Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 32)

8. Kết cấu luận văn

1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà

Nhà nước về công nghệ thông tin.

Việc thống kê, thanh tra, kiểm tra các quy định của Nhà nước về CNTT giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về ứng dụng CNTT cũng như việc chấp hành đúng nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian, hình thức các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực CNTT, mà cụ thể là việc chấp hành pháp luật về chuyên ngành công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông có thể tiến hành các cuộc thanh tra với các nội dung thanh tra cơ bản như: Việc chấp hành quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong thương mại; việc chấp hành quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin; về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; công nghiệp công nghệ thông tin;...

Hiện nay hàng năm Bộ TT&TT, UBND cấp tỉnh đều tổ chức thống kê, đánh giá ứng độ ứng dụng CNTT của các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một số tỉnh đã tiến hành thống kê và đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚ I CÔNG TÁC QLNN VỀ CNTT 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên: Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ đều có điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó sẽ quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến công tác QLNN. Chẳng hạn đối với những địa phương có địa hình đồi núi, giao thông hiểm trở, việc QLNN của các Sở, Ngành ở tỉnh đối với các huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì đường xá đi lại không thuận tiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đối với các phòng, ban

chuyên môn của huyện. Đặc biệt đối với công tác QLNN về CNTT thì địa hình sẽ tác động đến việc xây dựng hạ tầng CNTT, việc xây dựng và kết nối mạng diện rộng của tỉnh đến các huyện.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Quản lý CNTT trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi kinh tế - xã hội. Chẳng hạn đối với những tỉnh nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, môi trường kinh tế, xã hội kém phát triển thì trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, thói quen ứng dụng CNTT phục vụ tra cứu thông tin, đăng ký, thực hiện các thủ tục hành chính qua môi trường mạng của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng khi tham gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp chưa cao dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn, thách thức.

1.3.2. Môi trường pháp lý quản lý CNTT

Môi trường pháp lý là cơ sở để thực hiện QLNN đối với mọi ngành nghề nói chung, quản lý lĩnh vực CNTT nói riêng. Chính vì thế, để QLNN bất kỳ nước nào cũng phải ban hành các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ công tác quản lý. Ở nước ta, những năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong khi chú trọng đến vị trí, vai trò của CNTT, đã ban hành nhiều đạo Luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động, quản lý và phát triển về CNTT. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế cùng với nhiều đạo Luật, pháp lệnh liên quan đến CNTT được ban hành như Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật CNTT ngày 29/6/2006… và hàng trăm các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật đã thực sự là kim chỉ nam cho ứng dụng CNTT phát triển và là hành lang, môi trường pháp lý quan trọng trong quản lý CNTT ở nước ta.

1.3.2. Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư là điều kiện đảm bảo cho phát triển một ngành, một lĩnh vực kinh tế nhất định. Đặc biệt đối với lĩnh vực CNTT, là một ngành mới, non trẻ, chính sách đầu tư càng có vị trí quan trọng. Ở nước ta, Luật CNTT quy định chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT, theo đó Nhà nước ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

1.3.3. Tổ chức bộ máy QLNN về CNTT

Tổ chức bộ máy QLNN là điều kiện để tổ chức thực thi QLNN về CNTT, chỉ đạo và điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT. Thể hiện ở chỗ hệ thống bộ máy quản lý được hình thành từ Trung ương đến cơ sở. Ở nước ta, Luật CNTT quy định Chính phủ thống nhất QLNN về CNTT trên cơ sở hình thành các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương. Mỗi địa phương tuỳ theo từng điều kiện cụ thể sẽ phải tổ chức bộ máy QLNN sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế các sai phạm. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý.

1.3.4. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho quản lý và phát triển CNTT. Sự phát triển của CNTT suy đến cùng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho quản lý và phát triển CNTT, ở nước ta Luật CNTT đã quy định chính sách của Nhà nước về phát

triển nguồn nhân lực CNTT. Theo đó, Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Nhà nước quy định các chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TỈNH KON TUM

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT - XH CỦA TỈNH KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc; có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.

Địa hình: phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:

- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn

Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.

- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C. Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế tỉnh Kon Tum tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 13,94%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 718 USD năm 2010 lên 1.555 USD năm 2015.

hướng dịch chuyển đầu tư vào nông nghiệp với tốc độ tăng bình quân 7% năm. Đến cuối năm 2015 diện tích trồng cây cà phê trên địa bàn tỉnh đạt 14.866 ha, tăng 3.216 ha so với năm 2010, diện tích cây cao su đạt 74.653 ha tăng 30.783 ha so với năm 2010.

Ngành công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng bình quân gần 16,7%/năm. Đã phát triển một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước như các sản phẩm đồ gỗ, cà phê... Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được quan tâm đầu tư, thu hút được nhiều dự án đầu tư; nhiều làng nghề thủ công truyền thống từng bước được khôi phục và phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là trung tâm thương mại cấp huyện, chợ cụm xã, cửa hàng thương mại ở các xã không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Hạ tầng khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được quan tâm đầu tư; các khu, tuyến, điểm du lịch được đầu tư và đưa vào khai thác; đã phát triển một số sản phẩm, loại hình du lịch như du lịch văn hóa, cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm, thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh bình quân hàng năm tăng 17,85%, tổng doanh thu hoạt động du lịch năm 2015 đạt gần 130 tỷ đồng.

Về hành chính: Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 9 Huyện, Trong đó có với 97 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 6 thị trấn, 10 phường và 86 xã. Thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ -Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm. Theo Tổng cục thống kê, dân số tỉnh Kon Tum năm 2015 đạt khoảng 495.900 người. Mật độ dân số trung bình trên 51 người/km², bằng 50% mật độ trung bình của Tây Nguyên (103 người/km²) và 18% mật độ trung bình của cả nước (277 người/km²). Dân số

tỉnh Kon Tum vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn với 66% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Kon Tum chiếm 32% dân số toàn tỉnh, còn lại 68% phân bổ tương đối đồng đều ở các huyện còn lại. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 trên 317 ngàn người, chiếm 64% số dân toàn tỉnh, trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 298 ngàn người, chiếm 94% nguồn lao động.

2.1.3. Tình hình bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin của tỉnh Kon Tum của tỉnh Kon Tum

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ- CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, ngày 20/3/2008 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 235/2008/QĐ-UBND, về việc thành lập Sở TT&TT tỉnh Kon Tum. Cùng với đó ngày 01/9/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 40/2008/QĐ-UB, ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT tỉnh Kon Tum. Theo Quyết định này, Sở TT&TT có chức năng: tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về: Báo chí, xuất bản; Bưu chính và chuyển phát; Viễn thông và internet; Truyền dẫn phát sóng; Tần số vô tuyến điện; CNTT, điện tử; Phát thanh và truyền hình; Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; Quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Để chỉ đạo và điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh Kon Tum, ngày 04/6/2014 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh Kon Tum. Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh có nhiệm vụ: Tham mưu cho UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động ứng

dụng và phát triển CNTT trên địa bàn toàn tỉnh; giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về ứng dụng và phát triển CNTT; chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc phát triển và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển KT - XH của tỉnh; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách, chiến lược và các chương trình dự án về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.

Bên cạnh đó để giúp Sở TT&TT triển khai các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh và vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 25/10/2006 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm CNTT và truyền thông. Ngày 30/09/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 204/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm CNTT và Truyền thông, Trung tâm có chức năng: giúp Giám đốc Sở TT&TT triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 32)