7. Tổng quan nghiên cứu
3.2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
3.2.1. Môi trường vĩ mô
a. Chính sách của Nhà nước
Cũng như các ngành sản xuất khác, tốc độ phát triển ngàn thép phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành thép. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động phức tạp, nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, trong đó có công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung chịu ảnh hưởng nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói hcung và của ngành thép nói riêng.
Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, từ năm 2010, ngành thép Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Ngành thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi cao về chính sách thuế do thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập WTO kể từ năm 2010 trở đi.
Mặc dù lượng tiêu thụ thép hiện nay của thị trường có cải thiện hơn nhưng nếu so sánh với yếu tố mùa vụ thì sức mua của thị trường vẫn chậm, khiến lượng thép tồn kho chưa giảm được đáng kể. Trong khi đó, thép nhập khẩu tiếp tục tăng, nhất là thép Trung Quốc tăng mạnh càng khiến ngành thép trong nước thêm khó khăn. Đã có nhiều biện pháp được các cơ quan hữu quan của Nhà nước đưa ra nhằm hạn chế nhập khẩu, giảm áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước như áp dụng việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm sắt thép, tăng cường kiểm tra tại các cửa khẩu tránh tình trạng gian lận thương mại… nhưng nhập khẩu sắt thép về nước ta vẫn tiếp tục tăng trong quý 4/2012. Ước tính
lượng sắt thép nhập khẩu về nước ta trong cả năm 2012 sẽ đạt khoảng 7,65 triệu tấn, tăng 3,38% so với năm 2011.
Năm 2012 là một năm hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp thép nước ta. Thị trường bất động sản ảm đạm đã dẫn đến sức mua trên thị trường thép luôn duy trì ở mức thấp cho dù có ở mùa cao điểm về xây dựng như trong quý 4 này. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất thép trong nước, Bộ Công Thương sẽ triển khai các biện pháp nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh của thép nhập khẩu với thị trường trong nước; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại tìm hiểu cơ hội và đầu tư tại các thị trường nước ngoài tiềm năng nhằm tìm đầu ra xuất khẩu cho ngành thép như thị trường Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong mấy tuần gần đây những thông tin “giải cứu” bất động sản được tung ra một cách dồn dập. Từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đến Thủ tướng đều đưa ra thông điệp sẽ cứu bất động sản. Ngoài việc, các cơ quan Nhà nước tuyên bố cứu bất động sản thì nhiều tổ chức khác cũng đưa ra rất nhiều đề xuất để giải cứu thị trường này. Như vậy, hy vọng với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ cùng các doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm khơi thông thị trường bất động sản (đầu ra của vật liệu xây dựng) trầm lắng bấy lâu nay; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2013, trong khi chờ đợi các giải pháp đồng bộ được các cơ quan Nhà nước đưa ra và bước vào thực hiện, thì trước mắt thị trường bất động sản sẽ không có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hơn nữa, vào đầu năm mới đặc biệt là sau Tết Nguyên đán, hoạt động xây dựng thường trầm lắng. Vì vậy tiêu thụ sắt thép trong những tháng đầu năm 2013 dự báo sẽ ở mức thấp.
b. Yếu tố khoa học công nghệ
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. trong giai đoạn hiện nay việc chuyển giao khoa học công nghệ diễn ra một cách thuận lợi hơn giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới kỹ thuật công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm được sức lao động của xã hội, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nền công nghiệp cũng như hoat động của các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nhằm đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nhận thức được điều đó, Công ty cổ phần Kim khí Miền Trung đã và đang triển khai xây dựng một số ứng dụng công nghệ thông tin như: ứng dụng phần mềm trong quá trình hoạt động, hệ thống đường truyền internet cáp quang 6Mbs và đường truyền MegaOne ứng dụng cho hội nghị truyền hình trực tuyến với khách hàng và Công ty mẹ là Tổng công ty thép Việt Nam.
c. Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm thời tiết khí hậu ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên tương đối ổn định, mưa nhiều từ thnags 9 đến tháng 12 và những tháng còn lại trong năm là mùa khô. Mùa khô kéo dài là điều kiện rất tốt cho việc rhi công các công trình xây dựng, các công trình sử dụng các vật liệu kéo theo các công ty kinh doanh trong ngành thép cũng tiêu thụ được phần lớn các mặt hàng của mình. Nhưng đến mùa mưa thì ở đây thường xuyên gây ra thiên tai, lũ lụt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp ngành thép. Do đó, công ty cần phải có chính sách dự phòng phù hợp để lượng hàng tồn kho những tháng cuối năm không quá cao.
Công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung chủ yếu hoạt động tại trường Miền Trung-Tây Nguyên mà trong đó thị phần trọng điểm của công ty là thị trường Đầ Nẵng, một trung tâm đầu mối quan trọng với đầy đủ sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giao dịch, buôn bán và vận chuyển hàng hóa qua các mạng lưới trên khắp cả nước.
