8. Kết cấu luận văn
2.2.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
*Hạ tầng kỹ thuật các cơ quan Đảng của tỉnh
Hiện nay, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, các Đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy đều có mạng máy tính nội bộ; các Đảng ủy Công an, Quân sự, Biên phòng mỗi đơn vị có 2 bộ máy tính, 2 máy in và modem kết nối qua đường điện thoại; 41 đảng ủy xã, phường, thị trấn, mỗi đơn vị có 1 bộ máy tính, 1 máy in và modem kết nối qua đường điện thoại. Tổng số thiết bị đã trang bị là: 37 máy chủ, 246 máy trạm, 10 hệ thống chống sét lan truyền (Văn phòng Tỉnh ủy và 9 huyện ủy, thành ủy) và đầy đủ các thiết bị phụ trợ như: Firewall, router, hub-switch, máy quét, máy in, ổ cứng sao lưu dữ liệu...; riêng Văn phòng Tỉnh ủy được trang bị thêm 1 IPS và 1 máy chiếu.
Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy có tổng số 290 máy trạm hoạt động tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Ngoài ra, hầu hết mỗi cơ quan đều có từ 3 đến 10 máy tính kết nối internet, tách biệt với mạng máy tính nội bộ của cơ quan.
* Hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan hành chính Nhà nước
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 29/30 đơn vịđược kết nối mạng nội bộ LAN; có khoảng 106 máy chủ, trong đó cấp tỉnh 67 máy chủ, cấp huyện 39. Máy tính PC tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có khoảng 2.132 máy, số máy tính kết nối internet đạt khoảng 97%, hầu hết cấu hình máy tính ở mức độ trung bình. Tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức cấp tỉnh ước đạt 87,5%; ở cấp huyện ước đạt 64,6%; cấp xã ước đạt 45%.
Trang thông tin điện tử của tỉnh đã được nâng cấp lên Cổng thông tin điện tử (Portal) đảm bảo phát huy tốt hiệu quả, chuyển tải hầu hết các thông tin chỉ đạo, điều hành, hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên toàn tỉnh có 29/30 đơn vị có trang thông tin điện tử (UBND huyện Ia H’Drai chưa có trang TTĐT) và đã liên kết vào Cổng thông tin điện tử.
Cuối năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đầu tư cho tỉnh hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin theo dự án thí điểm “Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước”; Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận và đặt hệ thống tại Trung tâm CNTT&TT.
Đối với các đơn vị giáo dục, đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thay thế hệ thống 03 serverweb, firewall mới, mạnh chạy các và cơ sở dữ liệu nhân sự Cán bộ, giáo viên và nhân viên (PMIS) đặt tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Các đơn vị trực thuộc (các trường Trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, các trường thực hành sư phạm, trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học) đều có máy tính kết nối mạng LAN giữa các bộ phận và kết nối Internet phục vụ công tác quản lý. Hầu hết các đơn vị có phòng máy tính kết nối mạng LAN và với Internet phục vụ việc học tập của học sinh. Sở GDĐT ký kết hợp tác với Viettel (trên cơ sở hợp tác của Bộ GDĐT và Tổng công ty Viettel) kết nối cáp quang miễn phí đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Hiện nay tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đều có kết nối Internet. Tuy nhiên đa số hệ thống máy vi tính ở các trường THPT được đầu tư từ năm 2006 đến nay đã lạc hậu dẫn đến việc dạy môn Tin học và sử dụng phòng máy vi tính để dạy các môn khoa học khác gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường Tiểu học và Trung học cơ sở chưa có phòng máy vi tính nên không triển khai dạy học môn Tin học được.
