doanh nghiệp với mức độ công bố thông tin có mối quan hệ thuận chiều tức là doanh
nghiệp có quy mô càng lớn thì có xu hƣớng công bố thông tin càng nhiều để các nhà đầu tƣ, ngƣời quan tâm biết đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ một cách nữa để quản cáo và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán. Hơn nữa, các công ty có quy mô lớn họ thƣờng tuân thủ các quy định, nguyên tắc hơn các công ty nhỏ vì họ luôn nhận đƣợc sự theo dõi nhiều phía và sự giám sát của nhà nƣớc. Vì vậy, họ cần công bố thông tin nhiều hơn để tạo niềm tin cũng nhƣ tránh đƣợc sự soát xét từ phía cơ quan quản lý.
Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC có mối quan hệ thuận chiều.
Giả thuyết này cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận càng cao thì có xu hƣớng công bố thông tin nhiều hơn các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp vì các công ty này muốn giữ đƣợc vị thế của mình trên sàn giao dịch chứng khoán để tăng giá trị cổ phiếu và thu hút nhà đầu tƣ vì doanh nghiệp vừa kinh doanh có lãi vừa minh bạch trong việc công bố thông tin vừa tuân thủ đúng các quy định thì ngƣời quan tâm rất yên tâm để hợp tác kinh