Những chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 32 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào ngành

ngành công nghiệp

a) Số lượng dự án đầu tư được thu hút

Số lƣợng dự án đầu tƣ đƣợc thu hút là số dự án mà nhà đầu tƣ đồng ý bỏ vốn ra kinh doanh tại địa phƣơng và đƣợc địa phƣơng chấp thuận cấp phép. Số lƣợng dự án đƣợc thu hút phản ánh kết quả công tác thu hút đầu tƣ của địa phƣơng, tăng số lƣợng các dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Để tăng số lƣợng dự án đầu tƣ đòi hỏi phải thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, vì vậy việc tìm kiếm nhà đầu tƣ và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ là một yêu cầu quan trọng đặt ra cho mỗi ngành, địa phƣơng hiện nay.

b) Quy mô vốn đầu tư được thu hút

Quy mô vốn đầu tƣ đƣợc thu hút là lƣợng vốn đƣợc phân bổ cho một dự án đầu tƣ đƣợc quy đổi giá trị bằng tiền. Quy mô vốn có thể cho ta thấy đƣợc dự án đầu tƣ đó là lớn hay nhỏ, có ảnh hƣởng rộng hay hẹp… đến lĩnh vực cần thu hút. Quy mô vốn cũng thể hiện phần nào tầm quan trọng của một dự án đầu tƣ đƣợc thu hút.

Quy mô vốn đầu tƣ phù hợp có vai trò quan trọng đến việc quyết định hoạt động và hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ.

c) Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư

Lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ là những lĩnh vực công nghiệp mà địa phƣơng có tiềm năng và nhu cầu cần thu hút đầu tƣ. Việc xác định đúng các lĩnh vực công nghiệp cần thu hút sẽ đảm bảo cho địa phƣơng phát triển đúng hƣớng, phù hợp với các mục tiêu của địa phƣơng và mục tiêu phát triển của quốc gia, phát huy đƣợc những lợi thế so sánh của địa phƣơng.

Địa phƣơng cần lập danh sách sơ bộ các ngành công nghiệp có khả năng hƣớng tới, chọn những ngành công nghiệp phù hợp nhất với chính sách của địa phƣơng. Từ đó đƣa ra danh sách những ngành cần thu hút có tiềm năng tại địa phƣơng. Cần lƣu ý những lĩnh vực công nghiệp này cần phải nằm trong danh mục lĩnh vực đầu tƣ không bị cấm của pháp luật, đảm bảo môi trƣờng.

d) Nguồn thu hút vốn đầu tư

Nguồn thu hút vốn đầu tƣ là nguồn gốc sở hữu của vốn đầu tƣ theo loại hình kinh tế, lãnh thổ kinh tế. Nguồn thu hút vốn đầu tƣ thể hiện tính đa dạng của chủ sở hữu vốn đầu tƣ và mức độ năng động của việc thu hút vốn đầu tƣ. Tất cả các nguồn vốn này đều phục vụ yêu cầu đầu tƣ và phát triển sản xuất và đều có vị trí hết sức quan trọng, cần đƣợc chú ý khi xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế và chính sách thu hút vốn đầu tƣ.

e)Vốn đầu tư thực hiện

Vốn đầu tƣ thực hiện là số vốn thực tế nhà đầu tƣ đã chi ra (đã đƣợc giải ngân) để thực hiện mục đích đầu tƣ. Mức độ giải ngân vốn đầu tƣ phụ thuộc vào tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tƣ và năng lực tài chính của nhà đầu tƣ, tiến độ triển khai dự án càng nhanh thì dự án sẽ càng sớm hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ. Để đạt đƣợc mục đích này một mặt về phía nhà đầu tƣ phải có đủ năng lực

kỹ thuật và tài chính để triển khai dự án đầu tƣ, mặt khác về phía chính quyền nơi cấp phép cho nhà đầu tƣ cũng cần có chính sách, biện pháp hỗ trợ nhà đầu tƣ sau khi đƣợc cấp phép.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)