NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO Y TẾ VÀ CHÍNH SÁCH BHYT Ở

Một phần của tài liệu LA SON toan van GUI TRUONG 16.7b (Trang 25 - 27)

VIỆT NAM

1.2.1. Nguồn lực tài chính cho y tế ở Việt Nam

Khả năng tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và gánh nặng tài chính ở các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp cung cấp tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Tại nhiều nước đang phát triển nơi mà khả năng thể chế của hệ thống sức khoẻ yếu thì việc cung cấp tài chính một cách công bằng càng trở thành một thách thức lớn hơn. Bởi vậy,

việc kết hợp khả năng thể chế đủ mạnh với một phương pháp cung cấp tài chính tiến bộ có thể giúp tăng cường được khả năng tiếp cận công bằng đối với chăm sóc sức khoẻ của người dân và tránh được nguy cơ là hệ thống chăm sóc sức khoẻ góp phần làm nghèo thêm cuộc sống của những người dân đang có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ [59], [60].

Việt Nam đang trên con đường xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển. Trong công tác khám chữa bệnh, ngoài việc xây dựng mạng lưới và đưa dịch vụ đến gần người dân, một nguồn lực về tài chính đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân đóng vai trò quan trọng. Tổng mức chi của toàn xã hội cho y tế tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 1998-2008, tính theo giá so sánh, tốc độ chi y tế bình quân hằng năm đạt 9,8%. Tổng chi y tế so với GDP tăng qua các năm, đạt 6,4% năm 2008 [14], [78].

Hình 1.5. Tổng chi y tế so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1998-2008

Nguồn lực tài chính công cho y tế nước ta bao gồm ngân sách nhà nước, viện trợ và BHYT tăng lên rõ rệt từ 20% năm 2000 lên 43% năm 2008. Tỷ lệ chi tiền túi từ hộ gia đình cho y tế đã giảm từ 65% năm 2005 xuống còn 52,4% năm 2008 [13], [23], [24].

Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế kế hoạch tập trung được chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Trong bối cảnh đó, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao, chi phí khám, chữa bệnh ngày càng tăng đòi hỏi phải có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển trong điều kiện mới. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 và Hiến pháp năm 1992 đã quy định trách nhiệm của người bệnh khi đi khám, chữa bệnh phải trả một phần viện phí. Theo Phạm Tất Dong và cộng sự, thu một phần viện phí đã thu được những kết quả và tác động tích cực: tạo được nguồn thu đáng kể cho các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến trên; góp phần giảm tình trạng bao cấp có tính cào bằng, nâng cao ý thức chủ động của người dân đối với việc chăm sóc sức khoẻ; cải thiện công tác quản lý tại một số bệnh viện, đặc biệt là trong quản lý các nguồn tài chính; góp phần nâng cao thu nhập của cán bộ y tế. Chính sách viện phí cũng có những tác động tiêu cực: làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của những người có mức sống thấp; chi phí khám chữa bệnh cũng là nguyên nhân đẩy một bộ phận dân số vào tình trạng nghèo đói; viện phí góp phần làm tăng sự không công bằng trong việc cung cấp tài chính cho y tế giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, viện phí gây ra sự bất công về thu nhập của cán bộ y tế giữa các vùng. Viện phí có thể được coi như một trong các nội dung xã hội hoá công tác y tế, nhưng đó chỉ là một giải pháp tình thế để huy động thêm nguồn lực tài chính cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân để khắc phục những khó khăn về tài chính [61].

Cùng với chính sách thu một phần viện phí, chính sách BHYT ra đời đã góp phần tăng khả năng huy động kinh phí, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế. Sau gần 20 năm thực hiện, BHYT bao phủ 61% dân số, tỷ lệ đóng góp của quỹ BHYT trong tổng chi y tế quốc gia tăng nhanh từ 7,5% năm 2005 lên 17,6% năm 2008 [13].

Một phần của tài liệu LA SON toan van GUI TRUONG 16.7b (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w