7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Hoạt động hỗ trợ đầu tƣ
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài nhƣ ban hành chính sách ƣu đãi về tín dụng, về lao động, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính… đối với các DN trong và ngoài KCN (theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 05/7/2006 về cơ chế sử dụng Ngân sách địa phƣơng đầu tƣ trong các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và số 43/2007/QĐ-UBND ngày 08/11/2007 về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh đầu tƣ bổ sung một số hạng mục công trình bên trong hàng rào CCN; Nghị Quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015…). Do đó, trong giai đoạn 2008- 2013 tỉnh đã thu hút đƣợc 385 dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 21.645 tỷ đồng, trong đó vốn FDI thu hút đƣợc 1.211,09 tỷ đồng.
Chính sách tín dụng
Đối với các nhà đầu tƣ hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đƣợc áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị Quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:
- Nhà đầu tƣ đƣợc ƣu tiên vay vốn theo quy định của Quỹ đầu tƣ phát triển nếu đáp ứng đủ các điều kiện từ Quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh.
- Trƣờng hợp nguồn vốn của Quỹ đầu tƣ phát triển không đáp ứng đƣợc cho khoản vay, hoặc lĩnh vực đầu tƣ của dự án chƣa đƣợc quy định tại danh mục vay vốn Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh, thì nhà đầu tƣ có thể vay vốn từ Ngân hàng thƣơng mại để thực hiện dự án và đƣợc hỗ trợ lãi vay, tính theo tỷ
lệ phần trăm (%) phần chênh lệch lãi suất giữa Quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh và Ngân hàng thƣơng mại. Tổng số tiền hỗ trợ không quá một tỷ đồng cho mỗi dự án.
- Phƣơng thức hỗ trợ: Hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất cho nhà đầu tƣ theo kỳ thanh toán tiền lãi vay (Ngân hàng thƣơng mại cho vay có trách nhiệm thẩm định dự án để cho vay theo quy định của ngân hàng).
Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có nhà đầu tƣ nào trên địa bàn tỉnh đƣợc hỗ trợ chính sách tín dụng theo Nghị Quyết số 27/2011/NQ-HĐND, do các nhà đầu tƣ không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hay trình tự thủ tục hồ sơ khá phức tạp, gây mất nhiều thời gian, dẫn đến các nhà đầu tƣ nản lòng và không muốn tiếp tục xin hỗ trợ đầu tƣ nữa.
Về đào tạo lao động
Các nhà đầu tƣ nếu không thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ và đáp ứng điều kiện có hợp đồng sử dụng tối thiểu 30 lao động, sử dụng ít nhất 50% tổng số lao động của DN có hộ khẩu thƣờng trú tại tỉnh Đắk Lắk với thời hạn từ 02 năm trở lên, thì đƣợc hƣởng mức hỗ trợ đối với số lao động (áp dụng Quyết định số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk Lắk) nhƣ sau:
- Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề cho lao động chƣa qua đào tạo, nhƣng không quá 2.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với lao động là ngƣời dân tộc thiểu số và không quá 1.500.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với các đối tƣợng lao động làm việc cho dự án đầu tƣ tại địa bàn các phƣờng của thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ;
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề cho lao động chƣa qua đào tạo, nhƣng không quá 3.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với lao động là ngƣời
dân tộc thiểu số và không quá 2.500.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với các đối tƣợng lao động làm việc cho dự án đầu tƣ còn lại trên địa bàn của tỉnh.
- Thời gian cho một khóa đào tạo từ 01 đến 06 tháng; Mỗi ngƣời lao động chỉ đƣợc hỗ trợ đào tạo 01 lần;
- Nhà đầu tƣ chỉ đƣợc hƣởng hỗ trợ đào tạo tối đa 03 năm kể từ khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc đƣợc cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tƣ.
Về kết cấu hạ tầng
- Đối với dự án bên trong KCN, CCN: Nhằm giảm thiểu chi phí thuê hạ
tầng cho nhà đầu tƣ, tỉnh Đắk Lắk có cơ chế sử dụng ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho một số hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng; xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng đƣờng trục chính, hệ thống cổng, tƣờng rào bao quanh CCN; hỗ trợ chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho CCN, chi phí rà phá bom mìn tại Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 05/7/2006 và số 43/2007/QĐ-UBND ngày 08/11/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
- Đối với dự án bên ngoài KCN, CCN: Dự án thuộc các lĩnh vực Công nghiệp đƣợc hỗ trợ kinh phí xây dựng đƣờng giao thông đến hàng rào của dự án theo các mức sau:
+ Dự án đầu tƣ trên địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông và M’Đrắk: đƣợc hỗ trợ 60% tổng mức đầu tƣ nhƣng không quá 06 tỷ đồng cho mỗi dự án.
+ Dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc hỗ trợ 30% tổng mức đầu tƣ nhƣng không quá 02 tỷ đồng cho mỗi dự án.
+ Dự án đầu tƣ trên các địa bàn còn lại trong tỉnh: đƣợc hỗ trợ 40% tổng mức đầu tƣ nhƣng không quá 4 tỷ đồng cho mỗi dự án.
Cải cách thủ tục hành chính
Nhận thức cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tƣ, trong thời gian vừa qua chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình, chính sách về thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhƣ:
- Ban hành Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về Chƣơng trình cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, Quyết định 1479/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 về Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2012-2015. Theo đó, hàng năm tỉnh Đắk Lắk triển khai đồng bộ 6 nội dung chƣơng trình cải cách hành chính công về: Cải cách thể thế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc; xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.
- Ban hành Chƣơng trình cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2012-2015; đồng thời ban hành ban hành Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ.
- Thực hiện công khai, minh bạch các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh, nhất là các chính sách thu hút đầu tƣ, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành; thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án nhằm giúp DN, ngƣời dân tiếp cận, nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan...
- Cùng với đó tỉnh Đắk Lắk cũng triển khai mở rộng hệ thống quản lý hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Nhờ đó, thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đã chuẩn hóa các quy trình hành chính, cải tiến quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính; Rút ngắn thời gian giải quyết, phân định rõ trách nhiệm của cán bộ chuyên môn xử lý hồ sơ và trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan đơn vị; Đáp ứng yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí, thời gian và giúp cho việc kiểm soát hồ sơ tốt hơn để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tƣ.
Tuy nhiên, hoạt động cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế, các chính sách ban hành chƣa đƣợc thực thi triệt để, chƣa tạo đƣợc niềm tin cho nhân dân, điển hình nhƣ:
- Các hoạt động tiến hành còn chậm, chƣa đi sâu, một số cơ quan chuyên môn vẫn chƣa niêm yết công khai về thủ tục hành chính để giải quyết công việc của nhân dân.
- Việc hƣớng dẫn thủ tục hành chính chƣa rõ ràng, thiếu nhất quán trong cùng một cơ quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.
- Việc chấp hành kỷ luật hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chƣa nghiêm túc, hiệu suất làm việc chƣa cao; nhiều chủ trƣơng kế hoạch còn nằm ở bàn giấy, không triển khai đến cơ sở, đến dân.