Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 53 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

a) Phân theo ngành công nghiệp

Bảng 2.7 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành công nghiệp

ĐVT: %

Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

- CN Khai thác 5,70 5,57 3,33 2,84 3,10 3,08 - CN Chế biến 82,50 75,40 76,67 77,18 77,84 78,64 - Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt và nƣớc 11,80 19,03 20,00 19,98 19,06 18,28

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng thấp nhất và có xu hƣớng giảm dần từ 5,7% năm 2008 xuống còn 3,08% năm 2013, điều này thực chất là do nguồn tài nguyên tỉnh Đắk Lắk không nhiều, chủ yếu là mỏ đá, cát… Tỷ trọng công nghiệp chế biến có xu hƣớng giảm xuống nhƣng vẫn là ngành có vai trò quan trọng nhất trong phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt năm 2013 khi nhà máy cà phê Ngon (nhà máy chế biến cà phê hòa tan lớn nhất châu Á) đi vào hoạt động càng giúp cho ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc có tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2008 chiếm 11,8% so với tỷ trọng toàn ngành nhƣng đến năm 2013 đã tăng lên 18,28%.

b) Phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8 cho thấy cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế cho thấy sự dịch chuyển khác nhau trong giai đoạn 2008 - 2013, tỷ trọng khu vực Nhà nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng còn khu vực ngoài Nhà nƣớc có xu hƣớng giảm.

Bảng 2.8 Chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế ĐVT: % Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 - Nhà nƣớc 15,97 29,32 29,23 26,44 25,03 24,00 - Ngoài Nhà nƣớc 83,37 69,46 69,70 71,90 71,91 72,92 - Đầu tƣ nƣớc ngoài 0,66 1,22 1,07 1,66 3,06 3,08

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cả giải đoạn, năm 2008 chiếm 83,37% đến năm 2013 còn chiếm 72,92%; tỷ trọng khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm 0,66% năm 2008 và tăng lên 3,08% năm 2013. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng giai đoạn này: Sự phát triển nhanh của các DN ngoài Nhà nƣớc cùng với tác động của Luật DN nên khu vực ngoài Nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, trong khi đó khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ có một vài dự án đi vào hoạt động nên tỷ trọng khu vực này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với toàn ngành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh đăk lắk (Trang 53 - 54)