Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NN PTNT việt nam, chi nhánh đắk lắk (Trang 64 - 65)

8. Tổng quan tài liệ u

3.1.1.Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng

Đề án tái cơ cấu các tổ chức tài chính giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều thương vụ sáp nhập diễn ra, tạo điều kiện để thị tường được sắp xếp lại theo một trật tự mới. Trong đó, thương vụ sáp nhập đầu tiên là 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB thành SCB; TrustBank đổi tên thành VNCB; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi tên thành PvcomBank; Habubank nhập vào SHB, Đại Á vào HDBank; TiênPhongBank gọi vốn từ

Doji rồi đổi tên thành TPBank… Vì vậy để tránh bị sát nhập, các ngân hàng

đã đưa các chương trình lãi suất khuyến mại nhằm tăng khả năng huy động vốn, tín dụng lôi kéo khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lâu năm của đối thủ cạnh tranh và cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam

Với tình hình chung của lĩnh vực ngân hàng, Agribank – CN Đắk Lắk cũng chịu sự cạnh tranh khóc liệt của các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Đắk Lắk

Mặc dù, trong năm qua Agribank - CN Đắk Lắk đã có nhiều nổ lực đề

ra các biện pháp, giải pháp huy động vốn hữu hiệu nhưng thị phần đã bị chia sẻ cho các ngân hàng thương mại Cổ phần như Sacombank, Vietcombank.

Agribank - CN Đắk Lắk cũng thực hiện nhiều chương trình Marketing và khuyến mãi nhằm thu hút lượng vốn đảm bảo cho tính thanh khoản và thực

hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách quản trị quan hệ khách hàng mặc dù đã có sự quan tâm từ ngân hàng nhưng chỉ

nằm ở mức hỏi thăm tặng quà, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NN PTNT việt nam, chi nhánh đắk lắk (Trang 64 - 65)