3.2.2. Phân tích ngành và cạnh tranh
a. Đặc điểm ngành
Năm 2013 được dự báo sẽ là năm ngành thép gặp khó khăn hơn do suy thoái chung toàn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến, giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng rõ rệt.
Bên cạnh đó, công suất sản xuất một số sản phẩm như thép xây dựng, thép ống, thép cuộn của các doanh nghiệp vượt quá xa nhu cầu trong nước. Hệ quả là lượng dư thừa, tồn kho lớn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Đã vậy, việc xuất khẩu thép cũng gặp khó khăn khi các nước áp dụng nhiều chính sách bảo hộ, hạn chế nhập khẩu.
Thị trường thép là một thị trường hết sức phức tạp, thường xuyên biến động và chịu chi phối bởi thị trường thép thế giới về giá cả và nguồn cung ứng. Hiện nay, thị trường thép Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn, đòi hỏi mức độ cạnh tranh cao do nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, năng lực sản xuất lớn hơn nhu cầu và còn phải đối mặt với sự đe dọa ngày càng lớn từ thép nhập khẩu, đặc biệt là thép xây dựng giá rẻ từ Trung Quốc và các nước ASEAN.
b. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
b1. Năng lực thương lượng của người mua
Những người mua có thể xem như là một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc họ yêu cầu dịch vụ tốt hơn dẫn đến tăng chi phí
hoạt động của các công ty trong ngành. Với số lượng lớn các công ty trong ngành, người mua có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp với chi phí biến đổi thấp do mức độ phụ thuộc của các côgn ty trong ngành đối với người mua cao. Thông tin về các nhà sản xuất trong ngành rất phổ biến, sự minh bạch của thị trường đối với người mua cao. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên làm cho sức mạnh thương lượng của người mua trong ngành ở múc cao, là một sự đe dọa cạnh tranh vì họ ở vị thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc yêu cầu dịch vụ tốt hơn. Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng tổ chức và cá nhân
- Khách hàng là đơn vị, tổ chức thì họ thường mua với một khối lượng lớn và thường đều đặn. Đặc biệt là đối tượng khách hàng này thường có hiểu biết rõ về đặc tính cũng như giá cả của từng mặt hàng thép xây dựng trên thị trường, nên khi mua họ thường chú ý đến chất lượng, giá cả cũng như cả thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Do đó thì việc lôi kéo, thu hút họ để họ mua hàng của công ty lâu dài thì ngoài những chính sách mà công ty đang áp dụng để hỗ trợ cho khách hàng như chính sách phân phối, chiết khấu thương mại… thì công tác quản lý nhân viên bán hàng cần phải được quan tâm để nhân viên bán hàng Công ty có thể tạo được những mối quan hệ tốt, chặt chẽ và dễ dàng hơn trong công việc thực hiện bán hàng với khách hàng.
- Khách hàng tiêu dùng nhỏ lẻ là những người mua hàng với khối lượng nhỏ và rãi rác nhiều nơi trên một địa bàn tương đối rộng. Đối với những khách hàng này thì họ thường xuyên mua với mục đích tiêu dùng cá nhân nên họ có xu hướng quan tâm nhiều đến chất lượng hơn là giá cả của mặt hàng và khả năng đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho hoạt động bán hàng. Mặt khác, thì họ thường có xu hướng thanh toán nhanh khi mua hàng hóa. Vì vậy đòi hỏi các nhân viên bán hàng phải có khả năng giao tiếp tốt để tiếp cận , trình bày giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và phối hợp hỗ trợ cho nhau thực hiện các dịch vụ cần thiết làm cho khách hàng ấn tượng tốt về hình ảnh công ty,
ngày càng có nhiều khách hàng có ấn tượng tốt về hình ảnh Công ty.
b2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Hoạt động kinh doanh thép xây dựng là hoạt động phát triển mạnh ở nước ta. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Mỗi một công ty đều có những thế mạnh riêng và những thị trường và khách hàng riêng sức bảo vệ thị trường và khách hàng của mình. Do vậy việc các công ty này xâm lấn thị trường và lôi kéo khách hàng của công ty khác là rất khó khăn. Đối với Công ty Cổ phần Kim Khí miền Trung có tiềm lực khá mạnh về quy mô và tài chính, việc duy trì được thị phần ở các thị trường trọng điểm đồng thời thâm nhập thì trường mới thành công, đòi hỏi Công ty phải xác định rõ những đối thủ cạnh tranh, cảnh giac cao độ, tìm ra kế sách hợp lý để ứng phó có hiệu quả.
Những đối thủ được Cevimetal xem là đối thủ cạnh tranh chính đó là những công ty cùng cung cấp các sản phẩm thép xây dựng, và chiến lược của họ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trọng điểm của công ty.
