Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)

8. Kết cấu luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế tỉnh Kon Tum tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 13,94%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 718 USD năm 2010 lên 1.555 USD năm 2015.

hướng dịch chuyển đầu tư vào nông nghiệp với tốc độ tăng bình quân 7% năm. Đến cuối năm 2015 diện tích trồng cây cà phê trên địa bàn tỉnh đạt 14.866 ha, tăng 3.216 ha so với năm 2010, diện tích cây cao su đạt 74.653 ha tăng 30.783 ha so với năm 2010.

Ngành công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng bình quân gần 16,7%/năm. Đã phát triển một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước như các sản phẩm đồ gỗ, cà phê... Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp được quan tâm đầu tư, thu hút được nhiều dự án đầu tư; nhiều làng nghề thủ công truyền thống từng bước được khôi phục và phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là trung tâm thương mại cấp huyện, chợ cụm xã, cửa hàng thương mại ở các xã không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Hạ tầng khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được quan tâm đầu tư; các khu, tuyến, điểm du lịch được đầu tư và đưa vào khai thác; đã phát triển một số sản phẩm, loại hình du lịch như du lịch văn hóa, cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm, thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh bình quân hàng năm tăng 17,85%, tổng doanh thu hoạt động du lịch năm 2015 đạt gần 130 tỷ đồng.

Về hành chính: Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 9 Huyện, Trong đó có với 97 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 6 thị trấn, 10 phường và 86 xã. Thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ -Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm. Theo Tổng cục thống kê, dân số tỉnh Kon Tum năm 2015 đạt khoảng 495.900 người. Mật độ dân số trung bình trên 51 người/km², bằng 50% mật độ trung bình của Tây Nguyên (103 người/km²) và 18% mật độ trung bình của cả nước (277 người/km²). Dân số

tỉnh Kon Tum vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn với 66% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Kon Tum chiếm 32% dân số toàn tỉnh, còn lại 68% phân bổ tương đối đồng đều ở các huyện còn lại. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 trên 317 ngàn người, chiếm 64% số dân toàn tỉnh, trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 298 ngàn người, chiếm 94% nguồn lao động.

2.1.3. Tình hình bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin của tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)