C v= ΣQ mi g i Ft
3.3.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công
Chi phí nhân công được phản ánh thông qua chỉ tiêu tiền lương và quỹ lương trong DN. Tiền lương là một khoản mục chi phí thường chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý tốt và tiết kiệm chi phí nhân công
sẽ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Hiện nay,ở các DN phổbiến áp dụng 2 hình thức trả công lao động:
Trảlương theo thời gian, được quy định theo từng loại công việc, chức vụ,
thâm niên, tay nghề và thời gian làm việc.
Trảlương khoán, được quy định theo khối lượng công việc thực hiện, ví dụ lượng khoán trên một đơn vịsản phẩm, khoán khối lượng cho một công lao động...
Lương theo thời gian thường thuộc nhóm chi phí cố định, áp dụng đối với nhân viên quản lý hành chính, lương khoán thường thuộc nhóm chi phí biến đổi, áp dụng đối với nhân viên sản xuất.
Trong một DN, quỹ tiền lương bao gồm quỹ lương thời gian và quỹ lương sản phẩm và nó cũng bao gồm lương cố định và lương biến đổi.
Nội dung phân tích khoản mục chi phí lao động được phân tích chủ yếu qua các chỉ tiêu: Tổng quỹ lương (QL); t ỷ trọng phí tiền lương (TfL) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng quỹlương (QL) và tổng doanh thu (D); Tiền lương bình quân (Lb).
Nếu gọi: QL : Tổng quỹlương (Tổng chi phí tiền lương). +QL=Số lao động bình quân (LÐ) x Tiền lương bình quân 1 lao động (Lb) QL= LÐ x Lb QL= QLBÐ +QLCÐ (QLBÐ: Quỹlương biến đổi và QLCÐ: Quỹlương cố định). TfL: (Tỷ trọng phí tiền lương)= (QL/D)x 100 Lb: (Lương bình quân 1 lao động )=QL/LĐ
Nhưng, khi nghiên cứu phân tích năng suất lao động ở chương 2, chúng ta đã
biết chỉ tiêu năng suất lao động (NSLÐ) được xác định như sau:
+ Năng xuất lao động bình quân 1 lao động = Tổng doanh thu/LĐ =D/LĐ Từ các chỉ tiêu đã nêu trên chúng ta có thể thiêt lập mối quan hệ giữa khoản
mục chi phí tiền lương thông qua quỹlương với các nhân tố có liên quan như sau:
QL= LÐ x Lb= NSLDD ×Lb
Phương pháp phân tích là sosánh các chỉ tiêu tổng chi phí lươ ng (quỹ lương)
và tỷ trọng phí lương (TfL) giữa thực tế với kế hoạch hay cũng có thể so sánh qua 2
năm để đánh giá sự biến động vềquỹ lương, nhưng phải đặt trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng để xem xét.
Tuy nhiên, sự tăng giảm theo số tuyệt đối của tổng chi phí lương chưa có thể
nói lên được ý nghĩa kinh tế trong việc quản lý chi phí và quản lý tiền lương. Nó cũng không thể phản ánh hết được sự tiết kiệm hay bội chi, cũng không thể phản ánh hiệu
quảlao động tốt hay kém hơn. Tương tự, chỉ tiêu lương bình quân cũng không phản ánh vấn đề vềsự tiết kiệm hay bội chi vềquỹ lương, tính hiệu quả hay kém hiệu quả
trong việc quản lý và sử dụng lao động.
Vì vậy, để có căn cứ đánh giá tương đối chính xác về chi phí lương, ta có thể
phân tích kết hợp quỹ lương với phân tích dựa vào tỷ trọng phí hoặc so sánh giữa tốc độ tăng quỹ lươ ng so với tốc độ tăng doanh thu. Nếu tỷ trọng phí tiền lương giảm, hoặc nếu mứ c tăng lương bình quân nhỏ hơn mức tăng năng xuất lao động,
hay tốc độ tăng của quỹlương nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thì điều đó có nghĩa là
DN đã quản lý tương đối tốt về quỹ lương, đã đem lại cho DN nhiều lợi ích hơn và ngược lại.
Ví dụ phân tích: Số liệu thu thập một DN về doanh thu, chi phí lương, số lao
động bình quân và năng suất lao động như sau:
Bảng 31: Bảng phân tính quỹ lương (chi phí tiền lương) trong DN
Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch trước nay Mức %