Bảng 3.1: Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty
Đối thủ cạnh tranh Sản lượng tiêu thụ
năm 2013 (tấn) Sản phẩm chính Công ty Cổ phần Kim Khí Miền Trung 96.000 Thép xây dựng, thép hình, thép tấm, thép phế liệu, phôi thép
Công ty Cổ phần và đầu tư Nhân Luật 87.000 Thép xây dựng, thép hình, thép tấm, thép góc Công ty Vật tư tổng hợp Quảng Nam 68.000 Thép xây dựng, thép hình
Công ty Thép Lê Hiền 45.000 Thép xây dựng, phế liệu Công ty Thép Thành Phú 25.000 Thép xây dựng, phế liệu
* Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh thép Nhân Luật
Công ty đã được hình thành và phát triển khá lâu đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và có uy tín trên thị trường. Là đối thỉ cạnh tranh trực tiếp của công ty. Hiện công ty có định hường hướng tới chiếm lĩnh thiij trường miền Trung và Tây Nguyên. Thị trường chính của công ty ngoài thị trường miền Trung và Tây Nguyên công ty còn có hệ thống phân phối rộng khắp ở các tỉnh Miền Bắc và Miền Nam.
Công ty cũng sử dụng các hệ thống tuyền thông quảng cáo để khuyết trương tên tuổi của của mình trên trường. Đồng thời dùng mạng internet và trang web của công ty một cách hiệu quả nhằm giúp mọi người nắm bắt và tìm hiểu về công ty thông qua triết lý của công ty đưa ra.
Đối với khách hàng họ luôn cam kết: chỉ cung cấp những sản phẩm, những dịch vụ cần thiết với chất lượng cao nhất cho đời sống con người.
Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, công ty đã xây dựng và khai trương siêu thị thép.
Như vậy công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh thép Nhân Luật có những yếu thế:
-Thị phần lớn nhất trong thị trường kinh doanh thép.
-Là thương hiệu mạnh và đẳng cấp và được khẳng định trên thị trường. -Các sản phẩm của công ty được khách hàng biết đến.
-Các đối thủ cạnh tranh khó xâm nhập vào thị trường và khách hàng truyền thống của công ty.
* Công ty tổng hợp Quảng Nam: là doanh nghiệp kinh doanh có uy tín tại miền Trung. Công ty sở hữu nguồn lao động và công nhân khá lành nghề. Tuy nhiên trên thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận. Ngoài việc là nhà phân phối công ty còn bán hàng
trực tiếp cho doanh nghiệp, cá nhân tiêu dùng. Khả năng cung cấp của công ty chưa cao, hình thưc kinh doanh phân tán, qui mô nhỏ và số lượng hàng ít.
* Công ty thép Lê Hiền và công ty thép Thanh Phú…,những đơn vị kinh doanh này mới được thành lập vài năm trở lại đây. Ngoài việc kinh doanh thép những công ty này còn thu mua phế liệu. Nguồn lực tài chính hiện tại của công ty còn khiêm tốn chưa phát triển mạnh, kinh doanh còn mang tính chất manh mún. Tuy nhiên họ có lợi thế là nhạy bén với sự thay đổi giá trị thị trường và gần gũi với khách hàng.
b3. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Do đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên nguyên vật liệu đầu vào của công ty là sản phẩm thép các loại. Nguồn sản phẩm đầu vào chủ yếu được mua từ các nhà cung cấp trong nước đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng đối với từng loại sản phẩm đảm bảo các sản phẩm đầu vào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và chất lượng và giá cả. Là một đơn vị của thành viên Tổng Công ty thép Việt Nam. Công ty cổ phần Kim khí Miền Trung luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ tổng công ty như là nguồn cung ổn định. Đây là một lợi thế rất lớn đối với công ty hiện nay khi mà mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Mạng lưới kinh doanh của công ty tương đối rộng khắp, do đó công ty có quan hệ với nhiều nhà cung cấp trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các nhà cung cấp Công ty thường liên hệ là:
Bảng 3.2: Các nhà cung cấp của công ty Nhà cung cấp Số lượng mua
(tấn) Tỉ trọng (%) Năng lực sản xuất (tấn) Công ty thép Miền Nam 18.570 27 180.000 Công ty TNHH MTV Hòa Phát 7.465 11 250.000 Công ty Thép Dana-Ý Công ty liên doanh Thép Vinaposco steel (VS)
15.720 23 100.000
Nguồn khác 10.666 15 190.000
(Nguồn: Phòng kế hoạch Kinh doanh)
b4. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Trong xu thế hội nhập ngành nay, nguy cơ các đối thủ tiềm ẩn đến với bên ngoài là rất lớn. Đối với ngành thì không thể không đề phòng các công ty xây dựng vì các công ty này có thể chuyển sang kinh doanh vật liệu xây dựng một cách dễ dàng. Các công ty này có được lợi thế là một công ty xây dựng nên việc tìm kiếm khách hàng của họ cũng không khó. Sở dĩ có nhiều đối thủ tiềm ẩn như vậy là vì:
- Mức độ dễ thâm nhập ngành: Ngành kinh doanh sản phẩm thép kông