scanner; 03 máy photocopy; 100% máy vi tính được kết nối mạng LAN và internet. Tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế: 100% đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã được trang bị máy vi tính, máy chiếu và kết nối Internet băng thông rộng. Tổng số máy vi tính trong ngành khoảng trên 900 máy, cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc trong Ngành Y tế.Tuy nhiên, đa số máy vi tính của các đơn vị trong Ngành có cấu hình ở mức độ trung bình hoặc thấp chỉ đảm bảo đáp ứng ở mức độ tối thiểu cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động văn phòng. Bảng 2.2. Xếp hạng hạ tầng kỹ thuật CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương qua các năm 2011-2013
STT Tên tỉnh/TP Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Đà Nẵng 5 6 9
2 TP. Hồ Chí Minh 12 10 11
3 Hà Nội 25 5 7
4 Kon Tum 31 50 61
5 Đắk Nông 55 52 46
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm từ 2011 đến 2013, Bộ TT&TT)
2.2.2. Phát triển ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước
Giai đoạn 2010-2013, mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của tỉnh Kon Tum vẫn còn tương đối thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bảng 2.3. Xếp hạng ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua các năm 2010-2013
STT Tên tỉnh/TP Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Đà Nẵng 2 1 1 2
2 TP. Hồ Chí Minh 4 2 3 12
3 Hà Nội 30 11 4 1
4 Kon Tum 50 52 42 52 5 Đắk Nông 59 62 50 50
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2013, Bộ TT&TT)
*Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng
Đối với các cơ quan Đảng, hiện nay các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm dùng chung do Trung ương chuyển giao được triển khai đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định. Về ứng dụng chương trình xử lý công văn để đăng ký, quản lý, theo dõi, chuyển xử lý văn bản đến, phát hành văn bản đi được thực hiện hiệu quả, nề nếp tại văn thư trong hầu hết các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy. Tính đến 31-3-2015 đã cập nhật được: 213.125 bản ghi văn bản đến, 123.904 bản ghi văn bản đi,với tổng dung lượng gần 20GB. Chương trình gửi nhận văn bản được sử dụng để gửi, nhận một số văn bản điện tử không có độ mật song song với gửi bản giấy giữa Văn phòng Tỉnh ủy với Văn phòng Trung ương Đảng.
Thư điện tử (trên Lotus Notes) được cán bộ, công chức sử dụng tương đối thường xuyên để trao đổi, xử lý thông tin phục vụ kịp thời sự lãnh đạo của cấp ủy. Cơ sở dữ liệu Văn kiện Đảng được cập nhật theo đúng hướng dẫn của Văn phòng Trung ương; đã cập nhật được hơn 26 nghìn bản ghi với tổng
dung lượng gần 1.5 GB; hiện tại toàn bộ cơ sở dữ liệu Văn kiện Đảng bộ tỉnh đã được Trung ương kiểm tra, thẩm định chuẩn bị đưa ra khai thác, sử dụng. Cơ sở dữ liệu Mục lục hồ sơ lưu trữ phục vụ cho việc quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ được cập nhật đầy đủ tại Kho lưu trữ Tỉnh ủy và tương đối đầy đủ đối với một số huyện ủy, thành ủy.
Phần mềm quản lý tài chính, tài sản của Đảng (phần mềm kế toán HCSN, phần mềm quản lý đảng phí, phần mềm tổng hợp và quản lý tài sản) được ứng dụng đầy đủ, hiệu quả tại kế toán của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy. Phần mềm quản lý hồ sơ đảng viên được cập nhật thường xuyên, tính đến 30-6-2015 cập nhật được 22.400/23.579 hồ sơ (đạt xấp xỉ 95%). Tuy nhiên, việc cập nhật phiếu bổ sung hồ sơ hàng năm chưa được chú trọng thực hiện. Phần mềm chuyên ngành kiểm tra Đảng đã triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng, cập nhật dữ liệu đến các huyện ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Tuy nhiên, việc cập nhật đạt kết quả thấp, một phần do phần mềm xây dựng thiếu tính thực tế, những hồ sơ kiểm tra không đúng trình tự theo quy định hoặc lưu giữ không đầy đủ đều không thể cập nhật được.
* Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước
Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của CQNN tỉnh Kon Tum thời gian qua được tăng cường triển khai và đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn 2008-2015, đã tiến hành trang bị hệ thống chống thư rác (safemail) của hệ thống thư điện tử của tỉnh, tuy vậy hiện nay hệ thống thư điện tử của tỉnh đã xuống cấp và không còn hoạt động, Văn phòng Chính phủ đã cấp 113 tài khoản thư điện tử công vụ của Chính phủ cho các đơn vị và lãnh đạo đơn vị. Việc sử dụng hộp thư điện tử Chính phủ trong công tác xử lý văn bản đã giúp cho các đơn vị tiết kiệm thời gian, chi phí; công việc được xử lý một cách nhanh chóng, đảm bảo tiến độ. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, đến nay tình hình sử dụng hộp thư điện tử, công vụ có chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện một cách thường xuyên; tỷ lệ các đơn vị sử dụng hộp thư điện tử công vụ đạt khoảng 63%.
