Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 43 - 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vƣơng quốc Cămpuchia. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.125,4 km2 (chiếm 24% diện tích vùng Tây Nguyên và 4% diện tích cả nƣớc). Tính đến hết năm 2013, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1,82 triệu ngƣời, mật độ dân số khoảng 139 ngƣời/km2

.

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Buôn Hồ và 13 huyện là Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cƣ M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Krông Păk, Krông Bông, Krông Ana, Cƣ Kuin và huyện Lắk.

Đắk Lắk có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Lắk (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với TP. Nha Trang (Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc; có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay trong nƣớc; trong tƣơng lai có tuyến đƣờng sắt Đắk Lắk - Phú Yên. Những mạng giao thông liên vùng

đó là điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lƣu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả nƣớc, tăng cƣờng khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về mở rộng thị trƣờng và hợp tác kinh tế.

b) Địa hình

Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nƣớc biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lƣợn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích khoảng 371 km2, chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.

c) Khí hậu

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau (khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp), mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 (khí hậu ẩm và dịu mát, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 230C, nhiệt độ cao nhất 370C (tháng nóng nhất là tháng 4); nhiệt độ thấp nhất 140C (tháng lạnh nhất vào tháng 12).

d) Tài nguyên khoáng sản

Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Các khoáng sản chủ yếu là:

- Caolin đƣợc dùng trong nguyên liệu gốm sứ có trữ lƣợng P là 36,9 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở M'Đrắk, Ea Kar.

- Fenspat có 2 mỏ với tổng trữ lƣợng 2,74 triệu tấn (mỏ Krông Hnăng ở M'Đrăk có trữ lƣợng 0,74 triệu tấn, mỏ Iak Bo của huyện Ea Kar có trữ lƣợng 2 triệu tấn), đƣợc khai thác và cung cấp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ.

- Cát, cuội sỏi xây dựng phân bố ở các thềm sông suối, các vùng trũng trong sông suối tại các huyện Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Krông Pắk, EaH'leo, Buôn Ma Thuột.

- Đá khai thác phục vụ cho xây dựng có đá granit ở Ea H'leo, Krông Bông, trữ lƣợng ƣớc tính gần 1 tỷ m3; đá bazan...hiện đang đƣợc khai thác, tuy nhiên mức độ khai thác chƣa hợp lý và rất lãng phí.

- Than bùn với 20 khu vực chứa than bùn, phân bố rải rác trên toàn địa bàn tỉnh. Các mỏ than bùn điển hình nhƣ: Ea Pôk, Buôn Ja Wầm, Cuôr Đăng - Cƣ Mgar, Ea Ktur - Krông Ana... Ngoài các loại khoáng sản kể trên tỉnh còn có thể khai thác một số loại khoáng sản khác nhƣ quặng chì, kẽm, fluorit...

e) Tài nguyên rừng

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó gần 620.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng là 50%. Ở đây có vƣờn quốc gia Yôk Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vƣờn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin (huyện Krông Bông – Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (huyện Lắk) và rừng lịch sử văn hóa môi trƣờng Hồ Lắk (huyện Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), mỗi khu có diện tích từ 20-60 nghìn ha.

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái (rừng kín lá rộng, rừng thƣờng xanh quanh năm, rừng lá kim á nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mƣa mùa nhiệt đới, rừng thƣa, rừng hỗn giao tre nứa,

thảm cỏ tự nhiên...) với hơn 3.000 loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ bazan phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)