7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty
a. Thị trường của công ty
Siêu thị hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, do đó Siêu thị xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là mọi đối tượng khách hàng sinh sống ởđây.
b. Khách hàng
Hiện nay, khách hàng lớn nhất của Siêu thị là dân số trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và khách hàng những vùng lân cận.
c. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính của Siêu thị hiện nay bao gồm: Siêu thị Metro, Siêu thị BigC, Siêu thị của Nhà sách Lê Lợi và các cửa hàng bán sỉ - lẻ trên TP.Quy Nhơn
d. Tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị
Hiện nay, siêu thị là kênh phân phối sản phẩm rộng rãi, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tại các siêu thị, hàng Việt chiếm từ 90-95% về số lượng sản phẩm với hàng loạt thương hiệu có chất lượng, tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Ngoài ra, siêu thị cũng dành một khu riêng để bày bán các loại hàng hóa địa phương. Đây cũng là một lợi thế giúp cho các sản phẩm hàng hóa của địa phương trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Vào Co.opmart Quy Nhơn, người tiêu dùng rất dễ nhận thấy ngày càng nhiều sản phẩm của Bình Định được bày bán, từ thực phẩm tươi sống, chế
56
biến sẵn, đến các sản phẩm đặc sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp… Nhiều sản phẩm đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như rượu Bàu Đá, nem chả, nước mắm, các loại rau xanh, chả cá, trà Tiến Phát, nước khoáng Life, bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn, bún song thằn An Thái… và được tiêu thụ khá mạnh. Hiện nay, chỉ tính riêng Co.op Mart Quy Nhơn đã bày bán gần 100 mặt hàng sản xuất trên địa bàn tỉnh, từ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề cho đến các sản phẩm nông nghiệp, được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Mặc dù lượng hàng hóa địa phương được bày bán không nhiều bằng Co.opMart Quy Nhơn, nhưng các siêu thị như: Siêu thị của Nhà sách Lê Lợi, BigC… cũng đã bắt đầu bày bán các sản phẩm của Bình Định để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo đại diện các siêu thị, các mặt hàng được đưa vào hệ thống siêu thị phải qua xét duyệt khá chặt chẽ để đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí như: Sự phù hợp của hàng hóa đối với việc kinh doanh trong siêu thị, chất lượng hàng hóa, giá cả, đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt các chứng nhận về chất lượng quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau phải theo tiêu chuẩn... Các sản phẩm phải có công bố chất lượng, đăng ký nhãn mác, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, có phiếu xét nghiệm các hàm lượng theo quy định…
Ông Nguyễn Danh Nhân, Phó Giám đốc Co.opMart Quy Nhơn, cho biết: “Chủ trương của Co.opMart là tăng cường hợp tác với địa phương để tiêu thụ những sản vật đặc trưng của từng khu vực, địa phương. Co.opMart luôn dành những khu riêng biệt để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mỗi tỉnh, thành. Đây cũng là một trong những chủ trương nhằm thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã và đang được triển khai trong toàn hệ thống Co.opMart. Hiện nay, nhiều sản phẩm Bình Định được bày bán tại siêu
57
thị không chỉ được khách du lịch ưa chuộng mà người tiêu dùng trong tỉnh cũng bắt đầu lựa chọn nhiều”.
Muốn đưa được hàng vào bán tại siêu thị, nhà sản xuất phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được những tiêu chuẩn của siêu thị.
Việc đưa hàng vào hệ thống siêu thị ngoài việc mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, còn nhằm tăng cường quảng bá và khẳng định thương hiệu với người tiêu dùng. Điều đáng mừng là ngày càng nhiều sản phẩm Bình Định “có mặt” tại siêu thị. Đây không chỉ là cơ hội cho các cơ sở, doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận với kênh phân phối hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, mà còn giúp người tiêu dùng trong tỉnh tiếp cận các sản phẩm địa phương.