Hiện nay tất cả các trang TTĐT của các đơn vị đều đã cung cấp thủ tục hành chính ở mức độ 2; có 02 đơn vị cung cấp 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, cụ thể: Cấp giấy phép kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư); Đổi giấy phép lái xe (Sở Giao thông Vận tải). Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, chủ yếu là cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm y tế, doanh nghiệp, giáo dục, tài nguyên.
Đối với việc sử dụng văn phòng điện tử, 29/30 đơn vịđã được cài đặt, hỗ trợ, hướng dẫn và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản điện tử và điều hành - eOffice, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đều đã sử dụng thành thạo phần mềm. Việc sử dụng phần mềm hỗ trợ điều hành và quản lý văn bản eOffice đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý công văn đi, đến tại các đơn vị; đa số các đơn vịđã ban hành quy chế quản lý và sử dụng phần mềm văn phòng điện tử eOffice; trên 80% văn bản đến, đi được xử lý qua phần mềm.
2.2.3. Phát triển CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ
Thực hiện Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 20/05/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, hàng năm Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh. Trong giai đoạn 2011- 2015, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ được: 05 website ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp; hổ trợ 07 doanh nghiệp tham gia Cổng thông tin thị trường nước ngoài; xây dựng sàn thương mại điện tử tỉnh Kon Tum; tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí địa phương.
nghệ thông tin – Bộ Công Thương đã tích cực phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử cho các bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, Sở Công Thương hàng năm đã xây dựng Đề án và gửi Bộ Công Thương xem xét quyết định. Trong năm 2015 đã triển khai thực hiên được đề án: Tuyên truyền pháp luật về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Về tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1.500 doanh nghiệp, trong đó đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh đều có máy tính, có kết nối internet và có kết nối mạng LAN, có sử dụng phần mềm kế toán, sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm kê khai thuế giá trị gia tăng. Số lượng doanh nghiệp có kết nối Internet thường xuyên khoảng 70%, có khoảng 5% doanh nghiệp có website riêng với những giao dịch chủ yếu như: Thư điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp khoảng 50% (B2B), doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) khoảng 20%; các ứng dụng khác của TMĐT như thanh toán, quảng cáo, tiếp thị... loại hình B2B khoảng 30%, loại hình B2C khoảng 10%. Việc khai thác thương mại điện tử cũng mới ở cấp độ sử dụng thư điện tử, tìm kiếm thông tin, xây dựng trang web để quảng bá sản phẩm, dịch vụ; chưa mạnh dạn thực hiện một số công việc như: đặt hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến...; chưa sử dụng các ứng dụng nâng cao về quản trị, quản lý hoạt động kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp có website thương mại điện tử còn thấp (khoảng 10%).Do đó hoạt động thương mại điện tử chưa tạo được động lực thúc đẩy, kích thích mạnh mẽ đối với sức mua của thị trường. Nhìn chung việc ứng dụng CNTT
trong quản lý, điều hành, cũng như quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại tại doanh nghiệp còn hạn chế.
2.2.4. Phát triển, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội
a. Ứng dụng CNTT trong Giáo dục
Đến nay tất cả các trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đã xây dựng nhiều bài giảng có ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Phong trào làm và sử dụng bài giảng e - Learning đang được đẩy mạnh ở các trường vùng thuận lợi. Giáo viên tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có nhiều giáo viên đạt giải cao.
Tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đều có kết nối mạng Internet để phục vụ cho việc dạy học và quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều phần mềm tập trung cơ sở dữ liệu, phân quyền sử dụng và quyền quản trị đến các cở sở giáo dục (phần mềm thống kê giáo dục http://thongke.smas.edu.vn, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục mầm non http://qa.eos.edu.vn, trường học kết nối http:// truongtructuyen. edu.vn, hệ thống thông tin phổ cập - chống mù chữ http://pcgd.moet.gov.vn, phần mềm quản lý nhân sự PMIS, phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu được tải về miễn phí tại http://edu.net.vn ...).
Ngoài ra website của nhiều trường có tích hợp các tiện ích tra cứu điểm học tập, thời khóa biểu, cung cấp các văn bản, công văn, biểu mẫu phục vụ cho phụ huynh và học sinh. Đa số giáo viên sử dụng thành thạo máy tính để soạn giáo án, bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm vào dạy học. Nhiều trường thành lập tổ Tin học, bộ phận Tin học phụ trách quản lý và dạy học tin học trong nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đẩy mạnh việc triển khai