Cấp độ phát triển của hệ thống quảnlý tri thức trong DNVVN Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

HTQLTT trong doanh nghiệp là một tập hợp các thành phần có quan hệ tương

đối với nhau, cùng phối hợp hoạt động đểđạt được một mục tiêu chung là quản trị tri thức. Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp luôn có các hoạt động nhằm xác định, tạo ra, thể hiện và phân phối tri thức, kinh nghiệm cho việc tái sử dụng, lĩnh hội và học tập.Như vậy trong DNVVN có sự hiện diện của một HTQLTT, chỉ có điều có doanh nghiệp thì HTQLTT đầy đủ các thành phần, có doanh nghiệp thì chỉ có một vài thành phần. Để dễ dàng phát hiện HTQLTT trong doanh nghiệp, Chong, S. C & Lin, B. (2009) đã đưa ra cách phân loại chúng theo các cấp độ (KMS Level) như sau:

Bảng 2.1. Cấp độ phát triển của Hệ thống quản lý tri thức trong doanh nghiệp Cấp độ

KMS Ý nghĩa Đặc điểm

Cấp độ 0 Không hiện hữu

Hệ thống quản lý tri thức chưa được công nhận. Doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tri thức.

Cấp độ 1 Khởi đầu

Doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tri thức. Tuy nhiên, doanh nghiệp không có quy trình chuẩn hóa mà được tiếp cận theo xu hướng áp dụng tri thức của mỗi cá nhân trong đơn vị.

Doanh nghiệp bắt đầu triển khai một trong số các thành phần của HTQLTT.

Cấp độ 2

Tái hiện lại bằng quan sát

HTQLTT ở giai đoạn này vẫn chưa được xác định rõ ràng và thể hiện rõ đặc trưng của các yếu tố cấu thành.

Giai đoạn này được phát triển cho đến giai đoạn mà người lao

động mới trong doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc cũ

bằng cách sử dụng các quy trình nghiệp vụđã được công bố. Giai đoạn này chưa đưa ra được một thước đo quản lý tri thức chuẩn để chia sẻ và học hỏi, không gắn với trách nhiệm của cá nhân. Và nếu không khai thác các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết,... cá nhân sẽ dẫn đến làm saị

53

Cấp độ 3 Xác định quy trình

HTQLTT ở giai đoạn này đã xác định được một số yếu tố

cấu thành.

Quy trình, thông tin, tri thức đã được chuẩn hóa và chia sẻ

thông qua việc tổ chức đào tạo, học tập. Tuy nhiên, việc sử

dụng các quy trình này chưa kích thích được sự chủđộng của các cá nhân trong doanh nghiệp, khả năng dẫn đến sai sót caọ Quy trình không phức tạp.

Cấp độ 4

Quản trị

và đo lường

HTQLTT ở giai đoạn này đã được xác định và thể hiện

được đặc trưng của một số yếu tố cấu thành.

Ở giai đoạn này đã có thể kiểm soát và đo lường được quy trình và để hành động khi quy trình không làm việc một cách chính xác. Quy trình được cải thiện liên tục và hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào được thực tiễn. Tuy nhiên, việc tự động hóa các công việc này được thực hiện ở một số bộ phận hoặc đầy đủ nhưng còn hạn chế.

Cấp độ 5 Tối ưu hóa

HTQLTT ở giai đoạn này đã được xác định và thể hiện rõ

đặc trưng của các yếu tố cấu thành.

Quy trình ở giai đoạn này đạt đến cấp độ cao, hơn nữa được cải thiện liên tục và để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Nguồn: Chong, S. C & Lin, B. (2009)

Trên cơ sở cấp độ KMS, với các ý nghĩa và đặc điểm tương ứng, mà Chong, S. C & Lin, B. (2009) đã đưa ra, nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra về cấp độ phát triển của KMS. Đối tượng được hỏi là người lao động tại DNVVN Việt Nam. Quá trình khảo sátthực hiện tại 120 doanh nghiệp trong quý I năm 2016 đã đánh giá được hiện trạng phát triển HTQLTT. Kết quả thống kê mô tả cho thấy tại Việt Nam một số doanh nghiệp đã bước đầu triển khai thành công HTQLTT. Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp chưa có điều kiện triển khai thậm chí chưa nhận thức được vai trò của quản lý tri thức. Kết quảđược mô tả cụ thể theo sơđồ sau:

54

% Hình 2.7. Sơđồ tỷ trọng cấp độ phát triển hệ thống quản lý tri thức

trong các DNVVN ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả trên có trên cho thấy, phần lớn các DNVVN tại Việt Nam đã nhận thức

được tầm quan trọng của quản lý tri thức (chiếm tỷ trọng 80%).Trong đó, hệ thống KMS được tái hiện lại bằng quan sát (cấp độ 2) chiếm tỷ trọng lớn nhất (27%). Bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp chưa nhận thức về KMS chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ (có số lao động <10) nên chưa có điều kiện tính đến việc triển khai KMS.

Tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng HTQLTT ở mức độ tối ưu hóa (cấp độ 5) còn thấp (4%). Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn DNVVN tại Việt Nam quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh kém. Chỉ có một số ít doanh nghiệp được đầu tư xây dựng bài bản và có đủ nguồn lực để triển khai đồng bộ

55

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)