Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 68 - 69)

8. Kết cấu luận văn

2.4.1. Những mặt tích cực

Giai đoạn 2010- 2015, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác ứng dụng và phát triển CNTT. Đồng thời, trong các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các chương trình, dự án đều gắn với việc đề ra nhiệm vụ, lồng ghép các nội dung về ứng dụng và phát triển CNTT. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, kịp thời.

Nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, cơ bản cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến lên môi trường mạng, cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử đầy đủ, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính…

Việc triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT (thư điện tử, phần mềm văn phòng điện tử (eOffice), hệ thống giao ban trực tuyến, các ứng dụng chuyên ngành khác…) đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên bám sát nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử, tăng cường năng lực của cơ quan hành chính, thực hiện công khai minh bạch, phục vụ có hiệu quả công tác cải cách

hành chính. Nhiều mục tiêu đề ra trong quy hoạch đã đạt được như: Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước (Phần mềm eOffice đã triển khai tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố); Số trường trung học phổ thông được trang bị phòng máy, kết nối internet và đưa tin học trở thành môn bắt buộc đạt 100%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước kết nối đến cấp huyện đạt 100%; Số cán bộ, công chức biết sử dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ đạt 100%; Số cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ phụ trách CNTT đạt 100%; Số cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh có cán bộ lãnh đạo CNTT đạt 100%; Hoàn thiện mạng nội bộ (LAN) tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước đạt 100% (riêng UBND huyện Ia H’Drai mới thành lập chưa đảm bảo mạng nội bộ); Trang thông tin điện tử của tỉnh đã được nâng cấp lên Cổng thông tin điện tử; 100% Bưu điện Văn hóa xã có kết nối Internet.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 68 - 69)